Trắc nghiệm Truyền tải điện năng – máy biến áp Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một máy biến áp lý tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2400 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 800 vòng dây. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 210 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp khi biến áp hoạt động không tải là
A. 0 V.
B. 105 V.
C. 630 V
D. 70 V.
-
Câu 2:
Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A. 2500.
B. 1100.
C. 2000.
D. 2200.
-
Câu 3:
Về mặt lý thuyết, muốn giảm công suất hao phí do toả nhiệt khi truyền tải điện năng 400 lần thì phải
A. tăng sức chống đỡ của các cột điện lên 400 lần.
B. tăng điện áp U của các dây dẫn lên 20 lần.
C. tăng sức chống đỡ của các cột điện lên 20 lần.
D. tăng điện áp U của các dây dẫn lên 400 lần.
-
Câu 4:
Một máy biến áp có hiệu suất xấp xỉ bằng 100% có số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này
A. là máy tăng áp.
B. là máy hạ áp.
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
D. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
-
Câu 5:
Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp
A. để máy biến áp ở nơi khô thoáng.
B. lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc.
C. lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.
D. tăng độ cách điện trong máy biến áp.
-
Câu 6:
Hiện nay người ta thường dùng cách nào để giảm hao phí điện năng khi truyền tải đi xa?
A. Tăng tiết diện dây dẫn truyền tải.
B. Xây nhà máy thuỷ điện gần nơi tiêu thụ.
C. Dùng dây dẫy bằng vật liệu siêu dẫn.
D. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải điện năng đi xa.
-
Câu 7:
Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp. Chọn câu đúng. Trong máy tăng áp thì
A. N1 có thể lớn hơn hay nhỏ hơn N2.
B. N1 = N2.
C. N1 > N2.
D. N1 < N2.
-
Câu 8:
Vai trò của máy biến áp trong việc truyền tải điện năng:
A. Giảm điện trở của dây dẫn trên đường dây tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.
B. Tăng điện áp truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.
C. Giảm điện áp truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải.
D. Giảm sự thất thoát năng lượng dưới dạng bức xạ sóng điện từ.
-
Câu 9:
Trong máy biến áp, khi điện áp ở mạch thứ cấp tăng k lần thì
A. cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp tăng k lần.
B. tiết diện dây ở mạch thứ cấp lớn hơn tiết diện dây ở mạch sơ cấp k lần.
C. cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp giảm đi k lần.
D. tiết diện dây ở mạch thứ cấp nhỏ hơn tiết diện dây ở mạch sơ cấp k lần.
-
Câu 10:
Trong thực tế sử dụng máy biến áp người ta thường mắc cuộn sơ cấp liên tục với nguồn không cần tháo ra kể cả khi không cần dùng máy biến áp là vì
A. dòng điện trong cuộn sơ cấp rất nhỏ vì cảm kháng rất lớn khi không tải.
B. công suất và hệ số công suất của cuộn thứ cấp luôn bằng nhau.
C. tổng trở của biến áp nhỏ.
D. cuộn sơ cấp có điện trở thuần rất lớn nên dòng sơ cấp rất nhỏ, không đáng kể.
-
Câu 11:
Máy biến áp có thể dùng để biến đổi điện áp của nguồn điện nào sau đây?
A. Pin.
B. Acqui.
C. Nguồn điện xoay chiều AC.
D. Nguồn điện một chiều DC.
-
Câu 12:
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào
A. hiện tượng tự cảm.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. việc sử dụng trường quay.
D. tác dụng của lực từ.
-
Câu 13:
Chọn câu sai. Dòng AC được ứng dụng rộng rãi hơn dòng DC vì
A. thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, tạo ra dòng điện có công suất lớn và có thể biến đổi dễ dàng thành dòng điện DC bằng cách chỉnh lưu.
B. có thể truyền tải đi xa dễ dàng nhờ máy biến áp, hao phí điện năng truyền tải thấp.
C. có thể tạo ra dòng AC ba pha tiết kiệm được dây dẫn và tạo được từ trường quay.
D. cường độ dòng điện ổn định, ít gây nguy hiểm.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
B. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào bản chất của mạch điện và tần số dòng điện trong mạch.
D. Công suất hao phí trên đường dây tải điện không phụ thuộc vào chiều dài của đưòng dây tải điện.
-
Câu 15:
Biện pháp nào sau đây không góp phần tăng hiệu suất của máy biến áp?
A. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ.
