Trắc nghiệm Sóng âm Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một dao động u = a.cos(ωt + φ) truyền đi trong một môi trường đàn hồi với vận tốc v. Bước sóng λ thỏa mãn hệ thức nào dưới đây.
A. \( \lambda = \frac{{2\pi v}}{\omega }\)
B. \( \lambda = \frac{{\omega v}}{{2\pi }}\)
C. \( \lambda = \frac{\omega }{{2\pi v}}\)
D. \( \lambda = \frac{{2\pi \omega }}{v}\)
-
Câu 2:
Với một sóng nhất định, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào:
A. Biên độ truyền sóng
B. Chu kì sóng
C. Tần số sóng
D. Môi trường truyền sóng
-
Câu 3:
Bước sóng là :
- I. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau.;
- II. Hai lần khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động ngược pha nhau.;
- III.Quãng đường sóng đi được trong một chu kì.;
- IV.Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất theo phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau.
A. I và III
B. I và II
C. I, II và III
D. cả I , II, III và IV
-
Câu 4:
Cho : I. Biên độ của sóng II. Tần số của sóng III. Tính chất của môi trường IV. Áp suất và nhiệt độ
Vận tốc truyền sóng phụ thuộc yếu tố nào dưới đây:
A. I và II
B. I và III
C. II và III
D. III và IV
-
Câu 5:
Vận tốc truyền sóng là:
A. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất
B. Vận tốc dao động của nguồn sóng.
C. Vận tốc truyền pha dao động
D. Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất
-
Câu 6:
Sóng cơ truyền từ không khí vào chất lỏng thì đại lượng nào không đổi:
A. Vận tốc
B. Tần số
C. Bước sóng
D. Biên độ
-
Câu 7:
Âm do một chiếc đàn bầu phát ra
A. Có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.
B. Nghe càng cao khi biên độ âm càng lớn.
C. Có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng.
D. Nghe càng trầm khi tần số âm càng lớn.
-
Câu 8:
Một âm loa phát ra từ miệng ống hình trụ nhỏ đặt thẳng đứng có hai đầu hở, nhúng ống vào bình nước sau đó cho mực nước trong bình dâng cao dần. Người ta nhận thấy khi mức nước dâng lên độ cao nhất có thể thì nghe được âm trong ống là to nhất, khi đó mức nước cách miệng ống 10cm. Biết vận tốc truyền sóng trong không khí là 340m/s. Tần số âm cơ bản mà âm loa phát ra là:
A. 850Hz
B. 840Hz
C. 900Hz
D. 1000Hz
-
Câu 9:
Trong quá trình truyền sóng âm trong không gian đẳng hướng từ một nguồn điểm và không có sự hấp thụ âm, năng lượng sóng truyền tới một điểm sẽ:
A. giảm tỉ lệ với khoảng cách đến nguồn
B. giảm tỉ lệ với bình phương khoảng cách đến nguồn
C. giảm tỉ lệ với lập phương khoảng cách đến nguồn
D. không đổi
-
Câu 10:
Cường độ âm là năng lượng âm:
A. Truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc phương truyền âm, đơn vị là W / m2.
B. Truyền trong một đơn vị thời gian, đơn vị là W / m2.
C. truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm, đơn vị là W / m2.
D. truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm, đơn vị là J / s.
-
Câu 11:
Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau ?
A. Cùng tần số.
B. Cùng biên độ.
C. Cùng bước sóng trong một môi trường.
D. Cả đáp án A và C
-
Câu 12:
Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào
A. chỉ tần số.
B. chỉ biên độ.
C. biên độ và tần số.
D. chỉ cường độ âm.
-
Câu 13:
Một ống thuỷ tinh bên trong có một pít tông có thể dịch chuyển được trong ống. Ở một miệng ống người ta đặt một âm thoa tạo ra một sóng âm lan truyền vào trong ống với tốc độ 340 m/s, trong ống xuất hiện sóng dừng và nghe được âm ở miệng ống là rõ nhất. Người ta dịch chuyển pít tông đi một đoạn 40cm thì ta lại nghe được âm rõ nhất lần thứ hai. Tần số của âm thoa có giá trị là:
A. 212,5 Hz
B. 850 Hz
C. 272 Hz
D. 425 Hz
-
Câu 14:
Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này khác nhau :
A. biên độ âm.
B. cường độ âm.
C. tần số âm.
D. âm sắc.
-
Câu 15:
Độ cao của âm phụ thuộc yếu tố nào của nguồn âm?
