195 câu trắc nghiệm Luật tố tụng dân sự
Với hơn 195 câu trắc nghiệm môn Luật tố tụng dân sự (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn phương án đúng 3:
A. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng mà không cần người đại diện tham gia
B. Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không thể tự mình tham gia tố tụng mà cần phải có người đại diện tham gia
-
Câu 2:
Chọn phương án đúng 4:
A. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu ở giai đoạn phúc thẩm mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
B. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu ở giai đoạn phúc thẩm mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
-
Câu 3:
Chọn phương án đúng 5:
A. Nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị mà sau đó rút kháng nghị phúc thẩm thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa phúc thẩm
B. Nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị mà sau đó rút kháng nghị thì Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa phúc thẩm
-
Câu 4:
Chọn phương án đúng 6:
A. Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
B. Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử vắng mặt
-
Câu 5:
Chọn phương án đúng 7:
A. Tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử đã triệu tập thiếu đương sự của vụ án thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án
B. Tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử đã triệu tập thiếu đương sự của vụ án thì Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm
-
Câu 6:
Chọn phương án đúng 8:
A. Không phải trong mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị
B. Mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng 9:
A. Bản án sau khi tuyên án xong thì vẫn có thể được sửa chữa, bổ sung trong một số trường hợp
B. Bản án sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung
-
Câu 8:
Chọn phương án đúng 10:
A. Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm
B. Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm
-
Câu 9:
Chọn câu sai:
A. Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc xét xử vắng mặt
B. Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì Tòa án cấp phúc thẩm hoãn phiên tòa
-
Câu 10:
Chọn câu sai 1:
A. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng măt tại phiên tòa sơ thẩm mà không có lý do thì Tòa án hoãn phiên tòa
B. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng măt tại phiên tòa sơ thẩm mà không có lý do thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ
-
Câu 11:
Chọn câu sai 2:
A. Đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia
B. Đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia hoặc việc vắng mặt là có lý do chính đáng
-
Câu 12:
Chọn câu sai 3:
A. Đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia
B. Đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa
-
Câu 13:
Chọn câu sai 4:
A. Cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án dân sự có quyền kháng cáo
B. Chỉ cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án dân sự mới có quyền kháng cáo
-
Câu 14:
Chọn câu sai 5:
A. Đương sự phải tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt
B. Đương sự phải tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn phải hoãn phiên tòa
-
Câu 15:
Chọn câu sai 6:
A. Các phần bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
B. Các phần bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên bản án, quyết định
-
Câu 16:
Chọn câu sai 7:
A. Tại phiên tòa sơ thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án mà sự thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
B. Tại phiên tòa sơ thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án mà sự thỏa thuận đó là tự nguyệnn, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra bản án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
-
Câu 17:
Chọn câu sai 8:
A. Tòa án có thể xét xử vắng mặt người làm chứng
B. Tòa án phải hoãn phiên tòa khi vắng mặt người làm chứng
-
Câu 18:
Chọn câu sai 9:
A. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm được Tòa án chấp nhận trong mọi trường hợp
B. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu
-
Câu 19:
Chọn câu sai 10:
A. Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết thì việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu
B. Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết thì trong mọi trường hợp việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị đều được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận
-
Câu 20:
Chọn phát biểu đúng:
A. Hòa giải thành là việc các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án và cả về án phí
B. Hòa giải thành là việc các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết các vấn đề về nội dung vụ án