Trắc nghiệm Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Để tạo một hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì chiều dài của dây phải bằng
A. một số lẻ lần bước sóng.
B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số lẻ lần nửa nửa bước sóng.
D. một số nguyên lần bước sóng.
-
Câu 2:
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng bằng
A. độ dài của dây.
B. một nửa độ dài của dây.
C. khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp.
D. hai lần khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp.
-
Câu 3:
Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên đây là
A. 1m.
B. 0,5m.
C. 2m.
D. 0,25m.
-
Câu 4:
Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng:
A. a/2
B. 0
C. a/4
D. a
-
Câu 5:
Một dây đàn hồi có chiều dài ℓ, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
A. λmax = ℓ/2.
B. λmax = ℓ.
C. λmax = 2ℓ.
D. λmax = 4ℓ.
-
Câu 6:
Một dây đàn hồi có chiều dài ℓ, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
A. λmax = ℓ/2.
B. λmax = ℓ.
C. λmax = 2ℓ.
D. λmax = 4ℓ.
-
Câu 7:
Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài ℓ khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là
A. ℓ = kλ.
B. ℓ = kλ/2.
C. ℓ = (2k + 1)λ/2.
D. ℓ = (2k + 1)λ/4.
-
Câu 8:
Ta quan sát thấy hiện tượng gì khi trên dây có sóng dừng?
A. Trên dây có những bụng sóng xen kẽ với nút sóng.
B. Tất cả các điểm trên dây đều chuyển động với cùng tốc độ.
C. Tất cả các điểm trên dây đều dao động với biên độ cực đại.
D. Tất cả phần tử dây đều đứng yên.
-
Câu 9:
Sóng dừng là hiện tượng
A. sóng trên một sợi dây mà hai đầu dây được giữ cố định.
B. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
C. sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.
D. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
-
Câu 10:
Tại điểm phản xạ của vật cản tự do thì sóng tới và sóng phản xạ
A. lệch pha π/2
B. ngược pha
C. lệch pha kπ
D. cùng pha
-
Câu 11:
Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản tự do, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
-
Câu 12:
Sóng phản xạ
A. luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
B. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định.
C. ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản tự do.
D. luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
-
Câu 13:
Hai nguồn sóng kết hợp A và B cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Điểm M, A, B, N theo thứ tự thẳng hàng. Nếu biên độ dao động tổng hợp tại M có giá trị là 6 mm, thì biên độ dao động tổng hợp tại N có giá trị:
A. 6√2 mm
B. 3 mm
C. 6 mm
D. 3√3 mm
-
Câu 14:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha A và B. Trên đoạn AB, vị trí cân bằng hai cực đại liên tiếp là 4cm, bước sóng là
A. 12cm.
B. 8cm.
C. 2cm.
D. 4cm.
-
Câu 15:
Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
A. ngược pha nhau.
B. lệch pha nhau góc π/3.
C. lệch pha nhau góc π/2.
D. cùng pha nhau.
-
Câu 16:
Trên mặt nước tại A, B có hai nguồn sóng kết hợp có phương trình uA = Acosωt và uB = Acos(ωt + π). Những điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ dao động với biên độ
A. bất kì.
B. bằng biên độ sóng thành phần.
C. nhỏ nhất.
D. lớn nhất.
-
Câu 17:
Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A. dao động với biên độ cực tiểu.
B. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
C. dao động với biên độ cực đại.
D. không dao động.
-
Câu 18:
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với cùng tần số và cùng pha. Khi nói về vị trí các điểm cực tiểu, kết luận nào sau đây là sai ?
A. Độ lệch pha của hai sóng gửi tới là Δφ = π + kπ với k ∈ Z.
B. Tập hợp những điểm cực tiểu tạo thành những gợn hình hypebol trên mặt nước.
C. Hiệu đường đi của hai sóng gửi tới điểm đó bằng số lẻ lần nửa bước sóng.
D. Hai sóng gửi tới ngược pha nhau.
-
Câu 19:
Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động đồng pha theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình . Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần bước sóng.
B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một số lẻ lần nửa bước sóng.
D. một số nguyên lần nửa bước sóng.
-
Câu 20:
Trong thí nghiệm về hiện tượng sóng trên mặt nước, nếu gọi bước sóng là λ, thì khoảng cách giữa n vòng tròn sóng (gợn nhô) liên tiếp nhau sẽ là
A. (n - 1) λ.
B. (n + 1) λ.
C. n λ.
D. 0,5 λ.
-
Câu 21:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa một cực đại và một cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. bằng hai lần bước sóng.
B. bằng một bước sóng.
C. bằng một nửa bước sóng.
D. bằng một phần tư bước sóng.
-
Câu 22:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. bằng hai lần bước sóng.
B. bằng một bước sóng.
C. bằng một nửa bước sóng.
D. bằng một phần tư bước sóng.
-
Câu 23:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng có độ dài là
A. hai lần bước sóng.
B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
-
Câu 24:
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn
A. cùng tần số, cùng phương
B. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
C. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
D. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ
-
Câu 25:
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng
A. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau.
B. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp.
C. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ.
