500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học
Chia sẻ hơn 500 câu trắc nghiệm Phương pháp nghiên cứu khoa học có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, dự án nghiên cứu,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Một trong các giai đoạn nghiên cứu về một vấn đề sức khỏe sẽ là:
A. Thu thập số liệu
B. Giai đọan phân tích
C. Xử lý số liệu
D. Phân tích số liệu
-
Câu 2:
Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu hệ thống là:
A. Tổng số các đối tượng nghiên cứu
B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích
D. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích
-
Câu 3:
Khi sử dụng các công thức tính cỡ mẫu ta phải dựa vào một trong thông số dưới đây:
A. Kích thước của quần thể nghiên cứu
B. Liên quan giữa các biến số
C. Sự chính xác của kỹ thuật đo lường
D. Cỡ mẫu liên quan của các nhóm so sánh
-
Câu 4:
Trong 1000 phụ nữ bị ung thư vú có 32 người có thai. Từ đó có thể nói rằng:
A. Ung thư vú là một điều ít khi xảy ra ở những người có thai
B. 32% các trường hợp ung thư vú đang có thai
C. Có thể tính được nguy cơ ung thư vú ở những người có thai sau khi đã chuẩn hóa tuổi
D. Chưa nói lên được điều gì
-
Câu 5:
Để đo độ mạnh của sự kết hợp nhân quả, phải dựa vào:
A. Thời kỳ ủ bệnh
B. Nguy cơ tương đối
C. Nguy cơ qui kết
D. Tỷ lệ mới mắc bệnh trong quần thể
-
Câu 6:
Một trong các phần của báo cáo tổng kết đề tài sẽ bao gồm:
A. Nội dung nghiên cứu
B. Nhà xuất bản
C. Tên đề tài
D. Kết luận
-
Câu 7:
Khung mẫu cần thiết của mẫu ngẫu nhiên đơn là:
A. Danh sách các đối tượng nghiên cứu
B. Tổng số các cụm của quần thể đích
C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích
D. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích
-
Câu 8:
Ưu điểm của nghiên cứu định lượng sẽ là:
A. Có phương pháp phân tích cụ thể
B. Thực hiện nhanh
C. Xử lý số liệu dễ dàng hơn
D. Thuận lợi trong cách tính mẫu nghiên cứu
-
Câu 9:
Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách:
A. Ghi lại số liệu từ các hồ sơ khám bệnh
B. Ghi chép lại số liệu có sẵn
C. Mở rộng quan sát đối tượng chi tiết hơn
D. Hỏi những người được phỏng vấn hoặc cá nhân hoặc một nhóm
-
Câu 10:
Hình thức trình bày của một báo cáo tổng kết đề tài cần phải theo đúng bản mẫu của:
A. Cơ quan chủ quản
B. Cơ quan quản lý đề tài
C. Cơ quan truyền thông
D. Nội dung nghiên cứu
-
Câu 11:
Một trong các phần của báo cáo khoa học để đăng báo được gọi là:
A. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
B. Cơ quan công tác
C. Cơ quan chủ trì
D. Danh mục các bảng số liệu trong bài báo
-
Câu 12:
Trình bày tóm tắt những lý do chính dẫn đến việc lưa chọn nghiên cứu này nằm trong phần:
A. Tổng quan
B. Đối tượng nghiên cứu
C. Kết quả nghiên cứu
D. Đặt vấn đề
-
Câu 13:
Có 3 thiết kế nghiên cứu: a.Thực nghiệm; b.Thuần tập tương lai; c. thuần tập hồi cứu; "Giá trị suy luận căn nguyên" tùy vào thiết kế nghiên cứu sẽ giảm dần theo trình tự:
A. a, b, c
B. c, b, a
C. b, c, a
D. b, a, c
-
Câu 14:
Mục têu chính của các nghiên cứu mô tả một loạt các trường hợp là:
A. Hình thành giả thuyết nhân quả
B. Kiểm định giả thuyết nhân quả
C. Loại bỏ yếu tố nguy cơ
D. Can thiệp trên cộng đồng
-
Câu 15:
Kết quả điều tra trên mẫu về tỷ lệ lách to của các làng A, B, C, D, E trong một vùng có sốt rét lưu hành được trình bày ở bảng sau:
