1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giám đốc( giám sát) tài chính có những đặc điểm gì?
A. Giám đốc thường xuyên, toàn diện từ khâu sản xuất đến tiêu dùng
B. Giám đốc bằng tiền quá trình tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ, giám đốc toàn diện, thường xuyên
C. Giám đốc phân phối lợi nhuận
D. Giám đốc cả hiện vật và tiền tệ
-
Câu 2:
Tài chính ra đời khi nào?
A. Khi nhà nước ra đời
B. Thời kỳ có sản xuất hàng hóa
C. Thời kỳ công xã nguyên thủy
D. Khi nhà nước và sản xuất hàng hóa ra đời
-
Câu 3:
Đối tượng phân phối tài chính gồm những gì?
A. Của cải mới tạo ra (GDP) và chuyển từ nước ngoài về cùng với tích lũy và tài nguyên có thể cho thuê, bán có thời hạn
B. Toàn bộ tài nguyên quốc gia dưới mọi dạng thuế
C. Toàn bộ sản phẩm xã hội sản xuất ra trong từng thời kỳ
D. Của cải xã hội mới tạo ra (GDP) và chuyển từ nước ngoài về cùng với tích lũy và tài nguyên có thể cho thuê, bán có thời hạn
-
Câu 4:
Ai là chủ thể phân phối các nguồn tài chính?
A. Chính phủ, quốc hội
B. Bộ tài chính, NHNN, các bộ phận sản xuất ra của cải vật chất
C. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính phủ , quốc hội, các bộ nghành
D. Nhà nước, các tổ chức ngoài nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân
-
Câu 5:
Hệ thống tài chính gồm các khâu tài chính chủ yếu gồm những gì?
A. Bộ tài chính, NHNN, các cơ quan thuế, các NHTM
B. Ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm, tín dụng, tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình
C. Các tổ chức tín dụng , thuế , hải quan, bảo hiểm , doanh nghiệp , tài chính, gia đình
D. Các cơ quan thuế, hải quan , bảo hiểm, NHTM
-
Câu 6:
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân sách nàh nước là gì?
A. Huy động, tập trung các nguồn thu của nhà nước, phân phối theo sự phân cấp của các cấp quản lý, gắn liền với ngân sách nhà nước với các lĩnh vực khác
B. Huy động, tập trung các nguồn thu của nhà nước, tổ chức phân phối và phát triển kinh tế, quản lí xã hội, an ninh quốc phòng, giám đốc kiểm tra thu- chi
C. Tổ chức các nguồn thu thuế, phí, lệ phí, vay nước ngoài , vay trong nước
D. Huy động, tập trung các nguồn thu, phân phối cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác
-
Câu 7:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì?
A. Là tổng sản phẩm quốc dân của 1 quốc gia trong 1 năm
B. GDP là tổng sản phẩm xã hội do các ngành sản xuất vật chất tạo ra trong 1 năm
C. GDP tức là thu nhập quốc dân là giá trị mới sáng tạo trong 1 năm của các đơn vị thường trú
D. Là tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế do các đơn vị thường trú tạo ra trong 1 năm
-
Câu 8:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là gì?
A. Là tổng nguồn lực một quốc gia nắm được và được sử dụng trong 1 năm
B. Là tổng sản phẩm xã hội trừ đi phân khấu hao tài sản cố định
C. Là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong 1 thời kì nhất định
D. Là tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế do các đơn vị thường trú tạo ra trong 1 năm
-
Câu 9:
Tổng giá trị sản xuất là gì?
A. Là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong 1 năm, nó bao gồm phí trung gian và giá trị tăng thêm
B. Tổng giá trị sản xuất là tổng sản phẩm trong nước được tạo ra trong 1 năm
C. Là giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế tạo ra trong 1 thời kì nhất định thường là 1 năm
D. Là toàn bộ giá trị của của cải bằng tiền của một quốc gia trong 1 năm
-
Câu 10:
NHTW phát hành tiền ra lưu thông bằng các kênh( con đường) nào?
A. Tạm ứng cho NSNN(1)
B. Tái cấp vốn cho các TCTD(2)
C. Bỏ nội tệ ra để mua ngoại tệ và các TCTD(3)
D. Cả (1), (2), (3)
-
Câu 11:
Sự hình thành và sử dụng các quỹ tài chính có những đặc điểm gì?
