Trắc nghiệm Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một người cảnh sát giao thông ở một bên đường dùng còi điện phát ra một âm có tần số 1000 Hz hướng về một chiếc oto đang chuyển động về phía mình với tốc độ 36 km/h. Sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s. Tần số của âm của tiếng còi mà người ngồi trong xe nghe được là:
A. 1060 Hz
B. 1029,4 Hz
C. 970 Hz
D. 1300 Hz
-
Câu 2:
Một cái còi đứng yên phát ra sóng âm có tần số 1000 Hz, lấy tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Một người chuyển động ra xa cái còi với tốc độ 36 km/h. Tần số mà người này nghe được trực tiếp từ còi phát ra là:
A. 1030,3 Hz
B. 969,7 Hz
C. 1031,25 Hz
D. 970,6 Hz
-
Câu 3:
Tiếng còi có tần số 1000 Hz phát ra từ một oto đang chuyển động tiến ra xa bạn với tốc độ 10 m/s, vận tốc âm trong không khí là 330 m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là:
A. 969,69 Hz
B. 970,59 Hz
C. 1030,30 Hz
D. 1031,25 Hz
-
Câu 4:
Trong trường hợp nào sau đây thì âm do máy thu ghi nhận được có tần số lớn hơn tần số của âm do nguồn âm phát ra?
A. Nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên
B. Máy thu chuyển động ra xa nguồn âm đứng yên
C. Máy thu chuyển động lại gần nguồn âm đứng yên
D. Máy thu chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ với nguồn âm
-
Câu 5:
Biểu thức nào sau đây xác định tần số mà máy thu ghi nhận được khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên
A. f′=v−vMvf0
B. f′=v+vMvf0
C. f′=vv+vSf0
D. f′=vv−vSf0
-
Câu 6:
Biểu thức nào sau đây xác định tần số mà máy thu ghi nhận được khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu đứng yên:
A. f′=v−vMvf0
B. f′=v+vMvf0
C. f′=vv+vSf0
D. f′=vv−vSf0
-
Câu 7:
Biểu thức nào sau đây xác định tần số mà máy thu ghi nhận được khi máy thu chuyển động ra xa nguồn âm đứng yên:
A. f′=v−vMvf0
B. f′=v+vMvf0
C. f′=vv+vSf0
D. f′=vv−vSf0
-
Câu 8:
Biểu thức nào sau đây xác định tần số mà máy thu ghi nhận được khi máy thu chuyển động lại gần nguồn âm đứng yên:
A. f′=v−vMvf0
B. f′=v+vMvf0
C. f′=vv+vSf0
D. f′=vv−vSf0
-
Câu 9:
Hiệu ứng Doppler gây ra hiện tượng gì sau đây?
A. Thay đổi cường độ âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe
B. Thay đổi độ cao của âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe
C. Thay đổi âm sắc của âm khi người nghe chuyển động lại gần nguồn âm
D. Thay đổi cả độ cao và cường độ âm khi nguồn âm chuyển động
-
Câu 10:
Hiệu ứng Doppler là?
A. Sự thay đổi tần số khi máy thu chuyển động nguồn âm đứng yên
B. Sự thay đổi vận tốc sóng mà máy thu ghi nhận được khi có sự chuyển động tương đối giữa máy thu và nguồn phát.
C. Sự thay đổi vận tốc sóng mà máy thu ghi nhận được khi máy thu và nguồn phát đứng yên
D. Sự thay đổi tần số sóng mà máy thu ghi nhận được khi có sự chuyển động tương đối giữa máy thu và nguồn phát.
-
Câu 11:
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A có vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ:
A. Lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A
B. Bằng bước sóng trong môi trường A
C. Bằng một nửa bước sóng trong môi trường A
D. Lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A
-
Câu 12:
Chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì .... càng giảm?
A. Biên độ sóng.
B. Tần số sóng.
C. Bước sóng.
D. Biên độ và năng lượng sóng.
-
Câu 13:
Chọn câu phương án đúng. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
A. Càng tăng khi càng xa nguồn
B. Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng
C. Luôn không đổi khi sóng truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
-
Câu 14:
Chọn câu trả lời sai. Năng lượng của sóng truyền từ một nguồn điểm sẽ:
A. Giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng, khi truyền trong không gian.
B. Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi môi trường truyền là một đường thẳng
C. Giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng, khi truyền trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Luôn không đổi khi môi trường truyền sóng là một đường thẳng.
