Trắc nghiệm Sóng điện từ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, Coi rằng không có sự tiêu hao năng lượng điện từ trong mạch. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,32 mJ thì năng lượng từ trường của mạch là 2,58 mJ. Khi năng lượng điện trường của mạch là 1,02 mJ thì năng lượng từ trường của mạch là
A. 2,41 mJ
B. 2,88 mJ
C. 3,90 mJ
D. 1,99 mJ
-
Câu 2:
Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật MNPQ đặt cố định trong từ trường đều. Hướng của từ trường \(\vec B\) vuông góc với mặt phẳng khung dây như hình bên. Trong khung dây có dòng điện chạy theo chiều MNPQM. Lực từ tác dụng lên cạnh MN cùng hướng với
A. \(\overrightarrow {PQ} \)
B. \(\overrightarrow {NP} \)
C. \(\overrightarrow {QM} \)
D. \(\overrightarrow {MN} \)
-
Câu 3:
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính). Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 30
B. 40
C. 20
D. 10
-
Câu 4:
Điện tích cực đại của tụ trong mạch LC có tần số riêng f=105Hz là q0=6.10-9C. Khi điện tích của tụ là q=3.10-9C thì dòng điện trong mạch có độ lớn:
A. \(\sqrt 3 \pi {.10^{ - 4}}A\)
B. \( 6\sqrt 3 \pi {.10^{ - 4}}A\)
C. \(\sqrt 2 \pi {.10^{ - 4}}A\)
D. \( 6\sqrt 2 \pi {.10^{ - 4}}A\)
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào sau đây:
A. Có thể gây ra hiện tượng giao thoa
B. Phản xạ, khúc xạ.
C. Mang năng lượng.
D. Truyền được trong chân không.
-
Câu 6:
Chọn phương án Đúng. Trong mạch dao động LC, dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện trong cuộn cảm có những điểm giống nhau là:
A. Đều do các êlectron tự do tạo thành
B. Đều do các điện tích tạo thành
C. Xuất hiện trong điện trường tĩnh
D. Xuất hiện từ trường xoáy
-
Câu 7:
Chọn câu Đúng. Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:
A. Cùng phương, ngược chiều
B. Ccùng phương, cùng chiều
C. Ccó phương vuông góc với nhau
D. Có phương lệch nhau góc 450
-
Câu 8:
Người ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó?
A. Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.
B. Đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.
C. Dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.
D. Tăng thêm điện trở của mạch dao động.
-
Câu 9:
Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn là bao nhiêu?
A. ∆W = 10 mJ.
B. ∆W = 10 kJ
C. ∆W = 5 mJ
D. ∆W = 5 k J
-
Câu 10:
Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?
A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.
B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.
C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm
D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.
-
Câu 11:
Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có
A. Tần số rất lớn
B. Chu kỳ rất lớn
C. Cường độ rất lớn.
D. Hiệu điện thế rất lớn
-
Câu 12:
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm \( \frac{1}{{180{\pi ^2}}}mH\) và một tụ xoay. Tụ xoay có điện dung biến thiên theo góc xoay \( C = 2,2α + 30(pF)\). Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15m thì góc xoay bằng bao nhiêu ?
A. 35,50
B. 36,50
C. 37,50
D. 38,50
-
Câu 13:
Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì năng lượng
A. Điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
B. Từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
C. Điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
D. Từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
-
Câu 14:
Một sóng vô tuyến truyền trong chân không có bước sóng 50m thuộc loại
A. Sóng dài
B. Sóng ngắn
C. Sóng trung
D. Sóng cực ngắn
-
Câu 15:
Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng.
A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
-
Câu 16:
Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, véctơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía Tây. Vào thời điểm t thì véctơ cường độ điện trường đang:
A. Độ lớn bằng không.
B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
C. Độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc
D. Độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
-
Câu 17:
Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có:
A. Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
B. Độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
C. Độ lớn bằng không.
D. Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
-
Câu 18:
Một mạch dao động LC đang thu được sóng trung. Để mạch có thể thu được sóng dài thì phải
A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp
B. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp
C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp
D. Mắc song song thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm thích hợp
-
Câu 19:
Một mạch dao động LC đang thu được sóng trung. Để mạch có thể thu được sóng ngắn thì phải
A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp
B. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp
C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp
D. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp
-
Câu 20:
Chọn câu trả lời không đúng. Sóng điện từ truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là
A. Sóng truyền thẳng từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.
B. Sóng phản xạ nhiều lần trên tầng điện li.
C. Sóng phản xạ hai lần trên tầng điện li.
D. Sóng phản xạ một lần trên tầng điện li
-
Câu 21:
Khi nói về sóng vô tuyến phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cực ngắn không truyền được trong chân không.
B. Sóng ngắn có tần số lớn hơn tần số sóng dài cực đại.
C. Sóng cực ngắn được dùng trong thông tin vũ trụ.
D. Sóng dài được dùng để thông tin dưới nước.
-
Câu 22:
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây
A. Sóng dài có năng lượng lớn
B. Sóng trung ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh
C. Sóng ngắn bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất
D. Sóng cực ngắn dùng trong thông tin vũ trụ
-
Câu 23:
Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này này thuộc dải
A. Sóng trung.
B. Sóng cực ngắn.
C. Sóng ngắn.
D. Sóng dài.
-
Câu 24:
Sóng nào sau đây dùng được trong vô tuyến truyền hình trên mặt đất ?
A. Sóng dài.
B. Sóng trung.
C. Sóng ngắn.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 25:
Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất là
A. Sóng ngắn
B. Sóng cực ngắn
C. Sóng trung
D. Sóng dài
-
Câu 26:
Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc vào ban đêm là
A. Sóng ngắn
B. Sóng dài
C. Sóng trung
D. Sóng cực ngắn
-
Câu 27:
Sóng điện từ dùng trong thông tin vũ trụ là
A. Sóng ngắn
B. Sóng cực ngắn
C. Sóng trung
D. Sóng dài
-
Câu 28:
Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc dưới nước là
A. Sóng trung
B. Sóng dài
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn
-
Câu 29:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không
C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, tại một điểm, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương
D. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s
-
Câu 30:
Trong sóng điện từ thì véc tơ cường độ điện trường và véc tơ cảm ứng từ luôn dao động
A. Lệch pha 900
B. Lệch pha 450
C. Ngược pha.
D. Cùng pha.
-
Câu 31:
Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn
A. Ngược pha nhau.
B. Lệch pha nhau π/4
C. Đồng pha nhau.
D. Lệch pha nhau π/2
-
Câu 32:
Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn
A. Ngược pha nhau.
B. Lệch pha nhau π/4
C. Đồng pha nhau.
D. Lệch pha nhau π/2
-
Câu 33:
Tìm câu đúng khi nói về vai trò của tầng điện li trong việc truyền sóng vô tuyến trên mặt đất :
A. Sóng ngắn bị hấp thu hoàn toàn ở tầng điện li.
B. Sóng trung và sóng dài đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ như nhau.
C. Sóng ngắn không bị phản xạ ở tầng điện li mà truyền thẳng qua
D. Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thu hay phản xạ.
-
Câu 34:
Tìm câu sai khi nói về vai trò của tầng điện li trong việc truyền sóng vô tuyến trên mặt đất
A. Sóng ngắn bị hấp thu một ít ở tầng điện li.
B. Sóng trung và sóng dài đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ như nhau.
C. Sóng ngắn phản xạ mạnh ở tầng điện li.
D. Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thu hay phản xạ.
-
Câu 35:
Trong các hình sau, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường \( \overrightarrow E \), cảm ứng từ \( \overrightarrow B\) và tốc độ truyền sóng \(\overrightarrow v\) của một sóng điện từ?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
-
Câu 36:
Đối với sự lan truyền sống điện từ thì
A. Vectơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E \) cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ \( \overrightarrow B\) vuông góc với vectơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E\)
B. Vectơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E \) và vectơ cảm ứng từ \( \overrightarrow B\) luôn cùng phương với phương truyền sóng.
C. Vectơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E\)và vectơ cảm ứng từ \( \overrightarrow B\) luôn vuông góc với phương truyền sóng.
D. Vectơ cảmứng từ \( \overrightarrow B\) cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E\) vuông góc với vectơ cảm ứng từ \( \overrightarrow B\)
-
Câu 37:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.
B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không
C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
-
Câu 38:
Phát biểu nào đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng dọc
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2
C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
D. Sóng điện từ không bị phản xạ hay khúc xạ
-
Câu 39:
Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2
D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến
-
Câu 40:
Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/2
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
-
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ, khúc xạ.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.
-
Câu 42:
Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ.
B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng
D. Khúc xạ.
-
Câu 43:
Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?
A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.
B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).
C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).
D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.
-
Câu 44:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ là sóng dọc.
C. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ mang năng lượng.
-
Câu 45:
Chọn phát biểu đúng về sóng điện từ
A. Sóng điện từ là sóng dọc
B. Sóng điện từ có véc tơ cường độ điện trường và véc tơ cảm ứng từ luôn cùng phương với nhau
C. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian
D. Sóng điện từ lan truyền được trong điện môi nhưng không lan truyền được trong chân không
-
Câu 46:
Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ
A. Là sóng dọc hoặc sóng ngang.
B. Là điện từ trường lan truyền trong không gian.
C. Có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
D. Không truyền được trong chân không.
-
Câu 47:
Ở đâu xuất hiện điện từ trường
A. Xung quanh một điện tích đứng yên
B. Xung quanh một dòng diện không đổi
C. Xung quanh một ống dây điện
D. Xung quanh chỗ có tia lửa điện
-
Câu 48:
Tìm phát biểu sai về điện từ trường?
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên.
-
Câu 49:
Đáp án đúng. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra
A. Điện trường xoáy.
B. Từ trường và điện trường biến thiên.
C. Một dòng điện.
D. Từ trường xoáy.
-
Câu 50:
Chọn phát biểu đúng khi nói về từ trường xoáy
A. Có các đường sức là đường cong không kín
B. Có các đường sức là đường thẳng vuông góc với điện trường
C. Nơi nào có điện trường biến thiên nơi đó xuất hiện từ trường xoáy
D. Nơi nào có điện trường không thay đổi, nơi đó xuất hiện từ trường xoáy