A. Gắn chặt với tiền tệ, với sản xuất và tái sản xuất, với các hoạt động thực hiện các chức năng nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư
B. Là mối quan hệ một chiều giữa nhà nước với doanh nghiệp, dân cư, tổ chức xã hội và gắn với lợi ích của con người
C. Biểu hiện quan hệ sở hữu, thể hiện mục đích sử dụng và luôn trong trạng thái vận động
D. Gắn chặt với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung trong nền kinh tế quốc dân
-
Câu 12:
Nhà nước tạo lập vốn cho mình bằng cách nào?
A. Nhà nước tạo lập vốn bằng cách dùng quyền lực của mình để thu thuế của doanh nghiệp và dân cư, vay trong nước và vay ngoài nước
B. Nhà nước phát hành các loại trái phiếu chính phủ như công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình để bán và tạo nguồn, đồng thời kêu gọi nước ngoài viện trợ, giúp đỡ
C. Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kiếm lời và thực hiện việc thu thuế, phí, lệ phí để tạo nguồn tài chính cho hoạt động của mình
D. Nhà nước dùng quyền lực chính trị ban hành các loại thuế, qui định thu phí, lệ phí, quyền sở hữu tài sản tài nguyên quốc gia, xây dựng các doanh nghiệp, nhà nước và tham gia thị trường tài chính để tạo lập vốn
-
Câu 13:
Nguồn tài chính của một quốc gia bao gồm những gì?
A. Nguồn tài chính nước ngoài đầu tư vào, vay của nước ngoài và viện trợ từ bên ngoài
B. Là GDP, tích lũy quá khứ, tài sản tài nguyên chuyển nhượng, chênh lệch trong nước chuyể ra và ngoài nước chuyển vào
C. Tổng sản phẩm xã hội và giá trị mới sáng tạo của một nước trong một năm
D. Nguồn tài chính trong một nước là tổng thu nhập của nước đó trong một năm do các ngành sản xuất và dịch vụ tạo ra
-
Câu 14:
Cơ cấu nguồn tài chính của nước ta bao gồm những gì?
A. Nguồn của dân cư đóng góp cho Nhà nước, cho các tổ chức xã hội và cho các ngân hàng vay
B. Nguồn tích lũy của các doanh nghiệp công, nông, thương nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
C. Nguồn tài chính của Nhà nước huy động được trong nước và vay nước ngoài
D. Nguồn tài chính Nhà nước, các trung gian tài chính, khu vực phi tài chính, các tổ chức vô vị lợi, dân cư và hộ gia đình
-
Câu 15:
Nhà nước dựa vào nguồn tài chính nào để đảm bảo thực hiện chức năng của mình?
A. Nhà nước dựa vào sự đóng góp của dân cư và doanh nghiệp, tức là khoai tài chính doanh nghiệp và khâu tài chính dân cư
B. Nhà nước dựa vào nguồn tài chính của tất cả các mắt khâu tài chính trong hệ thống tài chính của nước ta
C. Nhà nước dựa vào nguồn tài chính từ các quỹ công, quỹ quốc gia đã hình thành
D. Nhà nước dựa vào ngân sách Nhà nước, quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất đất nước
-
Câu 16:
Căn cứ vào bảng dự toán thu chi ngân sách Nhà nước ta hiện hành thì tổng số thu ngân sách Nhà nước bao hồm những nguồn nào hay có các bộ phận nào:
A. Tổng số thu ngân sách gồm: thu từ sản xuất kinh doanh trong nước, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thu từ viện trợ không hoàn lại
B. Tổng thu ngân sách gồm: thu trong nước, thu ngoài nước
C. Tổng số thu ngân sách gồm: thu từ sản xuất kinh doanh trong nước, thu từ huy động GDP, thu từ viện trợ không hoàn lại
D. Tổng số thu ngân sách gồm: thuế thu trong nước, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các khoản vay nợ trong nước, ngoài nước
-
Câu 17:
Ở trong nước, Nhà nước có thể vay nợ ai?
A. Nhà nước vay Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại
B. Nhà nước vay doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
C. Nhà nước vay tiền tiết kiệm của dân cư và các quý công trong xã
D. Nhà nước vay doanh nghiệp, dân cư, các ngân hàng
-
Câu 18:
Trái phiếu chính phủ ở nước ta có những hình thức gì?
