700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế
tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm Luật Kinh tế (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật kinh tế, hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh cũng như việc duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Theo hệ thống luật châu Âu – lục địa (continental), hợp đồng mua bán ngoại thương được coi là ký kết vào lúc nào?
A. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp ký vào hợp đồng, từ khi gửi chấp nhận chào hàng vô điều kiện của người được chào hàng trong trường hợp chào hàng cố định
B. Các bên trực tiếp ký vào hợp đồng, từ thời điểm người chào hàng nhận lại đơn chào hàng vô điều kiện từ người được chào hàng gửi tới
C. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp ký vào hợp đồng, từ thời điểm người chào hàng nhận chào hàng vô điều kiện từ người được chào hàng gửi tới (chào hàng tự do)
D. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp ký vào hợp đồng: từ thời điểm người chào hàng nhận chào hàng vô điều kiện từ người được chào hàng gửi tới (chào hàng tự do) theo thuyết tiếp thu
-
Câu 2:
Công ty hợp danh có ít nhất bao nhiêu thành viên là chủ sở hữu công ty:
A. 2 thành viên
B. 3 thành viên
C. 4 thành viên
D. 5 thành viên
-
Câu 3:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, tập trung kinh tế là gì?
A. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
B. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
C. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
D. Là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhật doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác
-
Câu 4:
Khi toà án thụ lý vụ án về 1 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
A. Pháp lệnh trọng tài thương mại.
B. Bộ luật tố tụng hình sự.
C. Bộ luật tố tụng dân sự.
D. Luật phá sản.
-
Câu 5:
Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp được tiến hành theo thủ tục nào?
A. Tố tụng hành chính.
B. Tố tụng thương mại.
C. Tố tụng kinh tế.
D. Tố tụng dân sự.
-
Câu 6:
Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là:
A. 2
B. 3
C. 10
D. 50
-
Câu 7:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, ngay sau khi có quyết định xử lý của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại đến cơ quan nào?
A. Hội đồng cạnh tranh
B. Cơ quan quản lý cạnh tranh
C. Bộ trưởng Bộ Công thương
D. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
-
Câu 8:
Thời hạn tối đa kể từ ngày quyết định tăng hay giảm vốn điều lệ mà công ty phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng kí kinh doanh là:
A. 7 ngày
B. 15 ngày
C. 30 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 9:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, các nhân kinh doanh bị cấm sử dụng các loại chỉ dẫn nào?
A. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
B. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
C. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
D. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
-
Câu 10:
Chủ thể của luật thương mại quốc tế bao gồm những pháp nhân, thế nhân nào?
A. Quốc gia, tổ chức kinh tế liên quốc gia, tổ chức quốc tế khác, các loại doanh nghiệp, các thương nhân
B. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp
C. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhàn nước các loại hình doanh nghiệp và các thương nhân khác
D. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp và tất cả các tổ chức kinh tế khác
-
Câu 11:
Theo WTO, quy chế MFN được gọi là:
A. Quy chế không phân biệt đối xử giữa các nước
B. Quy chế ưu đãi giữa các nước
C. Quy chế tối huệ giữa các nước
D. Quy chế tối huệ quốc
-
Câu 12:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp bị coi là có vị trí độc quyền?
A. Khi không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan
B. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
C. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
D. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
-
Câu 13:
Cách giải quyết xung đột pháp luật trong quá trình ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Mỗi bên ký kết tuân theo pháp luật của nước mình
B. Mỗi bên ký kết tuân theo pháp luật mà mình mang quốc tịch
C. Các quốc gia có qui định khác nhau, nhưng theo pháp luật hầu hết các nước, trong đó Việt Nam áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng
D. Các quốc gia có qui định khác nhau, nhưng theo pháp luật hầu hết các nước, trong đó Việt Nam áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng, hợp đồng liên quan đến bất động sản áp dụng luật nơi có bất động sản
-
Câu 14:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công nghệ nào bị cấm chuyển giao?
A. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường
B. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
C. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
D. Tất cả các nội dung được nêu tại các phương án trả lời của câu hỏi này
-
Câu 15:
Nghĩa vụ của thương nhân khi bị thanh tra về thương mại:
A. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại.
B. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại, xuất trình các loại giấy tờ có liên quan.
C. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra: thực hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại, xuất trình chứng cứ cho thanh tra viên.
D. Thực hiện các thủ tục của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại.
-
Câu 16:
Trình bày những thủ tục chủ yếu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp thương mại?
A. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ tại Bộ kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ
B. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đâù tư, nộp bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ
C. Làm đơn và kê khai theo mẫu của UBND tỉnh, nộp bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ
D. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ tại Sở Thương mãi, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ
-
Câu 17:
Thế nào là trường hợp bất khả kháng được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương?
A. Bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn của bên ký kết hợp đồng, sự kiện này xảy ra sau khi ký hợp đồng và không lường trước được
B. Bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn của bên ký kết hợp đồng, sự kiện này phải xảy ra sau khi ký hợp đồng và không lường trước được khi thực hiện hợp đồng
C. Bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn của bên ký kết hợp đồng, sự kiện này phải xảy ra sau khi ký hợp đồng và không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng
D. Bất khả kháng là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn của bên ký kết hợp đồng, sự kiện này phải xảy ra sau khi ký hợp đồng trong thời hạn thực hiện hợp đồng và không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng
-
Câu 18:
Hành vi vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt gồm hành vi nào?
A. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, kê khai, chậm nộp thuế, khai man, không nộp thuế.
B. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, kê khai, chậm nộp thuế, khai man, không nộp thuế, nộp phạt về thuế.
C. Khai man, trốn thuế, chậm nộp thuế.
D. Khai man, trốn thuế, chậm nộp thuế, chậm nộp tiền phạt về thuế.
-
Câu 19:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?
A. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
B. Khi doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
C. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
D. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
-
Câu 20:
Nếu căn cứ vào hình thức tổ chức hoạt động, cơ quan trọng tài giải quyết hợp đồng mua bán ngoại thương chia làm mấy loại?
A. Hình thức tổ chức trọng tài: trọng tài thiết chế và trọng tài thường trực
B. Trọng tài ad hoc (trọng tài vụ việc) và trọng tài thường trực
C. Trọng tài quốc tế và trọng tài trong nước
D. Trọng tài khu vực và trọng tài đa quốc gia
-
Câu 21:
Nghĩa vụ của thương nhân Việt Nam theo pháp luật?
A. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và nộp thuế
B. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế và nộp các khoản lệ phí
C. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế, bảo vệ môi trường, luật lao động, luật đất đai
D. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, đóng thuế, bảo vệ môi trường, các quy đinh pháp luật khác có liên quan
-
Câu 22:
Luật quốc tịch pháp nhân theo tư pháp quốc tế là:
A. Qui định pháp luật để xác định vấn đề nhân thân của pháp nhân và năng lực pháp lý của pháp nhân
B. Qui định pháp luật để xác định vấn đề nhân thân của pháp nhân, cá nhân và năng lực pháp lý của pháp nhân
C. Quốc tịch của pháp nhân sẽ được áp dụng theo pháp luật của một nước cụ thể để giải quyết qui chế nhân thân và năng lực pháp lý của pháp nhân nơi pháp nhân đăng ký thành lập và đặt trụ sở chính
D. Qui định của một quốc gia để xác định vấn đề quốc tịch của pháp nhân như qui chế nhân thân và năng lực pháp lý của pháp nhân
-
Câu 23:
Tổ chức kinh tế được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất những loại đất nào?
A. Đất do Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
B. Đất do Nhà nước giao không thu tiền, giao có thu tiền hoặc cho thuê đất.
C. Đất do Nhà nước cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
D. Đất do mua lại của cá nhân, hộ gia đình.
-
Câu 24:
Theo Luật Cạnh tranh hiện hành, những người nào tiến hành tố tụng cạnh tranh?
A. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và các bên có quyền, lợi ích liên quan
B. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần và doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại
C. Thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần
D. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần và một số cá nhân khác được mời theo đề nghị của doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại
-
Câu 25:
Việc bảo đảm của nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp thể hiện ở:
A. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được qui định trong luật nảy, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp
B. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản,vốn đầu tư,quyền lợi ích hợp pháp khác của DN và chủ sở hữu DN
C. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của DN và chủ sở hữu DN không bị quốc hữu hóa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 26:
Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh có yếu tố nước ngoài, nếu đối tượng là động sản các bên lựa chọn luật của nước nào để áp dụng?
A. Luật nước người bán
B. Luật nước người mua
C. Luật nước nơi chuyển giao quyền sở hữu
D. Luật nước nơi thực hiện hợp đồng
-
Câu 27:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo điều 41 khoản 2 thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên .?. vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do công ty quy định (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 41) có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
A. 25%
B. 35%
C. 45%
D. 55%
-
Câu 28:
Trình bày cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương:
A. Xác định tính hiệu lực của hợp đồng, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
B. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
C. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài
D. Xác định hợp đồng còn tồn tại hay không, xác định chứng cứ để giải quyết, xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyeets, xác định cơ quancó thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài và lựa chọn toà án để giải quyết
-
Câu 29:
Theo luật cạnh tranh hiện hành, liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì?
A. Là việc các doanh nghiệp cùng nhau góp vốn, tài sản, lao động, phương tiện, thiết bị để lập một doanh nghiệp liên doanh
B. Là việc các doanh nghiệp cùng nhau góp vốn và tài sản để lập một doanh nghiệp liên doanh
C. Là việc hai hoặc nhiều liên doanh cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
D. Là việc hai hoặc nhiều liên doanh cùng nhau góp vốn để thành lập một doanh nghiệp mới.
-
Câu 30:
Đối với công ty hợp danh, thành viên nào chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản:
A. Thành viên góp vốn.
B. Thành viên hợp danh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.