390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 390+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa lí dược có đáp án. Nội dung bộ đề gồm có nhiệt động lực học, điện hóa học, động học các phản ứng hóa học, quá trình khuếch tán và hòa tan, hệ phân bán bao gồm hệ keo, hỗn dịch, nhũ tương,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Một chất phóng xạ có chu kỳ bán hủy (bán rã) là 30 năm. Hỏi cần thời gian bao lâu để 90% số nguyên tử:
A. 99,658 năm
B. 9,9658 năm
C. 996,58 năm
D. 9658 năm
-
Câu 2:
Điện cực AgCl được điều chế cách phủ lên kim loại Ag một lớp muối AgCl và nhúng vào dung dịch KCl (Ag/AgCl/KCl) là điện cực:
A. Loại 1
B. Loại 2
C. Loại 3
D. Loại 4
-
Câu 3:
Các chất HĐBM không phân li thành ion là những chất:
A. Chất tạo bọt
B. Chất trợ tan
C. Chất nhũ hóa N/D
D. Mono este hoặc este nhiều lần
-
Câu 4:
Quá trình hấp phụ vật lý khác với hấp phụ hóa học:
A. Nhiệt hấp phụ nhỏ
B. Là thuận nghịch
C. Không làm biến đổi chất hấp phụ
D. Câu a, b, c đúng
-
Câu 5:
Cho điện cực loại 1, có phản ứng điện cực: Men+ + ne =Me. Điện thế của điện cực sẽ là:
A. \(\varphi = {\varphi ^0} + \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{a_{M{e^{2 + }}}}}}{{{a_{Me}}}}\)
B. \(\varphi = {\varphi ^0} - \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{a_{M{e^{2 + }}}}}}{{{a_{Me}}}}\)
C. \(\varphi = {\varphi ^0} - \frac{{RT}}{{nF}}\ln \frac{{{a_{Me}}}}{{{a_{M{e^{2 + }}}}}}\)
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Độ bền vững của hệ phân tán thường được chia ra làm các loại:
A. Độ bền độ học
B. Độ bền hóa học
C. Độ bền tập hợp
D. a, b đều đúng
-
Câu 7:
Chọn câu đúng nhất: Cho Pin Zn/ZnSO4//CuSO4/Cu:
A. Dòng điện đi từ cực Zn sang Cu
B. Dòng điện đi từ cực Cu sang Zn
C. Dòng điện đi từ cực Zn sang Cu và dòng electron đi ngược lại
D. Dòng điện đi từ cực Cu sang Zn và dòng electron đi ngược lại
-
Câu 8:
Biết độ dẫn điện giới hạn của dung dịch HCl, CH3COONa và NaCl lần lượt là 426,1; 91; và 126,5 cm2 .1\(\Omega \) đlg-1 . Độ dẫn điện đương lượng giới hạn của dung dịch CH3COOH ở 25oC là:
A. \(390(c{m^{2.}}{\Omega ^{ - 1}}đ{\lg ^{ - 1}})\)
B. \(380(c{m^{2.}}{\Omega ^{ - 1}}đ{\lg ^{ - 1}})\)
C. \(400(c{m^{2.}}{\Omega ^{ - 1}}đ{\lg ^{ - 1}})\)
D. \(370(c{m^{2.}}{\Omega ^{ - 1}}đ{\lg ^{ - 1}})\)
-
Câu 9:
Khi cho 1 lít dung dịch AgNO3 0.005M tác dụng với 2 lít dung dịch KI 0.001M, ta được keo AgI:
A. Mang điện tích dương ( + )
B. Mang điện tích âm ( - )
C. Trung hòa điện
D. Có thể mang điện tích dương có thể mang điện tích âm
-
Câu 10:
Cho 3 hệ phân tán: thô, keo và dung dịch thực. Độ phân tán của chúng là:
