385 câu trắc nghiệm Luật môi trường
Bộ 385 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Môi trường - có đáp án, được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, phế liệu được hiểu là gì?
A. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác
B. Phế liệu là vật liệu được thải loại từ những vật liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất hoắc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
C. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩn đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng mà không còn giá trị làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác
D. Phế liệu là rác thải công nghiệp được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng không còn giá trị làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác
-
Câu 2:
ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác nước dưới đất là đối tượng điều chỉnh của Luật khoáng sản
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị là bao nhiêu tiền?
A. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
B. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
C. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
D. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
-
Câu 6:
Mọi trường hợp khai thác tài nguyên đều phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong các nguồn năng lượng sau đây, đâu là nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo?
A. Năng lượng khai thác từ dầu mỏ, than
B. Năng lượng khai thác từ nước, sóng biển
C. Năng lượng khai thác từ ánh sáng mặt trời, nhiên liệu sinh học
D. Năng lượng khai thác từ địa nhiệt, gió
-
Câu 8:
Các yêu cầu đối với khu chăn nuôi tập trung là gì?
A. Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư
B. Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải
C. Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 9:
Điền đáp án đúng vào nhận định sau: Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có quyền...
A. Bắt buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
B. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Vận động tẩy chay hàng hoá đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
D. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
-
Câu 10:
Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 tại Chương 4 về ứng phó với biến đổi khí hậu quy định nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được:
A. Tham khảo để xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
B. Lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
C. Lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 12:
Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ bao nhiêu mét vuông trở lên phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường?
A. 1.000 m2
B. 500 m2
C. 300 m2
D. 200 m2
-
Câu 13:
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy tắc ứng xử nào sau đây nên làm khi đi đến những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Mặc trang phục hở hang, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm
B. Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, xâm hại lợi ích của tập thể, cá nhân
C. Thực hành, ủng hộ mê tín dị đoan
D. Đi nhẹ, nói khẽ, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung
-
Câu 14:
Theo Luật Chăn nuôi năm 2018 có những quy định nào dưới đây để xử lý nước thải trong chăn nuôi?
A. Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng
B. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
C. Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng
D. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng
-
Câu 15:
Theo Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định thì trước khi tiến hành phá dỡ tàu biển bao nhiêu ngày, cơ sở phá dỡ phải gửi kế hoạch bảo vệ môi trường tới Tổng cục Môi trường?
A. 20 ngày
B. 30 ngày
C. 45 ngày
D. 60 ngày
-
Câu 16:
Chủ dự án có thể tự lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Theo luật đa dạng sinh học năm 2008, vườn quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau:
A. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế; là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loại thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiê, có giá trị du lịch sinh thái.
B. Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
C. Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục
D. Có hệ sinh thái đặc thù; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
-
Câu 18:
Theo pháp luật hiện hành, Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi khi:
A. Sau 03 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
B. Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
C. Sau 09 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
D. Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng
-
Câu 19:
Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt nào dưới đây có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức?
A. Đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định
B. Đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định
C. Đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
D. Đối với hành vi không có giấy xác nhận đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
-
Câu 22:
Thực hiện báo cáo ĐTM là thực hiện ĐTM
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải có trách nhiệm gì?
A. Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
B. Bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra
C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Mọi tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kĩ thuật môi trường điều bắt buộc áp dụng
A. Đúng
B. Sai