D. xuất phát từ hai nguồn bất kì.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây sai? Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng
A. các điểm không dao động tạo thành các vân cực tiểu.
B. tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
C. tồn tại các điểm không dao động.
D. các điểm dao động mạnh tạo thành các đường thẳng cực đại.
-
Câu 27:
Hiện tượng giao thoa sóng là
A. giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường.
B. sự tổng hợp của hai dao động điều hoà.
C. sự tạo thành các vân hình parabol trên mặt nước.
D. hai sóng kết hợp khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.
-
Câu 28:
Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u = acos(20πt) cm. Trong khoảng thời gian 0,225 (s) sóng truyền được quãng đường
A. bằng 0,225 lần bước sóng.
B. bằng 2,25 lần bước sóng.
C. bằng 4,5 lần bước sóng.
D. bằng 0,0225 lần bước sóng.
-
Câu 29:
Một sóng ngang có phương trình dao động , với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Chu kỳ dao động của sóng là
A. T = 1 (s).
B. T = 0,5 (s).
C. T = 0,05 (s).
D. T = 0,1 (s).
-
Câu 30:
Một sóng ngang có phương trình sóng là , Trong đó d có đơn vị là cm. Bước sóng của sóng là
A. λ = 10 mm.
B. λ = 5 cm.
C. λ = 1 cm.
D. λ = 10 cm.
-
Câu 31:
Sóng truyền từ A đến M cách A một đoạn d = 4,5 cm, với bước sóng λ =6 cm. Dao động sóng tại M có tính chất nào sau đây?
A. Chậm pha hơn sóng tại A góc 3π/2 rad.
B. Sớm pha hơn sóng tại góc 3π/2 rad.
C. Cùng pha với sóng tại A.
D. Ngược pha với sóng tại A.
-
Câu 32:
Sóng truyền từ A đến M với bước sóng λ = 60 cm. M cách A một khoảng d = 30 cm. So với sóng tại A thì sóng tại M
A. cùng pha với nhau.
B. sớm pha hơn một góc là 3π/2 rad.
C. ngược pha với nhau.
D. vuông pha với nhau.
-
Câu 33:
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động vuông pha (lệch pha góc 900) là
A. λ/4
B. λ/2
C. λ
D. 2λ
-
Câu 34:
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha bằng
A. λ/4
B. λ
C. λ/2
D. 2λ
-
Câu 35:
Trong sự truyền sóng cơ, hai điểm M và N nằm trên một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc là (2k+1)π. Khoảng cách giữa hai điểm đó với k = 0, 1, 2... là
A. d = (2k + 1)λ/4.
B. d = (2k + 1)λ.
C. d = (2k + 1)λ/2.
D. d = kλ.
-
Câu 36:
rong sự truyền sóng cơ, hai điểm M và N nằm trên một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc là 2kπ. Khoảng cách giữa hai điểm đó với k = 0, 1, 2... là
A. d = (2k + 1)λ/4.
B. d = (2k + 1)λ.
C. d = (2k + 1)λ/2.
D. d = kλ.
-
Câu 37:
Hai sóng dao động cùng pha khi độ lệch pha của hai sóng ∆φ bằng
A. ∆φ = 2kπ.
B. ∆φ = (2k + 1)π.
C. ∆φ = ( k + 1/2)π.
D. ∆φ = (2k –1)π.
-
Câu 38:
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha là
A.
B.
C.
D.
-
Câu 39:
Khi sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. tốc độ truyền sóng.
B. bước sóng.
C. năng lượng sóng.
D. tần số sóng.
-
Câu 40:
Một sóng cơ truyền trên mặt chất lỏng có phương trình sóng . Phát biểu nào sau đây sai?
A. A là biên độ dao động của phần tử vật chất.
B. λ là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì.
C. x là li độ dao động của phần tử vật chất.
D. ω là tần số góc của phần tử vật chất.
-
Câu 41:
Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng
A. v = 120 cm/s.
B. v = 150 cm/s.
C. v = 360 cm/s.
D. v = 150 m/s.
-
Câu 42:
Phương trình dao động sóng tại điểm O có dạng u = 5cos(200πt) mm. Chu kỳ dao động tại điểm O là
A. T = 100 (s).
B. T = 100π (s).
C. T = 0,01 (s).
D. T = 0,01π (s).
-
Câu 43:
Sóng truyền dọc theo trục Ox có bước sóng 40 cm và tần số 8 Hz. Chu kỳ và tốc độ truyền sóng có giá trị là
A. T = 0,125 (s) ; v = 320 cm/s.
B. T = 0,25 (s) ; v = 330 cm/s.
C. T = 0,3 (s) ; v = 350 cm/s.
D. T = 0,35 (s) ; v = 365 cm/s.
-
Câu 44:
Một sóng lan truyền với tốc độ v = 200 m/s có bước sóng λ = 4 m. Chu kỳ dao động của sóng là
A. T = 0,02 (s).
B. T = 50 (s).
C. T = 1,25 (s).
D. T = 0,2 (s).
-
Câu 45:
Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
A. 240m/s
B. 12m/s
C. 15m/s
D. 300m/s
-
Câu 46:
Một sóng cơ truyền trong một môi trường có u = Acos(ωt = 0,5πx)(cm) (x tính bằng m). Sóng này có bước sóng bằng
A. 1cm
B. 4cm
C. 1m
D. 4m
-
Câu 47:
Một sóng hình sin có tần số 450 Hz, lan truyền với tốc độ 360 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là
A. 0,8 m
B. 0,4 m
C. 0,4 cm
D. 0,8 cm
-
Câu 48:
Một sóng có chu kì 0,125s thì tần số của sóng này là:
A. 8Hz
B. 4Hz
C. 16Hz
D. 10Hz
-
Câu 49:
Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau
A. 3,2m
B. 2,4m
C. 1,6m
D. 0,8m
-
Câu 50:
Trong sóng cơ, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng và dao động cùng pha gọi là
A. chu kì sóng.
B. tần số truyền sóng.
C. bước sóng.
D. vận tốc truyền sóng.