A. Hệ keo < dung dịch thực < thô
B. Thô < hệ keo < dung dịch thực
C. Thô < hệ keo < dung dịch thực
D. Hệ keo < thô < dung dịch thực.
-
Câu 11:
Cho \(S{n^{2 + }} + 2F{e^{3 + }} \to S{n^{4 + }} + 2F{e^{2 + }}\) :
A. \(F{e^{3 + }}\) là chất oxy hóa và \(F{e^{3 + }} + 1e \to F{e^{2 + }}\) là sự khử
B. \(F{e^{3 + }}\) là chất oxy hóa và \(F{e^{3 + }} + 1e \to F{e^{2 + }}\) là sự oxy hóa
C. là chất khử và \(F{e^{3 + }} + 1e \to F{e^{2 + }}\) là sự khử
D. b, c đúng
-
Câu 12:
: Theo công thức Van't Hoff cho biết γ = 3. Khi tăng nhiệt độ lên 100 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên:
A. 59550 lần
B. 59490 lần
C. 59049 lần
D. 59090 lần
-
Câu 13:
Khi cắm hai ống nghiệm không đáy vào khối đất sét, trên có hai điện cực nới với nguồn điện một chiều, sau một thời gian bên điện cực dương ống nghiệm mờ đục. Hiện tượng này gọi là:
A. Hiện tượng điện môi
B. Hiện tượng điện thẩm
C. Hiện tượng điện di
D. Hiện tượng điện phân
-
Câu 14:
Thế điện cực của điện cực calomel được tính theo công thức sau:
A. 0,2678 - 0, 059logaCl-
B. 0,2678 + 0,059logaCl-
C. 0,2224 - 0,059logaCl-
D. 0,2224 + 0,059logaCl-
-
Câu 15:
Khi tăng nồng độ chất điện li trơ thì chiều dày lớp khuếch tán:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Lúc đầu tăng sau đó giảm
-
Câu 16:
Thêm ion hấp phụ có dấu cùng với ion tạo thế đến khi thế điện động đạt giá trị tới hạn thì thế nhiệt động:
A. Giảm
B. Tăng
C. Không đổi
D. Đổi dấu
-
Câu 17:
Định lượng HCl bằng dung dịch NaOH chuẩn , giá trị K có được trong dung dịch:
A. K = const tại mọi thời điểm
B. K = 0 tại điểm tương đương
C. Cực đại tại thời điểm tương đương
D. Cực tiểu tại thời điểm tương đương
-
Câu 18:
Nguyên nhân làm giảm sự sa lắng, tăng nồng độ bền động học của hệ:
A. Chuyển động Brown, khuếch tán, áp suất thẩm thấu
B. Chuyển động Brown, sự dao động nồng độ, giảm độ nhớt môi trường
C. Nhiễu xạ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
D. Hấp thụ ánh sáng, khuếch tán, áp suất thẩm thấu, sa lắng
-
Câu 19:
Phản ứng bậc 1 có vận tốc:
A. Giảm dần theo thơi gian
B. Không phụ thuộc vào nồng độ
C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 20:
Khi điều chế nhũ dịch N/D để nhũ dịch được ổn định người ta thường dùng:
A. Thêm dung dịch CaCl2
B. Thêm dung dịch NaCl
C. Thêm natri sterat
D. Thêm calci sterat
-
Câu 21:
Khi cho bột lưu huỳnh vào nước ta thu được một sản phẩm:
A. Hỗn dịch
B. Keo thân dịch
C. Keo lưu huỳnh
D. Nhũ dịch
-
Câu 22:
Khi cho phenol vào nước, tùy theo hàm lượng giữa hai chất ta có thể tạo thành các hệ sau:
A. Dung dịch của phenol trong nước
B. Dung dịch của nước trong phenol
C. Nhũ dịch phenol trong nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Vai trò của chất hoạt động bề mặt là:
A. Tạo nhũ hóa
B. Tạo mixen
C. Làm chất tẩy rửa
D. Tất cả đúng.
-
Câu 24:
Trong quá trình hấp phụ người ta kết luận: khi nhiệt độ tăng thì sự hấp phụ:
A. Sự hấp phụ tăng
B. Sự hấp phụ không ảnh hưởng
C. Tùy thuộc vào nồng độ
D. Sự hấp phụ giảm
-
Câu 25:
Hằng số tốc độ phản ứng bậc nhất được biểu thị theo công thức:
A. \(k = \frac{{3,203}}{t}\ln \frac{{|A|}}{{|{A_o}|}}\)
B. \(k = \frac{{3,303}}{t}\ln \frac{{|A|}}{{|{A_o}|}}\)
C. \(k = \frac{{2,303}}{t}\ln \frac{{|{A_o}|}}{{|A|}}\)
D. \(k = \frac{{3,303}}{t}\ln \frac{{|A|}}{{|{A_o}|}}\)