B. Dùng lõi sắt gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau.
C. Dùng dây có điện trở suất nhỏ làm dây quấn máy biến áp.
D. Đặt các lá sắt của lõi sắt song song với mặt phẳng chứa các đường sức từ.
-
Câu 16:
Một trong những biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa đang được áp dụng rộng rãi là
A. giảm tiết diện dây truyền tải điện.
B. tăng chiều dài đường dây truyền tải điện.
C. giảm điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện.
D. tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện.
-
Câu 17:
Từ một trạm điện, điện năng được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất truyền đến nơi tiêu thụ luôn không đổi, điện áp và cường độ dòng điện luôn cùng pha. Ban đầu, nếu ở trạm điện chưa sử dụng máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở trạm điện bằng 1,2375 lần điện áp hiệu dụng ở nơi tiêu thụ. Để công suất hao phí trên đường dây truyền tải giảm 100 lần so với lúc ban đầu thì ở trạm điện cần sử dụng máy biến áp có tỉ lệ số vòng dây của cuộn thứ cấp so với cuộn sơ cấp là
A. 8,1.
B. 6,5.
C. 7,6.
D. 10.
-
Câu 18:
Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này
A. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
B. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
C. là máy hạ thế.
D. là máy tăng thế.
-
Câu 19:
Chọn phát biểu sai. Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí
A. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.
B. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.
C. tỉ lệ với thời gian truyền điện.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát.
-
Câu 20:
Một máy tăng áp lí tưởng có điện áp hai đầu cuộn sơ cấp ổn định. Nếu ta tăng số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp lên vài vòng như nhau thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp
A. tăng.
B. giảm
C. có thể tăng hoặc giảm.
D. không đổi.
-
Câu 21:
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa cần tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây đi 100 lần. Giả thiết công suất nơi tiêu thụ nhận được không đổi, điện áp tức thời u cùng pha với dòng điện tức thời i. Biết ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% điện áp của tải tiêu thụ.
A. 4,3 lần.
B. 8,7 lần.
C. 10 lần.
D. 5 lần.
-
Câu 22:
Một máy biến áp gồm cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng dây lần lượt là 50 vòng và 100 vòng. Khi cường độ dòng điện qua cuộn thứ cấp là 2 A thì cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là
A. 1 A.
B. 4 A.
C. 2 A.
D. 0,5 A.
-
Câu 23:
Khi truyền tải điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là \(\Delta\)P. Để cho công suất hao phí trên đường dây còn là \(\frac{\Delta \text{P}}{\text{n}}\) (với n >1). Ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là
A. \(\sqrt{n}.\)
B. n.
C. \(\frac{1}{\sqrt{n}}.\)
D. 1/n.
-
Câu 24:
Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
C. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
-
Câu 25:
Ta cần truyền một công suất điện 1 MW đến nơi tiêu thụ bằng đường dây 1 pha, hiệu điện thế hiệu dụng 10 KV. Mạch điện có hệ số công suất cosφ = 0,85. Muốn cho tỉ lệ năng lượng mất mát trên đường dây không quá 5% công suất truyền thì điện trở của đường dây phải có giá trị
A. \(R\le 3,61\text{ }\Omega .\)
B. \(R\le 36,1\text{ }\Omega .\)
C. \(R\le 361\text{ }\Omega .\)
D. \(R\le 3,61\text{ k}\Omega .\)
-
Câu 26:
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Giảm tiết diện dây dẫn.
B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện.
C. Giảm điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện.
D. Tăng chiều dài dây dẫn.
-
Câu 27:
Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
A. tăng điện áp và tăng tần số của dòng điện xoay chiều.
B. tăng điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
C. giảm điện áp và giảm tần số của dòng điện xoay chiều.
D. giảm điện áp mà không thay đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
-
Câu 28:
Máy biến áp là thiết bị:
A. Biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
B. Có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
C. Làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều.
-
Câu 29:
Trong việc truyền tải điện năng đi xa, biện pháp để giảm công suất hao phí trên đường dâu tải điện là
A. tăng hiệu điện thế ở nơi truyền đi
B. giảm tiết diện của dây
C. chọn dây có điện trở suất lớn
D. tăng chiều dài của dây
-
Câu 30:
Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chỉ tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Tính số hộ dân mà trạm phát này cung cấp đủ điện năng khi điện áp truyền đi là 4U
A. 100
B. 150
C. 120
D. 180
-
Câu 31:
Bằng đường dây truyền tải 1 pha điện năng từ 1 nhà may phát điện được truyền đen nơi tiêu thụ là một khu chung cư .Người ta thấy nếu tăng hiệu điện thế nơi phát từ U lên 2U thì số hộ dân có đủ điện để tiêu thụ tăng từ 80 lên 95 hộ. Biết chỉ có hao phí trên đường truyền là đáng kể các hộ dân tiêu thụ điện năng như nhau. Nếu thay thế sợi dây trên bằng sợi siêu dẫn để tải điện thì số hộ dân có đủ điện tiêu thụ là bao nhiêu biết Pphát=const.