Làng A B C D E Số trẻ được khám 751 849 307 289 401 Số trẻ có lách to 310 237 90 67 72 Chỉ số lách to % 41 28 29 23 18 Dùng toán đồ (kèm theo) để so sánh tỷ lệ lách to giữa 2 làng D và E, và lết luận:
A. Tỷ lệ lách to của làng D và làng E khác nhau không có ý nghĩa thống kê
B. Tỷ lệ lách to của làng D và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
C. Tỷ lệ lách to của làng D và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05
D. Tỷ lệ lách to của làng D và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01
-
Câu 16:
Số liệu được trình bày bằng bảng 2 × 2; phù hợp trong thiết kế nghiên cứu:
A. Ngang
B. Quan sát
C. Mô tả
D. Phát hiện bệnh
-
Câu 17:
Số cohorte ban đầu của nghiên cứu nửa dọc là:
A. Nhiều hoặc một
B. Một
C. Hai
D. Nhiều
-
Câu 18:
Một trong các phần của báo cáo khoa học để đăng báo bao gồm:
A. Nhà xuất bản
B. Cơ quan công tác
C. Tài liệu tham khảo
D. Danh mục biểu đồ trong bài báo
-
Câu 19:
Có 3 thiết kế nghiên cứu: a. Thực nghiệm; b. Thuần tập tương lai; c. Ngang; "Giá trị suy luận căn nguyên" tùy vào thiết kế nghiên cứu sẽ giảm dần theo trình tự:
A. a, b, c
B. c, b, a
C. b, c, a
D. b, a, c
-
Câu 20:
Số cohorte ban đầu của nghiên cứu dọc là:
A. Nhiều hoặc một
B. Một
C. Hai
D. Nhiều
-
Câu 21:
Biểu đồ chấm thường được dùng để biểu diễn:
A. Số liệu của biến liên tục
B. Số liệu của biến liên tục khi đã phân nhóm
C. Số liệu của biến rời rạc
D. Chỉ ra sự tương quan giữa 2 biến liên tục
-
Câu 22:
Một trong các phần của báo cáo tổng kết đề tài gồm:
A. Cơ quan chủ trì
B. Cấp quản lý và chủ nhiệm đề tài
C. Kết quả nghiên cứu
D. Tên tác giả
-
Câu 23:
Một lý thuyết được gọi là falsifiable (có thể phủ định) khi:
A. Lý thuyết đó được dựa trên những kết quả không thể nhân rộng
B. Lý thuyết đó có thể được thay thế bằng một nguyên lý đơn giản hay chính xác hơn
C. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mâu thuẫn với nó
D. Ứng dụng của lý thuyết đó có thể đưa đến kết quả mơ hồ rằng nó phù hợp với bất kỳ và tất cả kết quả có thể đạt được
-
Câu 24:
Một trong các phương pháp kiểm soát yếu tố nhiễm tên là:
A. Phân tích phương sai
B. Sử dụng hệ số kappa \(\left( \kappa \right)\)
C. Phân tầng
D. Xác định chính xác quần thể đích
-
Câu 25:
Trong các công thức tính cỡ mẫu/ước lượng một tỷ lệ thì mẫu số luôn luôn là:
A. Độ lệch chuẩn
B. Độ dài khoảng tin cậy
C. Mức chính xác của nghiên cứu
D. Một giá trị được tra trong bảng
-
Câu 26:
Những nội dung cần phải nêu trong “nội dung nghiên cứu” của đề tài: (chọn ý kiến sai)
A. Phương pháp nghiên cứu
B. Đối tượng nghiên cứu
C. Tiến độ thực hiện đề tài
D. Địa bàn nghiên cứu
-
Câu 27:
Mẫu số trong các công thức tính cỡ mẫu luôn là:
A. Mức chính xác của nghiên cứu
B. Một giá trị được tra trong các bảng tính sẵn
C. Độ lệch chuẩn
D. Khoảng tin cậy
-
Câu 28:
Một trong các nội dung cần thiết trong giai đoạn mô tả là:
A. Tính tần số mắc bệnh
B. Nhận thấy vấn đề (một sự khởi đầu rất quan trọng)
C. Tính tỷ lệ mới mắc
D. Tính tỷ lệ hiện mắc
-
Câu 29:
Để tìm mối tương quan giữa 2 biến định lượng phải sử dụng test:
A. t
B. F
C. F hoặc t
D. r
-
Câu 30:
Một nghiên cứu bệnh chứng về sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư dạ dày đã tính được OR = 1,44 và χ2 = 4,14. Từ đó có thể nói:
A. Có sự kết hợp nhân quả giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư dạ dày