A. Trái phiếu chính phủ gồm có công tái quốc gia, các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế
B. Trái phiếu chính phủ gồm những khoản vay doanh nghiệp, vay dân cư ở trong nước và ngoài
C. Trái phiếu chính phủ gồm có công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu kho bạc
D. Trái phiếu chính phủ có tín phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các khoản vay khác
-
Câu 19:
Vấn đề quan trọng nhất mà chính phủ phải giải quyết để vay được dân là gì?
A. Là vấn đề lãi suất và ổn định tiền tệ
B. Là vấn đề làm dân cho vay khỏi mất vốn khi có lạm phát
C. Là vầ đề lãi suất có thể chấp nhận được và nguồn trả được nợ
D. Là vấn đề trả đúng hạn và bảo toàn được vốn cho dân
-
Câu 20:
Tại sao vốn vay (trong nước và ngoài nước) của Chính phủ không được sử dụng vào tiêu dùng mà phải dùng vào đầu tư?
A. Sử dụng vào đầu tư để tăng trưởng kinh tế và tạo ra nguồn để trả nợ vốn gốc và lãi suất cho vốn vay
B. Không sử dụng vào tiêu dùng vì sẽ làm giảm nguồn tích lũy của đất nước để phát triển kinh tế
C. Sử dụng vào tiêu dùng sẽ bị mất đi. Sử dụng vào đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế và đổi mới công nghệ cho nền kinh tế
D. Không sử dụng vào tiêu dùng mà sử dụng vào đầu tư là để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
-
Câu 21:
Công ty cổ phần phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu có gì khác nhau?
A. Vốn phát hành trái phiếu và cổ phiếu đều là vốn của các chủ đầu tư mà doanh nghiệp phải hoàn trả đúng hạn
B. Vốn phát hành trái phiếu là vốn nợ, vốn phát hành cổ phiếu là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp
C. Vốn phát hành trái phiếu là vốn có, vốn phát hành cổ phiếu là vốn nợ của doanh nghiệp
D. Vốn phát hành trái phiếu và cổ phiếu đều là vốn huy động bổ sung của doanh nghiệp và thuộc sở hữu của doanh nghiệp
-
Câu 22:
Tại sao doanh nghiệp khi vay vốn phải so sánh quan hệ giữa lãi suất phải trả cho tiền vay và hiệu quả sử dụng vốn vay?
A. Tại vì phải trả nợ cho người vay khi nợ đến hạn
B. Tại vì vốn vay không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không thể tùy tiện sử dụng như thế nào cũng được
C. Tại vì vốn vay không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không thể tùy tiện sử dụng như thế nào cũng được
D. Tại vì phải trả được lãi, còn có tích lũy và không thâm hụt vào vốn của doanh nghiệp
-
Câu 23:
NHTW rút tiền từ lưu thông về bằng các kênh nào?
A. Thu hồi nợ đã tạm ứng cho NSNN(1)
B. Thu nợ từ các TCTD, bán ngoại tệ cho các TCTD(2)
C. Các TCTD phải gửi tiền dự trữ bắt buộc tại NHTW(3)
D. Cả (1), (2), (3)
-
Câu 24:
Hãy nêu rõ các hình thức thể hiện quan hệ tài chính giữa nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta?
A. Các hình thức đó là: các loại thuế doanh nghiệp nộp cho nhà nước, doanh nghiệp mua các loại trái phiếu chính phủ như công trái, tín phiếu, các khoản vay của ngân hàng nhà nước
B. Các hình thức đó là: các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản phí, lệ phó và các khoản vay của doanh nghiệp từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển và khác
C. Các hình thức đó là: các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp, các khoản ngân sách nhà nước cấp ban đầu và cấp bổ sung về các khoản vay trả giữa doanh nghiệp với nhà nước, các hình thức trợ giá, bù giá, miễn phí, giảm thuế cho doanh nghiệp
D. Các hình thức đó là: các khoản thuế gián thu, trực thu, các khoản phí, lệ phí, các khoản bảo hiểm xã hội phải nộp, các khoản vốn XDCB ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp
-
Câu 25:
NHTW có thể cấp tiền để tăng vốn điều lệ cho NHTM thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước không?
A. Có thể cấp vì đó là doanh nghiệp Nhà nước
B. Có thể cấp thay cho NSNN
C. Có thể cấp 1 phần
D. Không, vì việc đó thuộc them quyền của NSNN
-
Câu 26:
Khi doanh nghiệp không phải là TCTD cần vốn kinh doanh nhưng vay các TCTD không đủ đáp ứng, có thể vay trực tiếp tại NHTW không?