-
Câu 15:
Các phần tử của môi trường trong sóng dọc dao động theo phương:
A. Vuông góc với phương truyền sóng
B. Trùng với phương truyền sóng
C. Song song với phương truyền sóng
D. Bất kì với phương truyền sóng
-
Câu 16:
Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng hợp với nhau một góc
A. 300
B. 600
C. 00
D. 900
-
Câu 17:
Một nguồn dao động đặt tại điểm O trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uo=Acosωt. Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách O một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là:
A. uM=Acosωt
B. uM=Acos(ωt−πxλ)
C. uM=Acos(ωt+πxλ)
D. uM=Acos(ωt−2πxλ)
-
Câu 18:
Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào thủy tinh. Khi ở trong thủy tinh, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của thủy tinh bằng 1,5. Bước sóng λ2 bằng:
A. λ2=32λ1
B. λ2=λ1
C. λ2=0,5λ1
D. λ2=23λ1
-
Câu 19:
Sóng ngang có tần số f truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài, với tốc độ 3m/s. Xét hai điểm M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng x. Đồ thị biểu diễn li độ sóng của M và N cùng theo thời gian t như hình vẽ. Biết t1 = 0,05s. Tại thời điểm t2, khoảng cách giữa hai phần tử chất lỏng tại M và N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4,36cm
B. 4,8cm
C. 4,47cm
D. 4,24cm
-
Câu 20:
Cho một sợi dây cao su căng ngang. Làm cho đầu O của dây dao động theo phương thẳng đứng. Hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét liền) và t2 =t1+ 0,2s (đường nét đứt). Tại thời điểm t3 = t2 + 0,4s thì độ lớn li độ của phần tử M cách đầu dây một đoạn 2,4m (tính theo phương truyền sóng) là √3cm. Gọi δ là tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử trên dây và tốc độ truyền sóng. Giá trị của δ là:
A. 0,025
B. 0,017
C. 0,012
D. 0,022
-
Câu 21:
Một nguồn phát sóng cơ hình sin đặt tại O, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài OA với bước sóng 48 cm. Tại thời điểm t1 và t2 hình dạng của một đoạn dây tương ứng như đường 1 và đường 2 của hình vẽ, trục Ox trùng với vị trí cân bằng của sợi dây, chiều dương trùng với chiều truyền sóng. Trong đó, M là điểm cao nhất, uM, uN, uH lần lượt là li độ của các điểm M, N, H. Biết u2M=u2N+u2H và biên độ sóng không đổi. Khoảng cách từ P đến Q bằng:
A. 2 cm
B. 12 cm
C. 6 cm
D. 4 cm
-
Câu 22:
Trên một sợi dây dài có một sóng ngang, hình sin truyền qua. Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần tử M và N ở các thời điểm. Biết t2 - t1 = 1/24 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây bằng
A. 3,4 m/s
B. 4,07 m/s
C. 34 cm/s
D. 40,7 cm/s
-
Câu 23:
Một sóng cơ truyền trên trục Ox trên một dây đàn hồi rất dài với tần số f = 1/3 Hz. Tại thời điểm t0 = 0 và tại thời điểm t1 = 0,875s hình ảnh của sợi dây được mô tả như hình vẽ. Biết rằng: d2 - d1 = 10 cm. Gọi δ là tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử trên dây và tốc độ truyền sóng. Giá trị của δ là:
A. π
B. 3π5
C. 5π3
D. 2π
-
Câu 24:
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2 = t1 + 1s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất sau đây?
A. -3,029 cm/s
B. -3,042 cm/s
C. 3,042 cm/s
D. 3,029 cm/s
-
Câu 25:
Một sóng cơ học tại thời điểm t=0 có đồ thị là đường liền nét. Sau thời gian t, nó có đồ thị là đường đứt nét. Cho biết vận tốc truyền sóng là 4m/s, sóng truyền từ phải qua trái. Giá trị của t là:
A. 0,25 s
B. 1,25 s
C. 0,75 s
D. 2,5 s
-
Câu 26:
Một sóng cơ học tại thời điểm t = 0 có đồ thị là đường liền nét. Sau thời gian t, nó có đồ thị là đường đứt nét. Cho biết vận tốc truyền sóng là 4m/s, sóng truyền từ phải qua trái. Giá trị của t là:
A. 0,25 s
B. 1,25 s
C. 0,75 s
D. 2,5 s
-
Câu 27:
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình trên, 1 và 2 mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t1và t2 = t1 + 0,15(s) . Biết (T > 0,15 s ). Chu kì của sóng này là
A. 0,4s.
B. 1,25s.
C. 2,5s.
D. 0,83s.
-
Câu 28:
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây, theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t1 và t2 = t1 + 0,7s . Chu kì của sóng là:
A. 0,7 s
B. 0,35 s
C. 0,8 s
D. 1,6 s
-
Câu 29:
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây, theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t1 và t2 = t1 + 0,3s. Chu kì của sóng là:
A. 0,9 s
B. 0,4 s
C. 0,6 s
D. 0,8 s
-
Câu 30:
Một sóng ngang truyền trên bề mặt với tần số f = 10 Hz. Tại một thời điểm nào đó một phần tử mặt cắt của nước có hình dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60 cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Chiều truyền sóng và tốc độ truyền sóng là
A. Từ A đến E với tốc độ 6m/s
B. Từ A đến E với tốc độ 8m/s
C. Từ E đến A với tốc độ 8m/s
D. Từ E đến A với tốc độ 6m/s
-
Câu 31:
Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm G đang đi xuống vị trí cân bằng. Khi đó, điểm H đang chuyển động:
A. Đi xuống
B. Đứng yên
C. Chạy ngang
D. Đi lên
-
Câu 32:
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Chu kì của sóng cơ này là 2,5s. Ở thời điểm t, hình dạng một đoạn của sợi dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử dây cùng nằm trên trục Ox. Tốc độ lan truyền của sóng cơ này là:
A. 3,2 cm/s
B. 6,4 cm/s
C. 20 cm/s
D. 40 cm/s
-
Câu 33:
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Chu kì của sóng cơ này là 3s. Ở thời điểm t, hình dạng một đoạn của sợi dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử dây cùng nằm trên trục Ox. Tốc độ lan truyền của sóng cơ này là:
A. 2 m/s
B. 6 m/s
C. 3 m/s
D. 4 m/s
-
Câu 34:
Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình dưới. Hai phần tử dây tại M và Q dao động lệch pha nhau:
A. π4rad
B. π3rad
C. πrad
D. 2πrad
-
Câu 35:
Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử A và O dao động lệch pha nhau?
A. 5π4rad
B. 3π4rad
C. 3π8rad
D. 5π8rad
-
Câu 36:
Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t_0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử M và O dao động lệch pha nhau?
A. π4rad
B. 3π4rad
C. π3rad
D. 2π3rad
-
Câu 37:
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. độ to của âm.
B. độ cao của âm.
C. mức cường độ âm.
D. cường độ âm.
-
Câu 38:
Loài động vật nào sau đây “nghe” được siêu âm?
A. Voi, chim bồ câu
B. Voi, cá heo
C. Dơi, chó, cá heo
D. Chim bồ câu, dơi
-
Câu 39:
Loài động vật nào sau đây “nghe” được hạ âm?
A. Voi, chim bồ câu
B. Voi, cá heo
C. Dơi, chó, cá heo
D. Chim bồ câu, dơi
-
Câu 40:
Hạ âm là âm.
A. truyền được trong chân không.
B. có tần số nhỏ.
C. có tần số nhỏ hơn 16 Hz.
D. có tần số lớn hơn 20000 Hz.
-
Câu 41:
Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì
A. bước sóng tăng, tần số không đổi.
B. bước sóng giảm, tần số không đổi.
C. bước sóng và tần số đều tăng.
D. bước sóng và tần số đều giảm.
-
Câu 42:
Xét sự truyền âm trong các chất liệu: nhôm, gỗ, nước, không khí. Chất liệu truyền âm kém nhất là
A. nhôm.
B. không khí.
C. gỗ.
D. nước.
-
Câu 43:
Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc
A. môi trường truyền sóng.
B. bước sóng λ.
C. tần số dao động.
D. năng lượng sóng.
-
Câu 44:
Sóng âm được chia thành
A. hạ âm, siêu âm
B. hạ âm, âm nghe được, siêu âm
C. siêu âm, âm thanh
D. hạ âm, âm thanh
-
Câu 45:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp bằng
A. một phần ba bước sóng.
B. một phần tư bước sóng.
C. nửa bước sóng.
D. một bước sóng.
-
Câu 46:
Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, tại A là một bụng sóng, tại B là một nút sóng. Quan sát thấy giữa A và B còn có một bụng sóng khác. Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng.
A. Ba phần tư.
B. Năm phần tư.
C. Một phần tư.
D. Nửa bước sóng.
-
Câu 47:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. hai lần bước sóng.
B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 48:
Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để
A. xác định tốc độ truyền sóng.
B. xác định chu kì sóng.
C. xác định năng lượng sóng.
D. xác định tần số sóng.
-
Câu 49:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ vị trí cân bằng một bụng sóng đến nút gần nó nhất bằng
A. một nửa bước sóng.
B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 50:
Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi khi
A. chiều dài của dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng.
B. chiều dài của dây bằng số nguyên lần bước sóng.
C. chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.
D. chiều dài của dây bằng một số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.