230 câu trắc nghiệm môn Luật tài chính
Chia sẻ hơn 230 câu hỏi trắc nghiệm môn Luật tài chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm như hệ thống tài chính, quy phạm pháp luật tài chính, chế định pháp lý,... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Tỷ lệ chi phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn… trong dự toán chi NS Trung ương và NS các cấp chính quyền địa phương là:
A. 2 đến 4 % tổng số chi
B. 2 đến 5 % tổng số chi
C. 3 đến 5 % tổng số chi
D. 2 đến 3 % tổng số chi
-
Câu 2:
Chọn nhận định không đúng về vai trò của thuế:
A. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập xã hội góp phần bảo đảm công bằng xã hội
B. Thuế là công cụ chủ yếu tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
C. Thuế là công cụ để nhà nước trừng phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
D. Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế.
-
Câu 3:
Chọn các câu trả lời đúng nhất về khoản thu bổ sung?
A. Là khoản thu thường xuyên của ngân sách Trung ương
B. Ngân sách Trung ương không có khoản thu bổ sung
C. Là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách
D. Là khoản thu thường xuyên của ngân sách địa phương
-
Câu 4:
Đặc điểm phân biệt NSNN với Ngân sách của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp là:
A. Được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản
B. Có giá trị thực hiện trong 1 năm dương lịch
C. Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia
D. Ghi nhận các khoản thu, chi cho các nhu cầu thường xuyên
-
Câu 5:
Hệ thống tài chính khu vực Đông Á có xu hướng chung là tiếp tục thúc đẩy hợp tác và hội nhập tài chính khu vực trên bao nhiêu lĩnh vực?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 6:
Kho bạc Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu ngân sách Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Dưới góc độ pháp lý, lập dự toán NSNN là tổng hợp các quy phạm PL điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình:
A. Xây dựng thực hiện các khoản thu chi tài chính của nhà nước hàng năm
B. Xây dựng, quyết định, kiểm soát các khoản thu chi tài chính của nhà nước hàng năm
C. Xây dựng, quyết toán các khoản thu chi tài chính của nhà nước hàng năm
D. Xây dựng, quyết định các khoản thu chi tài chính của nhà nước hàng năm
-
Câu 8:
Vào cuối năm 2015, để đảm bảo an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại được khuyến khích duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động là:
A. Không quá 70%
B. Tối thiểm 90% và không quá 100%
C. Không quá 85%
D. Tối thiểu 85% và không quá 95%
-
Câu 9:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam mua mạnh trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2012-2014 bởi vì:
A. Các ngân hàng thương mại bị rủi ro tín dụng cao
B. Các ngân hàng thương mại đang gặp vấn đề về rủi ro tác nghiệp
C. Các ngân hàng thương mại thiếu vốn huy động
D. Trái phiếu Chính phủ là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó khăn
-
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây không được hoàn thuế GTGT đầu vào:
A. Cơ sở kinh doanh nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế Giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý
B. Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
C. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển đổi sở hữu
D. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng
-
Câu 11:
Lãi suất thương phiếu không phụ thuộc vào:
A. Mức lãi suất chung của thị trường tiền tệ
B. Thời hạn thanh toán
C. Sự xếp hạng tín nhiệm của người đầu tư
D. Số vốn cần vay
-
Câu 12:
Chi cho họat động quản lý Nhà nước là khoản chi không thường xuyên.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Hàng hóa nào sau đây áp dụng Mức thuế suất thuế GTGT 5%?
A. Dịch vụ cấp tín dụng
B. Nhà ở Xã hội
C. Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến
D. Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến
-
Câu 14:
Tỷ lệ trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là:
A. Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm
B. Tối đa 10% thu nhập chịu thuế hàng năm
C. Tối đa 15% thu nhập chịu thuế hàng năm
D. Tối đa 15% thu nhập tính thuế hàng năm
-
Câu 15:
Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để:
A. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính
B. Thưởng cho cơ quan tổ chức thu
C. Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện
D. Giảm bội chi
-
Câu 16:
Chọn nhận định đúng nhất về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
A. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ đương nhiên được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
B. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
C. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ chỉ được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế khi cán bộ thu thuế đồng ý
D. Người nộp thuế không được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong mọi trường hợp
-
Câu 17:
Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhà nước có xu hướng?
A. Tăng
B. Giảm
C. Giảm mạnh
D. Không thay đổi
-
Câu 18:
Trong giai đoạn 1990-2000, tính cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam rất hạn chế là do:
A. Chưa có thị trường chứng khoán
B. Tỷ lệ chi phối của khối ngân hàng thương mại nhà nước lớn
C. Chưa có thị trường tiền tệ
D. Tỷ lệ chi phối của khối ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh lớn
-
Câu 19:
Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thực tế chủ yếu là:
A. Ngân hàng thương mại nhà nước và do nhà nước nắm cổ phần chi phối
B. Ngân hàng liên doanh
C. Ngân hàng nước ngoài
D. Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân
-
Câu 20:
Biện pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 là:
A. Bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài
B. Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu
C. Hạn chế chi trả cổ tức
D. Bán nợ xấu cho VAMC và DATC
-
Câu 21:
Người nộp thuế là:
A. Là người thực sự mất một phần thu nhập vì thuế
B. Là tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ
C. Là người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
D. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho Nhà nước.
-
Câu 22:
Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Doanh nghiệp Việt Nam trở thành Người nộp thuế TNDN:
A. Kể từ thời điểm Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
B. Kể từ thời điểm có thu nhập thuộc diện chịu thuế
C. Kể từ thời điểm doanh nghiệp phát sinh lãi
D. Kể từ thời điểm được Cơ quan Thuế cấp Mã số thuế
-
Câu 24:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, ngân sách trung ương hưởng 100% khoản thu nào sau đây?
A. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
B. Thuế thu nhập cá nhân
C. Thuế môn bài
D. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Câu 25:
Tiền lương là khoản chi được áp dụng theo phương thức: chi theo lệnh chi tiền.
A. Đúng
B. Sai