A. Có, nhưng chỉ khi chính phủ yêu cầu
B. Có, nhưng chỉ cho vay 1 phần thật cần thiết cho dự án trọng điểm
C. Không, vì NHTW không có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp không phải là TCTD
D. Không, vì NHTW không đủ tiền
-
Câu 27:
NHTW tăng lãi xuất tái cấp vốn đối với các TCTD có phải vì mục tiêu tăng lợi nhuận cho Nhà nước không?
A. Có, vì cả mục tiêu lợi nhuận cho Nhà nước, cả mục tiêu kiểm soát lạm phát
B. Có, vì NHTW là ngân hàng của Chính Phủ nên phải tạo lợi nhuận cho Nhà nước
C. Có, vì đây là cơ hội để tăng lợi nhuận cho Nhà nước
D. Không , mà vì mục tiêu kiểm soát lạm phát
-
Câu 28:
NHTW không phải đi vay vốn, không phải trả lãi tiền vay nhưng vẫn có tiền để cho vay( tác cấp vốn) và thu được lãi. Vậy số thu nhậphàng năm NHTW nộp cho NSNN là từ đâu?
A. Từ các khoản thu về làm dịch vụ cho các TCTD và cho Chính phủ (1)
B. Từ các khoản lãi do kinh doanh quỹ dự trữ ngoại tệ của Nhà nước với nước ngoài (3)
C. Từ các khoản lãi tái cấp vốn cho các TCTD2
D. Từ (1), (2), (3) sau khi trừ đi chi phí hoạt động của NHTW, phần còn lại phải nộp cho NSNN
-
Câu 29:
Trong việc sử dụng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) cần phải tạo ra những động lực gì để tăng trưởng kinh tế?
A. Các động lực: đầu tư để phát triển, kích thích lợi ích vật chất đối với con người, kích thích nước ngoài đến đầu tư
B. Các động lực: nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kích thích những đầu tư mới ở trong nước và ngoài nước, kích thích tạo thêm việc làm
C. Các động lực: đầu tư vào sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng, cải thiện mức tiêu dùng để tạo thị trường trong nước và kích thích người lao động, tạo nguồn hàng có lợi thế so sánh đẩy mạnh xuất khẩu vượt nhập khẩu
D. Các động lực: đầu tư vào sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng, cải thiện mức tiêu dùng để tạo thị trường trong nước và kích thích người lao động, tạo nguồn hàng có lợi thế so sánh đẩy mạnh xuất khẩu vượt nhập khẩu
-
Câu 30:
Nội dung tích lũy NSNN bao gồm?
A. Chi đầu tư và phát triển, chi dự trữ nhà nước, chi quốc phòng
B. Chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước, chi dự trữ nhà nước
C. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản, chi dự trữ nhà nước, chi giả nợ dài hạn cho nước ngoài
-
Câu 31:
Đầu tư bên trong của một doanh nghiệp bao gồm những loại đầu tư gì?
A. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư hoàn thiện sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm mới
B. Đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm
C. Đầu tư mua nguyên liệu vật liệu, năng lượng đầu tư mua máy móc, thiết bị, đầu tư đổi mới sản phẩm
D. Đầu tư xây dựng cơ bản để tăng tài sản cố định và đầu tư vốn lưu động để tăng tài sản lưu động
-
Câu 32:
Tại sao trong vấn xây dựng cơ bản về sản xuất, vốn thiết bị (mua máy móc thiết bị) phải là bộ phận vốn quan trọng nhất?
A. Nó tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp và tạo ra năng lực sản xuất mới, yếu tố quyết định năng suất lao động cao, hiệu quả lớn
B. Bộ phận vốn này là yếu tố tích cực để không tụt hậu về Công nghệ, bảo đảm vươn lên kịp trình độ chung của khu vực và thế giới
C. Bộ phận vốn thiết bị sẽ là tài sản cố định của doanh nghiệp, thể hiện trình độ công nghệ cao và bảo đảm chất lượng sản phẩm cao có năng lực cạnh tranh trên thị trường
D. Bộ phận vốn này chiếm tỷ trọng cao và quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận
-
Câu 33:
Doanh nghiệp có thể đầu tư ra bên ngoài dưới các hình thức gì?
A. Góp vốn liên doanh, mua trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp khác, mua trái phiếu nhà nước, trái phiếu của các ngân hàng, gửi tiết kiệm vào ngân hàng
B. Góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác để chia lãi, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác để tham gia sở hữu tài sản của công ty cổ phần
C. Góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, mua trái phiếu doanh nghiệp khác, mua trái phiếu chính phủ, cho vay bằng tiền mặt đối với doanh nghiệp khác
D. Góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần, mua trái phiếu doanh nghiệp khác để hưởng lợi tức, bán chịu hàng hóa của doanh nghiệp khác
-
Câu 34:
Khi giá bán hàng trên thị trường không đổi, lợi tức phải trả cho tiền vay cao hay thấp có tác dụng gì đến lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp). Tại sao?
A. Lợi tức tiền vay thấp, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí lợi nhuận thực hiện sẽ tăng lên vì doanh nghiệp không phải mang nhiều lợi nhuận đi trả cho chủ nợ
B. Lợi tức tiền vay cao hay thấp không tác động gì đến lợi nhuật thực hiện của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp khi vay đã biết trước lãi suất phải hoàn trả là bao nhiêu
C. Lợi tức tiền vay cao sẽ đẩy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lên cao và lợi nhuận thực hiện được sẽ ít vì doanh nghiệp phải trích lợi nhuật để trả lại tiền vay
D. Lợi tức tiền vay cao hay thấp sẽ tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh cao hay thấp, và do đó tác động đế lợi nhuận thực hiện nhiều hay ít, vì lãi suất tiền vay là yếu tố của chi phí về hoạt động tài chính
-
Câu 35:
Vốn đầu tư cơ bản của một doanh nghiệp, nếu căn cứ vào hình thái vật chất của kết quả đầu tư thì bao gồm những gì?
A. Tài sản cố định là thiết bị, máy móc, tài sản cố định là nhà cửa, tài sản cố định khác
B. Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định là các bằng phát minh, sáng chế...
C. Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
D. Tài sản cố định vô hình, tài sản cố định là nhà xưởng, tài sản cố định là máy móc thiết bị
-
Câu 36:
Công tác kiểm tra tài chính có những đặc điểm gì?
A. Có 4 đặc điểm: kiểm tra bằng tiền, kiểm tra có tính tổng hợp, kiểm tra có diện rộng, kiểm tra từ bên trong và kiểm tra bên ngoài vào
B. Có 2 đặc điểm: là kiểm tra bằng tiền, được tiến hành cả trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất
C. Có các đặc điểm: là kiểm tra bằng tiền, kiểm tra có diện rộng, tác động đến lợi ích vật chất của đơn vị kiểm tra, kiểm tra mang tính tổng hợp
D. Có 3 đặc điểm là: là kiểm tra bằng tiền, có diện rộng và vừa kiểm tra từ bên trong, vừa kiểm tra bên ngoài
-
Câu 37:
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường gì?
A. Là thị trường giao dịch về vốn giữa các NHTM với NHTW
B. Là thị trường giao dịch về vốn giữa các NHTM trong nước với NHTM nước ngoài
C. Là thị trường giao dịch về vốn, trong đó các NHTM cùng nhau cho vay 1 khách hàng
D. Là thị trường giao dịch về vốn giữa các NHTM dưới hình thức gửi tiền, cho vay ngắn hạn với nhau
-
Câu 38:
Đầu tư quốc tế tài trợ và tín dụng quốc tế, có những nguồn vốn nào và nguồn vốn nào là phổ biến nhất?
A. Đầu tư trực tiếp và tín dụng quốc tế, trong đó đầu tư trực tiếp là phổ biến nhất
B. Tín dụng quốc tế và viện trợ quốc tế, trong đó tín dụng quốc tế là phổ biến nhất
C. Viện trợ chính thức, đầu tư trực tiếp và tín dụng quốc tế, trong đó tín dụng quốc tế là phổ biến nhất
D. Viện trợ phát triển chính thức và tín dụng quốc tế, trong đó viện trợ phát triển chính thức là phổ biến nhất
-
Câu 39:
Tại sao nói tiền vàng cũng là hàng hóa?
A. Vì tiền vàng là sản phẩm lao động của con người, nó có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hóa khác
B. Vì tiền vàng là vật có giá trị do lao động sản xuất của con người tạo ra và được đưa ra mua bán
C. Vì tiền vàng là kết quả của một quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa làm nảy sinh ra nó
D. Vì tiền vàng cũng được đưa ra trao đổi, mua bán như các hàng hóa khác
-
Câu 40:
Tại sao nói giá cả hàng hóa tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa và tỉ lệ nghịch với giá trị tiền tệ?
