470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Điều dưỡng cơ bản (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ngày điều dưỡng quốc tế là ngày:
A. 12-5, ngày thành lập tổ chức điều dưỡng thế giới
B. 12-5, ngày sinh của Florence Nightigale
C. 12-5, ngày sinh của Fabiola
D. 12-6, ngày sinh của Florence Nightingale
-
Câu 2:
Qui tắc nào sau đây SAI khi vận chuyển bệnh nhân:
A. Chuyển bệnh nhân từ phòng này sang phòng khác hay đưa đi xét nghiệm phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước
B. Di chuyển bệnh nhân bằng cáng, xe lăn, ô tô phải có nệm lót
C. Khi di chuyển phải đắp chăn cho bệnh nhân nếu trời lạnh
D. Di chuyển bệnh nhân theo yêu cầu của người bệnh
-
Câu 3:
Nguyên tắc khi dùng băng cuộn, câu nào sau đây SAI:
A. Bệnh nhân phải nằm trên giường
B. Băng từ ngọn chi đến gốc
C. Mỗi vòng băng phải cuộn đều tay, không quá chặt, không lỏng
D. Bắt đầu bằng 2 vòng có khoá. e. Cuối cùng là vòng cố định băng
-
Câu 4:
Ðể lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn, cần phải:
A. Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục ngoài
B. Lấy trong 24 giờ
C. Lấy vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy
D. Ðặt xông tiểu để lấy
-
Câu 5:
Lấy máu tĩnh mạch:
A. Ðể làm các xét nghiệm về vật lý, sinh hoá, tế bào
B. Ðể đo khí máu
C. Ðể làm các xét nghiệm về vi sinh vật
D. Sử dụng cho hầu hết mọi xét nghiệm máu trừ khí máu
-
Câu 6:
Khoảng cách giữa bốc đựng nước và mặt giường trong thụt tháo là:
A. 50 - 80cm
B. 90 - 100cm
C. 110 -120 cm
D. 130 - 140 cm
-
Câu 7:
Tư thế bệnh nhân khi đặt sonde tiểu thường là:c
A. Nằm nghiêng bên phải
B. Nằm nghiêng bên trái
C. Nằm sấp
D. Nằm ngữa, 2 chân co, đùi hơi dạng
-
Câu 8:
Trong gãy xương đùi câu nào sau đây SAI:
A. Nạn nhân dễ bị sốc do đau và chảy máu
B. Nẹp tốt nhất để bất động là Thomas Lardennois
C. Nẹp gổ bất động dài bằng chi dưới
D. Các vị trí buộc nẹp: trên chổ gãy, dưới chổ gãy, dưới khớp gối, cẳng chân, hai bàn chân với nhau, ngang mào chậu, ngang ngực, cổ chân, gối và bẹn
-
Câu 9:
Yêu cầu cần đạt được khi tiêm trong da, NGOẠI TRỪ:
A. Bệnh nhân có cảm giác nặng tức ở vùng tiêm
B. Bệnh nhân có cảm giác nặng
C. Các lỗ chân lông không rộng ra
D. Đau ở vùng tiêm
-
Câu 10:
Khi chọn kích thước túi hơi để đo huyết áp, chiều rộng của túi hơi tốt nhất là:
A. Bằng 70% chu vi của chi dùng để đo huyết áp
B. Bằng 60% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
C. Bằng 40% chu vi của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
D. Bằng 20% đường kính của đoạn giữa chi dùng để đo huyết áp
-
Câu 11:
Khi nào thì gọi là huyết áp kẹt:
A. Hiệu số HA < 50mmHg
B. Hiệu số HA < 40mmHg
C. Hiệu số HA < 30mmHg
D. Hiệu số HA < 20mmHg
-
Câu 12:
Trị số huyết áp nào sau đây được gọi là hạ huyết áp tư thế:
A. Huyết áp tối đa hạ 25 mmHg
B. Huyết áp hạ và kẹt
C. Huyết áp tối đa hạ 25 mmHg và HATT hạ 10 mmHg
D. HATT hạ 10 mmHg
-
Câu 13:
Băng vòng gấp lại thường được băng:
A. Cẳng tay
B. Đầu
C. Cánh tay
D. Bụng
-
Câu 14:
Mục đích của đặt xông dạ dày, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm áp lực
B. Tạo áp lực cầm máu
C. Điều trị xuất huyết dạ dày ồ ạt
D. Nuôi dưỡng
-
Câu 15:
Xông dạ dày mũi đi qua dễ dàng hơn nếu bệnh nhân ở tư thế:
A. Fowler cao
B. Thẳng
C. Đầu thấp
D. Nghiêng trái
-
Câu 16:
Động mạch được dùng để đo huyết áp ở chi trên:
A. Động mạch quay
B. Động mạch trụ
C. Động mạch nách
D. Động mạch cánh tay
-
Câu 17:
Những vị trí thường dùng để đếm tần số mạch:
A. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch trụ
B. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch khoeo
C. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch chày trước
D. Động mạch quay, động mạch đùi, động mạch mu chân, động mạch cảnh trong
-
Câu 18:
3 người điều dưỡng vận chuyển bệnh nhân, vị trí của người điều dưỡng thấp nhất là:
A. Đứng ở đầu bệnh nhân
B. Đứng ở hông bệnh nhân
C. Đứng ở gối bệnh nhân
D. Đứng ở gót bệnh nhân
-
Câu 19:
Hướng dẫn cho bệnh nhân cần phải rửa tay vào các thời điểm:
A. Trước khi ăn
B. Sau khi tiếp xuc vùng bẩn cơ quan sinh dục ngoài
C. Sau khi tiếp xúc với vùng hậu môn
D. Trước khi đi ngủ
-
Câu 20:
Giường của trẻ em và bệnh nhân liệt, hôn mê cần phải:
A. Có tủ đầu giường để sát giường
B. Có phương tiện phòng hỏa
C. Có ổ bấm chuông điện ở đầu giường
D. Có thanh chấn quanh giường cao
-
Câu 21:
Độ dài của ống xông tiểu khi đưa vào niệu đạo nữ sẽ có nước tiểu chảy ra:
A. 2-3 cm
B. 4-5 cm
C. 7-8 cm
D. 8-10 cm
-
Câu 22:
(A) Khi tháo băng cũ cần tháo bỏ từ từ từng lớp tránh kéo trực tiếp lên vết thương, VÌ (B) Băng cũ thường dính vào vết thương:
A. A, B đúng; A, B có liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng B sai
D. A sai, B đúng
-
Câu 23:
Ép tim ở người lớn nên mạnh và nhịp nhàng với tốc độ:
A. 50-70 lần /phút
B. 60- 70 lần /phút
C. 60- 80 lần /phút
D. 80-90 lần /phút
-
Câu 24:
Sau khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm, cần ghi nhận vào hồ sơ những điều sau đây: 1. Thời gian, ngày làm thủ thuật 2. Đáp ứng của bệnh nhân khi làm thủ thuật 3. Tính chất của mẫu bệnh phẩm 4. Thuốc, dịch nếu được sử dụng
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng.
-
Câu 25:
Cách ghi bảng theo dỏi dấu hiệu sống:
A. Ghi rõ ngày, tháng, sáng, chiều
B. Nhịp thở, huyết áp dùng bút đỏ ghi các chỉ số vào biểu đồ
C. Nhiệt độ: đường nối dao động hai lần đo nhiệt bằng bút đỏ
D. Mạch: đường nối dao động hai lần đo mạch bằng bút xanh
-
Câu 26:
Sau khi băng vết thương xong, người điều dưỡng đánh giá, viết báo cáo:
A. Tình trạng vùng da
B. Mức độ dễ chịu
C. Sự vận động của bệnh nhân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Sau khi băng vết thương xong, người điều dưỡng đánh giá, viết báo cáo:
A. Những thay đổi tuần hoàn
B. Tình trạng vùng da
C. Mức độ dễ chịu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Các nguyên tắc khi lấy mẫu nghiệm đờm để xét nghiệm: 1. Lấy vào buổi sáng sớm sau khi bệnh nhân đã đánh răng và súc miệng 2. Yêu cầu bệnh nhân thở sâu vài lần rồi ho mạnh 3. Đờm được khạc vào cốc vô khuẩn và không chạm vào bên trong cốc 4. Lấy đờm sâu tận thanh quản bằng cách dùng đèn soi
A. 1, 2 đúng
B. 1, 2, 3 đúng
C. 1, 2, 3, 4 đúng
D. 3, 4 đúng. e. Chỉ 4 đúng
-
Câu 29:
Các bước của quy trình điều dưỡng:
A. Nhận định, thực hiện, lượng giá, lập kế hoạch.
B. Nhận định, thực hiện kế hoạch chăm sóc, viết kế hoạch chăm sóc, lượng giá.
C. Lập kế hoạch chăm sóc, nhận định, thực hiện, lượng giá.
D. Ðánh giá ban đầu, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc, đánh giá kế hoạch chăm sóc.
-
Câu 30:
Mục đích của quy trình điều dưỡng:
A. Nhận biết tình trạng thực tế và những vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho mỗi cá nhân.
B. Gặp gỡ tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân.
C. Thiết lập những kế hoạch đúng và những kế hoạch sai.
D. Thể hiện sự quan tâm đến những khó khăn của bệnh nhân về bệnh tật.