385 câu trắc nghiệm Luật môi trường
Bộ 385 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Môi trường - có đáp án, được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc được nhắc đến đầu tiên trong các nguyên tắc bảo vệ môi trường là gì?
A. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
B. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
C. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải
D. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành
-
Câu 2:
Hoạt động bảo vệ môi trường phải được?
A. Tiến hành định kỳ hằng năm
B. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên khắc phục ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường
C. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường
D. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên hoạt động khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại
-
Câu 3:
Trong các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nào được xem là căn bản nhất cần phải thực hiện?
A. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn
B. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải
C. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học
D. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh
-
Câu 4:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, thời gian của một kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là bao nhiêu năm?
A. 5 năm, tầm nhìn đến 10 năm
B. 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm
C. 5 năm, tầm nhìn đến 20 năm
D. 10 năm, tầm nhìn đến 15 năm
-
Câu 5:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?
A. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
B. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường
C. Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 6:
Điều mấy trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định về quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân?
A. Điều 43
B. Điều 44
C. Điều 45
D. Điều 46
-
Câu 7:
Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích?
A. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải
B. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường
C. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế cao tuy có thể gây hại đến môi trường
D. Câu a, b đúng
-
Câu 8:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
B. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài
C. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 9:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 tại Chương 4 về ứng phó với biến đổi khí hậu quy định nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được:
A. Tham khảo để xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
B. Lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
C. Lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 10:
Trong các nguồn năng lượng sau đây, đâu là nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo?
A. Năng lượng khai thác từ dầu mỏ, than
B. Năng lượng khai thác từ nước, sóng biển
C. Năng lượng khai thác từ ánh sáng mặt trời, nhiên liệu sinh học
D. Năng lượng khai thác từ địa nhiệt, gió
-
Câu 11:
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau?
A. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải
B. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải
C. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải
D. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm giảm thiểu chất thải, tái chế chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải
-
Câu 12:
Các yêu cầu đối với khu chăn nuôi tập trung là gì?
A. Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư
B. Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải
C. Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 13:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định nào?
A. Quy định về vệ sinh phòng bệnh
B. Quy định về quản lý chất thải rắn thông thường
C. Quy định về quản lý chất thải nguy hại
D. Câu a, c đúng
-
Câu 14:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì hoạt động nào sau đây bị cấm trong nuôi trồng thủy sản tập trung?
A. Xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển
B. Chất thải từ khu nuôi trồng được thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường
C. Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản
D. Nuôi trồng thủy sản trong vùng quy hoạch
-
Câu 15:
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý các khu vực công cộng?
A. Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý
B. Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường
C. Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 16:
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình?
A. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định; Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định
B. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn
C. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật; Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 17:
Nhiệm vụ nào sau đây không phải nhiệm vụ của tổ tự quản về bảo vệ môi trường?
A. Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
B. Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường
C. Xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
D. Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải
-
Câu 18:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì cơ quan nào cấp phép xử lý chất thải nguy hại trong các cơ quan sau?
A. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
B. Bộ Tài nguyên và Môi trường
C. Cơ quan, tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường ủy quyền cấp phép
D. Câu a, b, c đều sai
-
Câu 19:
Trong các quyền sau, quyền nào không phải của tổ chức chính trị - xã hội?
A. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
B. Tư vấn, phản biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật
C. Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
D. Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
-
Câu 20:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định cộng đồng dân cư nơi chịu tác động môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở
B. Tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật
C. Yêu cầu chủ cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 21:
Nộp phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với đối tượng nào?
A. Tất cả tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
B. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường
C. Tất cả tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
D. Câu a, b, c đều đúng
-
Câu 22:
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải có trách nhiệm gì?
A. Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
B. Bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra
C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định hình thức xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là gì?
A. Xử phạt vi phạm hành chính
B. Xử lý hình sự
C. Xử phạt hành chính và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
D. Buộc ngừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm
-
Câu 24:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nào sau đây không thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
A. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã
B. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường
C. Tổ chức thực hiện pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường
D. Tổ chức đánh giá và lập báo cáo môi trường. Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường
-
Câu 25:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nào sau đây không thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện?
A. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện
B. Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền
C. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền
D. Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường