Trắc nghiệm Sóng điện từ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Chọn đáp án đúng. Điện trường xoáy là điện trường
A. Xuất hiện tại nơi có từ trường biến thiên
B. Có các đường sức không khép kín
C. Của các điện tích đứng yên
D. Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi
-
Câu 2:
Chọn phát biểu đúng. Điện trường xoáy là điện trường
A. Có các đường sức là đường cong kín
B. Có các đường sức không khép kín.
C. Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi
D. Của các điện tích đứng yên.
-
Câu 3:
Dòng điện trong mạch dao động
A. gồm cả dòng điện dẫn và dòng điện dịch.
B. là dòng điện dẫn.
C. là dòng electron tự do.
D. là dòng điện dịch.
-
Câu 4:
Trong trường hợp nào sau đây xuất hiện điện từ trường?
A. Electron chuyển động trong dây dẫn thẳng.
B. Electron chuyển động trong dây dẫn tròn.
C. Electron chuyển động trong ống dây điện.
D. Electron trong đèn hình vô tuyến đến va chạm vào màn hình.
-
Câu 5:
Chọn câu sai.
A. Điện trường gắn liền với điện tích.
B. Từ trường gắn liền với dòng điện.
C. Điện từ thường gắn liền với điện tích và dòng điện.
D. Điện từ trường chỉ xuất hiện ờ chỗ có điện điện trường hoặc từ trường biến thiên.
-
Câu 6:
Điện từ trường xuất hiện tại chỗ xảy ra tia chớp vào lúc nào?
A. Vào đúng lúc ta nhìn thấy tia chớp.
B. Trước lúc ta nhìn thấy tia chóp một khoảng thời gian rất ngắn.
C. Sau lúc ta nhìn thấy tia chóp một khoảng thời gian rất ngắn.
D. Điện từ trường không xuất hiện tại chỗ có tia chớp.
-
Câu 7:
Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây?
A. Xung quanh một quả cầu tích điện.
B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu.
C. Xung quanh một ống dây điện.
D. Xung quanh một tia lửa điện.
-
Câu 8:
Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định kết luận “Xung quanh một điện trường biến thiên xuất hiện một từ trường”? Đó là sự xuất hiện
A. từ trường của dòng điện thăng.
B. từ trường của dòng điện tròn.
C. từ trường của dòng điện dẫn.
D. từ trường của dòng điện dịch.
-
Câu 9:
Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra
A. điện trường.
B. từ trường.
C. điện từ trường.
D. điện trường xoáy.
-
Câu 10:
Tìm câu phát biểu SAI. Xung quanh một điện tích dao động
A. có điện trường.
B. có từ trường.
C. có điện từ trường.
D. không có trường nào cả.
-
Câu 11:
Tìm câu phát biểu SAI.
A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lục lên điện tích đứng yên.
B. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
C. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích đúng yên.
D. Điện trường từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
-
Câu 12:
Một dòng điện không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn
A. có điện trường.
B. có từ trường.
C. có điện từ trường.
D. không có trường nào cả.
-
Câu 13:
Chọn phương án đúng khi nói về điện từ trường.
A. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.
B. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong hở.
C. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong không có điểm đầu và điểm cuối.
D. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong kín.
-
Câu 14:
Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một elecừon thì electron sẽ chuyển động
A. theo đường cong hở đi qua O.
B. theo đường cong kín đi qua O.
C. theo đường cong hờ không đi qua O.
D. theo đường cong kín không đi qua O.
-
Câu 15:
Tại điểm O trong khoảng không gian có điện trường xoáy, đặt một electron thì electron sẽ
A. không chuyển động.
B. chuyến động nhiều lần theo quỹ đạo tròn.
C. chuyển động một lần theo quỹ đạo kín.
D. chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần.
-
Câu 16:
Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
A. xung quanh một điện tích đúng yên.
B. Xung quanh một dòng điện không đổi.
C. Xung quanh một ống dây điện.
D. Xung quanh chỗ hàn điện.
-
Câu 17:
Khi nam châm rơi qua một vòng dây dẫn kín A thì trong đó sẽ xuất hiện một dòng điện. Đặt trên vòng dây A một vòng dây kín B cùng hình dạng và kích thước nhưng làm bằng chất liệu khác thì trong vòng B không có dòng điện. Nếu đổi vị trí hai vòng dây cho nhau rồi cho nam châm rơi qua hai vòng dây thì
A. không có dòng điện trong cả hai.
B. không có dòng điện trong A, nhung có dòng trong B.
C. có dòng điện trong cả hai dây.
D. không có dòng điện trong B, nhưng có dòng trong A.
-
Câu 18:
Chọn phát biểu đúng về điện trường trong khung dao động.
A. Điện trường biên thiên trong tụ điện sinh ra một từ trường đếu, giống như từ trường nam châm hình chữ u.
B. Trong khoảng không gian giữa hai bản tụ điện có một từ trường do điện trường biến thiên trong tụ sinh ra.
C. Trong lòng cuộn cảm chỉ có từ trường, không có điện trường.
D. Trong khoảng không gian giữa hai bản tụ điện không có dòng điện do các điện tích chuyển động gây nên, do đó không có từ trường.
-
Câu 19:
Tìm phát biểu sai về điện từ trường biến thiên.
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian đều có các đường sức là những đường cong hở.
D. Đường sức điện trường xoáy là các đường cong khép kín bao quanh các đường sức của từ trường.
-
Câu 20:
Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn
A. cùng phưong, ngược chiều.
B. cùng phương, cùng chiều.
C. có phương vuông góc với nhau.
D. có phương lệch nhau 45°.
-
Câu 21:
Chọn phương án sai khi nói về điện từ trường
A. Tương tác điện từ lan truyền trong không gian với một tốc độ hữu hạn
B. Điện trường và từ trường có thể chuyển hoá lẫn nhau
C. Điện từ trường là một dạng của vật chất, tồn tại khách quan.
D. Điện trường tĩnh và từ trường tĩnh không phải là những trường hợp riêng của trường điện từ.
-
Câu 22:
Chọn phưong án sai khi nói về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
A. Mọi từ trường biến thiên theo thời gian đều làm xuất hiện một điện trường xoáy hoặc điện trường thế.
B. Điện trường xoáy có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.
C. Mọi điện trường biến thiên theo thời gian đêu làm xuất hiện một từ trường biên thiên.
D. Các đường sức của từ trường này bao quanh các đường sức của điện trường.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong hở.
C. Khi mỏt điên trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
D. Từ trường xoáy là từ trường mà đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường.
-
Câu 24:
Điều nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa điện trường và từ trường ?
A. Khi từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên
B. Điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường biến thiên
C. Từ trường biến thiên càng nhanh làm điện trường sinh ra có tần số càng lớn
D. Điện trường của điện tích đứng yên có đường sức là đường cong kín
-
Câu 25:
Một ăng ten ra đa phát ra sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía ra đa. Thời gian từ lúc ăng ten phát đến lúc sóng phản xạ trở lại là 120 µs, ăng ten quay với tốc độ 0,6 vòng/s. Ở vị trí của đầu vòng quay tiếp theo ứng với hướng của máy bay, ăng ten lại phát sóng điện tự, thời gian từ lúc phát đến lúc nhận lần này là 116µs. Tính vận tốc trung bình của máy bay, biết tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s)
A. 810 km/h.
B. 1296 km/h.
C. 300 km/h.
D. 1080 km/h.
-
Câu 26:
Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình \(B = {B_0}\cos \left( {2\pi {{.10}^8}t + \frac{\pi }{3}} \right)\) (B0 > 0, t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là:
A. \(\frac{{{{10}^{ - 8}}}}{9}(s)\)
B. \(\frac{{{{10}^{ - 8}}}}{8}(s)\)
C. \(\frac{{{{10}^{ - 8}}}}{{12}}(s)\)
D. \(\frac{{{{10}^{ - 8}}}}{6}(s)\)
-
Câu 27:
Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t = t0 + 0,25T, cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. \(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{2}.\)
B. \(\frac{{\sqrt 2 {B_0}}}{4}.\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{4}.\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 {B_0}}}{2}\)
-
Câu 28:
Tại hai điểm A, B cách nhau 1000 m trong không khí, đặt hai ăngten phát sóng điện từ giống hệt nhau. Nếu di chuyển đều một máy thu sóng trên đoạn thắng AB thì tín hiệu mà máy thu được trong khi di chuyển sẽ
A. như nhau tại mọi vị trí.
B. lớn dần khi tiến gần về hai nguồn.
C. nhỏ nhất tại trung điểm của AB.
D. lớn hay nhỏ tuỳ vào từng vị trí.
-
Câu 29:
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi tắt là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Khi dao động âm tần thực hiện dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được 1800 dao động toàn phần. Nếu tần số sóng mang là 0,9MHz thì dao động âm tần có tần số là:
A. 0,1 MHz.
B. 900 Hz.
C. 2000 Hz.
D. 1 KHz.
-
Câu 30:
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần sổ của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000 Hz thực hiện 3 dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là
A. 1600
B. 2400
C. 800
D. 1000
-
Câu 31:
Trong các đài phát thanh, sau trộn tín hiệu âm tần có tần số fa với tín hiệu dao động cao tần có tần số f (biến điệu biên độ) thì tín hiệu đưa đến ăngten phát
A. biến thiên tuần điều hòa với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f.
B. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số fa.
C. biến thiên tuần hoàn với tần số f và biên độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng fa.
D. biến thiên tuần hoàn với tần số fa và biên độ biến thiên điều hòa thời gian với tần số bằng f.
-
Câu 32:
Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lưọt là E0 và B0. Khi cảm úng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 2\({E_0}\)
B. \({E_0}\)
C. 0,25\({E_0}\)
D. \(0,5{E_0}\)
-
Câu 33:
Ở trụ sở Ban chỉ huy quân sự huyện đào Trường Sa có một máy đang phát sóng điện từ. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền theo phưong thẳng đứng hướng lên, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó, vectơ cường độ điện trường có độ lớn
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. độ lớn bằng không.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
-
Câu 35:
Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
B. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
C. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
D. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi nhưng lan truyền được trong chân không.
-
Câu 36:
Chọn phát biểu đúng.
A. Sóng điện từ cũng giống sóng cơ và chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
B. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động đồng pha.
C. Trong chân không, các sóng điện từ truyền đi với vận tốc khác nhau.
D. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
-
Câu 37:
Chọn đáp án sai? Sóng mang
A. dùng trong truyền hình có bước sóng vài trăm mét đến hàng km.
B. là sóng vô tuyến dùng để truyền tải thông tin.
C. có thể là tia hồng ngoại.
D. dùng trong truyền thanh có bước sóng từ vài mét đến vài trăm mét.
-
Câu 38:
Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do thì năng lượng
A. điện từ của mạch được bảo toàn.
B. điện trường tập trung ở cuộn cảm.
C. điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
D. từ trường tập trung ở tụ điện.
-
Câu 39:
Sóng vô tuyến trong chân không có bước sóng dài 0,2 m là sóng
A. cực ngắn.
B. ngắn.
C. trung.
D. dài.
-
Câu 40:
Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất
A. mang năng lượng.
B. khúc xạ.
C. truyền được trong chân không.
D. phản xạ.
-
Câu 41:
Khi nói về sóng điện từ, điều nào sau đây sai ?
A. Sóng điện từ là sóng dọc
B. Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ
C. Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, vecto cường độ điện trường luôn cùng pha với vecto cảm ứng từ
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không
-
Câu 42:
Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ ?
A. Cả hai sóng đều có thể giao thoa
B. Cả hai sóng mang năng lượng
C. Cả hai sóng truyền được trong chân không
D. Cả hai sóng đều bị phản xạ khi gặp vật cản
-
Câu 43:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi
B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s
D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây là sai? Sóng điện từ và sóng cơ
A. đều tuân theo quy luật phản xạ.
B. đều mang năng lượng.
C. đều truyền được trong chân không.
D. đều tuân theo quy luật giao thoa.
-
Câu 45:
Biến điệu sóng điện từ là:
A. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
B. tách sóng điện từ âm tần ra khỏi sóng điện từ cao tần.
C. trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.
D. làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
-
Câu 46:
Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ:
A. sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
B. sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
C. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
D. trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau 0,5π.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ được truyền trong chân không.
B. Trong sóng điện từ khi dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.
C. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.
D. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
-
Câu 48:
Sóng điện từ có đặc điểm là
A. Sóng dọc và không truyền được trong chân không.
B. Sóng ngang và không truyêng được trong chân không.
C. Sóng ngang và truyền được trong chân không.
D. Sóng dọc và truyền được trong chân không.
-
Câu 49:
Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véc tơ cường độ điện trường đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Tây. Khi đó véc tơ cảm ứng từ
A. độ lớn cực đại và hướng về hướn Đông.
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
D. độ lớn bằng 0.
-
Câu 50:
Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ
A. không mang năng lượng.
B. là sóng ngang.
C. không truyền được trong chân không.
D. là sóng dọc.