B. Phải tính khoảng tin cậy 95% của OR mới có thể kết luận được
C. Phải trình bày kết quả bằng bảng 2 x 2 mới có thể kết luận được
D. Không có mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và ung thư dạ dày
-
Câu 31:
Nghiên cứu về tai nạn giao thông ở một nước đã nêu ra các số liệu sau: 61% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái trên 10 năm, 22% số vụ tai nạn liên quan tới những lái xe đã có bằng lái từ 6 -10 năm, và 17% còn lại liên quan tới những lái xe có bằng lái dưới 6 năm , và nhà chức trách đã nói rằng: Càng nhiều năm kinh nghiệm càng làm cho người lái xe chủ quan, bắt cẩn. Điều nào dưới đây nêu rõ nhất lời nói trên là không đúng:
A. Các tỷ lệ chưa được chuẩn hóa theo tuổi
B. Số liệu trên chưa đầy đủ vì có những vụ tai nạn chưa được ghi nhận
C. Phải làm một so sánh với những người lái xe không liên quan tới tai nạn
D. Chưa có test thống kê
-
Câu 32:
Ưu điểm của nghiên cứu định tính là xử lý số liệu dễ dàng hơn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Khi cần xác lập mối liên quan về thời gian nên áp dụng thiết kế:
A. Nghiên cứu ngang
B. Nghiên cứu trường hợp
C. Nghiên cứu chùm bệnh
D. Nghiên cứu thuần tập
-
Câu 34:
Yếu tố ảnh hưởng đồng thời lên nguyên nhân và hậu quả trong mối tương quan nhân quả là:
A. Biến độc lập
B. Biến phụ thuộc
C. Biến gây nhiễu
D. Biến trung gian
-
Câu 35:
Cơ sở của mọi ý nghĩa thống kê là dựa trên quan điểm về giả thuyết Ho; Khi phân tích thống kê một bảng 2 x 2 trong nghiên cứu phân tích bằng quan sát thì giả thuyết Ho nêu rằng:
A. Có sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu và bệnh nghiên cứu
B. Không có sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu và bệnh nghiên cứu
C. Sự kết hợp giữa yếu tố nghiên cứu và bệnh nghiên cứu là do yếu tố nhiễu gây nên
D. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ phơi nhiễm và tỷ lệ không phơi nhiễm
-
Câu 36:
Test Z dùng để so sánh:
A. Tỷ lệ của các mẫu độc lập
B. Tỷ lệ của 2 quần thể
C. Trung bình của các mẫu độc lập
D. Trung bình của mẫu với trung bình của quần thể
-
Câu 37:
Với số liệu của bảng 2 × 2 thì test thống kê thích hợp nhất là:
A. r
B. t
C. Z
D. \({\chi ^2}\)
-
Câu 38:
Một trong các phần của báo cáo tổng kết đề tài gọi là:
A. Cấp quản lý và chủ nhiệm đề tài
B. Tên tác giả
C. Họ và tên cán bộ tham gia nghiên cứu
D. Danh mục các bảng số liệu trong báo cáo
-
Câu 39:
Để hình thành giả thuyết nhân quả có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào:
A. Thử nghiệm lâm sàng
B. Chùm bệnh
C. Nghiên cứu bệnh chứng
D. Nghiên cứu thuần tập
-
Câu 40:
Kết quả điều tra trên mẫu về tỷ lệ lách to của các làng A, B, C, D, E trong một vùng có sốt rét lưu hành được trình bày ở bảng sau:
Làng A B C D E Số trẻ được khám 751 849 307 289 401 Số trẻ có lách to 310 237 90 67 72 Chỉ số lách to % 41 28 29 23 18 Dùng toán đồ (kèm theo) để so sánh tỷ lệ lách to giữa 2 làng B và E, và lết luận:
A. Tỷ lệ lách to của làng B và làng E khác nhau không có ý nghĩa thống kê
B. Tỷ lệ lách to của làng B và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
C. Tỷ lệ lách to của làng B và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05
D. Tỷ lệ lách to của làng B và làng E khác nhau có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01