ADMICRO

Trắc nghiệm Sóng điện từ Vật Lý Lớp 12

  • Câu 1:

    Sóng điện từ và sóng cơ học không giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

    A. Là quá trình lan truyền dao động.

    B. Liên quan đến dao động của các phần tử trong môi trường truyền dao động.

    C. Có thể bị phản xạ khi gặp mặt phân cách hai môi trường.

    D. Có thể gây ra hiện tượng giao thoa.

  • Câu 2:

    Trường nào sau đây không tác dụng lực điện lên điện tích đứng yên ở trong nó?

    A. Từ trường của một nam châm vĩnh cửu.

    B. Điện trường của một điện tích điểm đứng yên.

    C. Từ trường biến thiên theo thời gian.

    D. Điện trường biến thiên theo thời gian.

  • Câu 3:

    Đường sức của trường nào sau đây không khép kín?

    A. Điện trường do điện tích đứng yên gây ra xung quanh nó.

    B. Từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên gây ra xung quanh nó.

    C. Điện trường sinh ra do có một từ trường biến thiên theo thời gian.

    D. Từ trường sinh ra do có một điện trường biến thiên theo thời gian.

  • Câu 4:

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường?

    A. Sóng điện từ do mạch dao động LC dao động càng nhanh khi điện dung của tụ điện càng tăng.

    B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.

    C. Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau.

    D. Vận tốc lan truyền của điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.

  • Câu 5:

    Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Véctơ cường độ điện trường  và cảm ứng từ  cùng phương và cùng độ lớn.

    B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.

    C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.

    D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

  • Câu 6:

    Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

    A. Phản xạ.

    B. Truyền được trong chân không.

    C. Mang năng lượng.

    D. Khúc xạ.

  • Câu 7:

    Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?

    A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kỳ.

    B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2.

    C. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.

    D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

  • Câu 8:

    Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

    B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

    C. Sóng điện từ là sóng ngang.

    D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c=3.108 m/s.

  • Câu 9:

    Sóng điện từ

    A. lan truyền trong mọi môi trường rắn, lỏng, khí với vận tốc c=3.108 m/s.

    B. là sóng dọc

    C. không truyền được trong chân không.

    D. là sóng ngang.

  • Câu 10:

    Điều nào sau đây không đúng đối với sóng điện từ?

    A. Có tốc độ khác nhau khi truyền trong không khí do có tần số khác nhau.

    B. Cho hiện tượng phản xạ và khúc xạ như ánh sáng.

    C. Sóng điện từ gồm các thành phần điện trường và từ trường dao động.

    D. Sóng điện từ mang năng lượng.

  • Câu 11:

    Phát biểu nào sau đây là không đúng?

    A. Sóng điện từ là sóng ngang.

    B. Sóng điện từ mang năng lượng.

    C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

    D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

  • Câu 12:

    Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?

    A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.

    B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).

    C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).

    D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

  • Câu 13:

    Nhận xét nào dưới đây là đúng? Sóng điện từ

    A. là sóng dọc giống như sóng âm.

    B. là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.

    C. là sóng ngang, có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

    D. chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

  • Câu 14:

    Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

    A. Tại mỗi điểm bất kì trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường \(\rm{\vec E}\) và vectơ cảm ứng từ \(\rm{\vec B}\)  luôn vuông góc với nhau và cả hai đều vuông góc với phương truyền sóng.

    B. Vectơ \(\rm{\vec E}\) có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ \(\rm{\vec B}\) vuông góc với vectơ \(\rm{\vec E}\).

    C. Vectơ \(\rm{\vec B}\) có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ \(\rm{\vec E}\) vuông góc với vectơ \(\rm{\vec B}\).

    D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, cả hai vectơ \(\rm{\vec E}\) và \(\rm{\vec B}\) đều không có hướng cố định.

  • Câu 15:

    Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Đường sức của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra.

    B. Đường sức từ trường của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.

    C. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.

    D. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy.

  • Câu 16:

    Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Điện tích điểm dao động theo thời gian sinh ra điện từ trường trong không gian xung quanh nó.

    B. Từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường biến thiên.

    C. Điện từ trường lan truyền trong chân không với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng trong chân không.

    D. Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường biến thiên.

  • Câu 17:

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

    A. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

    B. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

    C. Từ trường xoáy là từ trường có đường sức là những đường cong không kín.

    D. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.

  • Câu 18:

    Tìm phát biểu sai về điện từ trường.