A. 100
B. 110
C. 160
D. 175
-
Câu 32:
Điện năng từ nhà máy được đưa đến nơi tiêu thụ nhờ các dây dẫn, tại nơi phát điện công suất là không đổi. Ban đầu hiệu suất tải điện là 90 % Muốn hiệu suất tải điện là 96 % cần thay đổi cường độ dòng điện trên dây tải một lượng bằng bao nhiêu?
A. 37,4 %
B. 36,8 %
C. 42,2%
D. 40,6 %
-
Câu 33:
Điện áp giữa 2 cực của máy phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để công suất hao phí giảm 100 lần với điều kiện công suất truyền đến tải tiêu thụ không đổi và khi chưa tăng thì độ giảm điện áp trên đường dây bằng 15% điện giữa hai cực máy phát. Coi cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp.
A. 10 lần
B. 8,515 lần.
C. 10,515 lần.
D. Đáp án khác
-
Câu 34:
Một máy phát điện xoay chiều một pha truyền đi một công suất điện không đổi. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu đường dây là U thì hiệu suất truyền tải là 75%. Để hiệu suất truyền tải tăng thêm 21% thì điện áp hiệu dụng hai đầu đường dây phải là
A. 2,5U.
B. 6,25U
C. 1.28 U
D. 4.25U.
-
Câu 35:
Một nhà máy phát điện gồm 2 tổ máy có cùng công suất P hoạt động đồng thời. Điện sản xuất được đưa lên đường dây và truyền đến nơi tiêu thụ với hiệu suất truyền tải là 80%. Hỏi khi một tổ máy ngừng hoạt động , tổ máy còn lại hoạt động bình thường thì hiệu suất truyền tải bây giờ là bao nhiêu?
A. 90%
B. 85%
C. 75%
D. 87,5%
-
Câu 36:
Khi thay thế dây truyền tải điện bằng một dây khác cùng chất liệu nhưng có đường kính tăng gấp đôi thì hiệu suất tải điện là 91%. Hỏi khi thay thế dây truyền tải bằng loại dây cùng chất liệu nhưng có đường kính tăng gấp 3 lần thì hiệu suất truyền tải điện khi đó là bao nhiêu. Biết công suất và điện áp nơi phát là không đổi.
A. 94 %
B. 96%
C. 92%
D. 95%
-
Câu 37:
Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, ở cuối nguồn dùng máy hạ thế có tỉ số vòng dây là 2. Cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần để giảm công suất hao phí trên đường dây 100 lần nhưng vẫn đảm bảo công suất tiêu thụ là không đổi. Biết điện áp tức thời cùng pha hiệu dòng điện tức thời và ban đầu độ giảm điện thế trên đường dây bằng 15% lần điện áp của tải tiêu thụ?
A. 10
B. 7,5
C. 8,7
D. 9,3
-
Câu 38:
Người ta truyền tải điện năng từ A đến B, ở A dùng một máy tăng thế và ở B dùng hạ thế, dây dẫn từ A đến B có điện trở 40Ω. Cường độ dòng điện trên dây là 50A, công suất hao phí trên dây bằng 5% công suất tiêu thụ ở B và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của mấy hạ thế là 200V. Biết dòng điện và hiệu thế luôn cùng pha và bỏ qua hao phí trên máy biến thế, tỉ số biến đổi của máy hạ thế là:
A. 0,005
B. 0.05
C. 0,01
D. 0,004
-
Câu 39:
Điện năng được truyền từ một nhà máy phát điện nhỏ đến một khu công nghiệp bằng đường dây truyền tải điện một pha. Nếu điện áp truyền đi là U thì ở khu công nghiệp phải lắp máy hạ áp với tỉ số hạ áp bằng 54 để đáp ứng 12/13 nhu cầu điện năng của khu công nghiệp. Nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho khu công nghiệp thì điện áp truyền tải phải là 2U, khi đó cần dùng máy hạ áp có tỉ số như thế nào? Coi hệ số công suất luôn bằng 1.
A. 114
B. 111
C. 117
D. 108
-
Câu 40:
Một trạm hạ áp cấp điện cho một nông trại để thắp sáng các bóng đèn sợi đốt cùng loại có điện áp định mức 220 V. Nếu dùng 500 bóng thì chúng hoạt động đúng định mức, nếu dùng 1500 bóng thì chúng chỉ đạt 83,4% công suất định mức. Coi điện trở của bóng đèn không đổi. Điện áp ra ở cuộn thứ cấp của máy hạ áp là
A. 271 V.
B. 310 V.
C. 231 V.
D. 250 V.