A. Nói như trên là đúng , và giá trị hàng hóa càng cao tức là hao phí lao động xã hội cần thiết càng nhiều thì giá cả càng cao. Ngược lại, giá trị tiền tệ càng cao, tức tiêu chuẩn giá cả cao, thì giá cả hàng hóa so với tiền vàng càng thấp
B. Nói như trên là đúng, vì nếu sản xuất ra hàng hóa phải hao phí lao động cá biệt càng nhiều thì phải được bán với giá cao, sản xuất ra vàng cũng hao phí lao động nhiều nên giá trị cao hơn giá cả hàng hóa
C. Nói như trên là không đúng, vì giá cả hàng hóa không phụ thuộc vào giá trị của nó và giá trị tiền tệ mà phụ thuộc vào ý thích của người mua
D. Nói như trên là, vì giá cả hàng hóa có thể thoát li giá trị của hàng hóa và giá trị của tiền tệ nếu hàng hóa đó được ưa chuộng
-
Câu 41:
Tại sao nói khi mua bán hàng hóa xong thì tiền tệ đồng thời thực hiện cả hai chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông?
A. Tại vì người sản xuất hàng hóa chỉ đo lường giá trị hàng hóa của mình trên trí tưởng tượng , lúc bán xong nhận được tiền từ tay người mua mới biết được giá trị hàng hóa của mình là bao nhiêu tiền
B. Tại vì tự thân hàng hóa không dùng được giá trị sử dụng của nó để đo lường giá trị của chính nó, mà phải qua trao đổi nhờ 1 hàng hóa khác để đo lường giá trị của nó
C. Tại vì khi hàng hóa chưa đưa vào lưu thông để mua bán thì giá trị của hàng hóa chưa được thực hiện ra bên ngoài bằng giá cả , chỉ khi bán giá trị của hàng hóa mới được đo lường
D. Tại vì khi hàng hóa đem bán người mua chấp thuận trả tiền thì giá trị của hàng hóa mới được đo lường bằng tiền trong thực tế và lúc đó tiền mới chuyển từ tay người mua sang tay người bán, cùng lúc tiến thực hiện hai chức năng trên
-
Câu 42:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng hay giảm có tác động gì đến tiền giao dịch?
A. Tiền giao dịch tăng giảm phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa, ko phụ thuộc vào lãi suất
B. lãi suất tăng, tiền giao dịch tăng, lãi suất giảm, tiền giao dịch giảm
C. lãi suất tăng tiện giao dịch giảm do tiền hút vào ngân hàng và ngược lại, lãi suất giảm thì tiền giao dịch tăng
D. tiền giao dịch tăng hay giảm không phụ thuộc vào lãi suất mà phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng
-
Câu 43:
chức năng quan trọng nhất của ngân hàng trung ương là gì?
A. Là cho các ngân hàng thương mại vay khi họ cần cho vay
B. Là đảm cung cầu tiền tệ cân đối, đảm bảo phát hành cung cầu tiền tệ
C. Là đảm bảo tiên giao dịch trong nước với bên ngoài
D. Là cho chính phủ vay khi chính phủ cần tiền
-
Câu 44:
Tại sao khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thì tổng cẩu về hàng hóa, dịch vụ giảm?
A. Vì lượng tiền đưa vào lưu thông giảm
B. Vì giảm đầu tư, giảm thu nhập và việc làm, do đó tổng cầu hàng hóa, dịch vụ giảm
C. Vì dân cư gửi tiền vào ngân hàng quá nhiều
D. Vì giá cả hàng hóa dịch vụ, hàng hóa giảm
-
Câu 45:
Cơ sở để phân chia hệ thống tài chính 1 quốc gia thành tài chính công và tài chính tư là gì?
A. Dựa vào kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh để phân chia
B. Căn cứ vào tài chính thuộc nhà nước quản lí hay dân cư quản lí để phân chia
C. Cơ sở để phân chia là quan hệ sở hữu tài sản (vốn) và mục đích sử dụng cho lợi ích công hay tư
D. Căn cứ vào tài chính phục vụ cho nhu cầu chung hay phục vụ cho nhu cầu riêng để phân chia