    A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

    B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.

    C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín.

    D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên.

  • Câu 19:

    Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra

    A. điện trường xoáy.

    B. từ trường xoáy.

    C. một dòng điện.

    D. từ trường và điện trường biến thiên.

  • Câu 20:

    Điện trường xoáy là điện trường

    A. có các đường sức bao quanh các đường sức từ.

    B. có các đường sức không khép kín.

    C. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

    D. của các điện tích đứng yên.

  • Câu 21:

    Chọn phát biểu đúng về điện từ trường.

    A. Điện trường tĩnh do các điện tích chuyển động gây ra.

    B. Điện trường tĩnh biến thiên theo thời gian, nhưng không phụ thuộc vào không gian.

    C. Điện trường tĩnh có đường sức là đường cong hở, xuất phát từ các đường tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

    D. Điện trường tĩnh có đường sức là đường cong kín.

  • Câu 22:

    Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

    A. Vectơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

    B. Tại mỗi điểm trong không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha.

    C. Tại mỗi điểm trong không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lêch pha nhau \(\pi\).

    D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

  • Câu 23:

    Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.

    B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.

    C. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.

    D. Điện trường không lan truyền được trong điện môi.

  • Câu 24:

    Chỉ ra phát biểu sai khi so sánh sóng cơ và sóng điện từ.

    A. Sóng cơ chỉ lan truyền trong môi trường vật chất, sóng điện từ có thể truyền cả trong chân không.

    B. Sóng cơ có tốc độ thay đổi theo môi trường truyền, sóng điện từ luôn có tốc độ là 3.108 m/s.

    C. Sóng cơ có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang, sóng điện từ là sóng ngang.

    D. Sóng điện từ và sóng cơ đều có thể tạo ra hiện tượng giao thoa.

  • Câu 25:

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng điện từ?

    A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

    B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

    C. Tốc độ sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

    D. Tần số của sóng điện từ bằng nửa tần số của điện tích dao động.

  • Câu 26:

    Sóng điện từ và sóng cơ học không cùng tính chất nào dưới đây?

    A. Mang năng lượng. 

    B. Tuân theo định luật giao thoa.

    C. Tuân theo quy luật phản xạ.      

    D. Truyền được trong chân không.

  • Câu 27:

    Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

    B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

    C. Sóng điện từ là sóng ngang.

    D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc \(\text{c}=\text{3}\text{.1}{{\text{0}}^{8}}\text{ m/s}\text{.}\)

  • Câu 28:

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

    A. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.

    B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.

    C. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường.

    D. Từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường biến thiên.

  • Câu 29:

    Chọn phương án sai. Các bức xạ có bước sóng càng ngắn

    A. có tính đâm xuyên càng mạnh. 

    B. dễ gây ra hiện tượng giao thoa,

    C. dễ làm phát quang các chất.

    D. dễ lảm iỏn hỏa không khí

  • Câu 30:

    Bức xạ điện từ có

    A. bước sóng càng ngắn thì càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

    B. bước sóng càng dài thì khá năng đâm xuyên càng yếu.

    C.  tần số càng nhỏ thì càng dễ làm phát quang các chất.

    D. tần số càng lớn thì khá năng ion hóa càng yếu.

  • Câu 31:

    Thuyết điện từ về ánh sáng

    A. nêu lên mối quan hệ giữa các tính chất điện từ và quang học của môi trường truyền ánh sáng.

    B. đề cập tới bản chất điện từ của sáng.

    C. đề cập đên lưỡng tính chất sóng−hật của ánh sáng.

    D. giải thích hiện tượng giải phóng electron khi chiếu ánh sáng vào kim loại và bán dẫn

  • Câu 32:

    Đối với sự lan truyền sống điện từ thì

    A. vectơ cường độ điện trường E cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ B vuông góc với vectơ cường độ điện trường E .

    B.  vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn cùng phương với phương truyền sóng.

    C. vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn vuông góc với phương truyền sóng.

    D. vectơ cảm ứng từ B cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường E vuông góc với vectơ cảm ứng từ B

  • Câu 33:

    Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ? 

    A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

    B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\)

    C. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.

    D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian

  • Câu 34:

    Sóng điện từ

    A. là sóng dọc và truyền được trong chân không.

    B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.

    C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

    D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

  • Câu 35:

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

    A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.

    B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

    C.  Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

    D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.

ZUNIA9
AANETWORK