A. Pha dao động.
B. Tần số.
C. Biên độ dao động.
D. Tất cả các yếu tố trên.
-
Câu 16:
Người ta tạo sóng dừng trong ống hình trụ AB có đầu A bịt kín đầu B hở. Ống đặt trong không khí, sóng âm trong không khí có tần số sóng dừng hình thành trong ống sao cho đầu B ta nghe thấy âm to nhất và giữa A và B có hai nút sóng. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340m/s. Chiều dài ống AB là:
A. 4,25cm
B. 42,5cm
C. 85cm
D. 8,5cm
-
Câu 17:
Hãy chọn kết luận đúng :
A. Sóng âm không truyền được trong nước.
B. Cường độ âm là năng lượng được sóng âm truyền qua 1 đơn vị diện tích trong 1 đơn vị thời gian.
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
D. Sóng âm truyền được trong chân không.
-
Câu 18:
Chọn câu sai trong các câu sau. Sóng âm:
A. không truyền được trong chân không.
B. truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí.
C. Có vận tốc truyền phụ thuộc nhiệt độ.
D. Chỉ có sóng âm có tần số trong khoảng từ 16Hz đến 2000Hz mới truyền được trong không khí.
-
Câu 19:
Cho hai loa là nguồn phát sóng âm S1, S2 phát âm cùng phương trình Vận tốc sóng âm trong không khí là 330(m/s). Một người đứng ở vị trí M cách S1 3(m), cách S2 3,375(m). Vậy tần số âm bé nhất, để ở M người đó không nghe được âm từ hai loa là bao nhiêu?
A. 420(Hz)
B. 440(Hz)
C. 460(Hz)
D. 480(Hz)
-
Câu 20:
Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm?
A. Sóng âm là sóng cơ học truyền trong các môi trường vật chất như rắn, lỏng, khí.
B. Sóng âm là sóng cơ học dọc.
C. Sóng âm không truyền được trong chân không.
D. Vận tốc truyền âm trong cùng một môi trường thì phụ thuộc vào nhiệt độ.
-
Câu 21:
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ có tần số nhỏ hơn 16Hz gọi là sóng hạ âm.
B. Sóng hạ âm không truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm.
D. Sóng siêu âm truyền được trong chân không.
-
Câu 22:
Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì:
A. Tần số và bước sóng đều thay đổi.
B. Tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.
C. Tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
D. Tần số và bước sóng đều không thay đổi.
-
Câu 23:
Một âm thoa có tần số dao động riêng 850Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại mạnh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cả ánh sáng và sóng âm đều có thể truyền được trong chân không.
B. Cả ánh sáng và sóng âm trong không khí đều là sóng ngang.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc, trong khi sóng ánh sáng là sóng ngang.
D. Cả ánh sáng và sóng âm trong không khí đều là sóng dọc.
-
Câu 25:
Một dây đàn hồi tạo sóng dừng với ba tần số liên tiếp là 75Hz; 125Hz và 175 Hz. Biết dây thuộc loại hai đầu cố định hoặc có một đầu cố định, đầu kia tự do và vận tốc truyền sóng trên đây là 400m/s. Tần số cơ bản của dây và chiều dài dây nhận giá trị nào sau đây?
A. 25Hz; 8m
B. 12,5Hz; 4m
C. 25Hz; 4m
D. 12,5Hz; 8m
-
Câu 26:
Một ống rỗng dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở dài 50cm. Tốc độ truyền sóng trong không khí là 340 m/s. Âm thoa đặt ngang miệng ống dao động với tần số không quá 400 Hz. Lúc có hiện tượng cộng hưởng âm xảy ra trong ống thì tần số dao động của âm thoa là:
A. 340 Hz
B. 170 Hz
C. 85 Hz
D. 510 Hz
-
Câu 27:
Một ống trụ có chiều dài lm. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài
A. 50 cm
B. 12,5 cm
C. 25 cm
D. 75 cm
-
Câu 28:
Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng
A. làm tăng độ cao và độ to của âm.
B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.
C. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra.
D. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.
-
Câu 29:
Cho một ống thủy tinh hình trụ rồng có một đầu kín và một đầu hở, dài 20 cm. Bên trong ống chứa khí với tốc độ truyền âm là 350 m/s. Đưa một âm thoa lại gần miệng ống và kích thích âm thoa dao động. Tìm tần số thấp thứ ba của âm thoa để ống khí phát ra âm to nhất?
A. 2300 Hz
B. 1850,5 Hz
C. 1995 Hz
D. 2187,5 Hz
-
Câu 30:
Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng
A. từ 0 dB đến 1000 dB.
B. từ 10 dB đến 100 dB.
C. từ -10 dB đến 100 dB.
D. từ 0 dB đến 130 dB.
-
Câu 31:
Giữ nguyên công suất phát âm của một chiếc loa nhưng tăng dần tần số của âm thanh mà máy phát ra từ 50 Hz đến 20 kHz. Những người có thính giác bình thường sẽ nghe được âm với cảm giác
A. to dần rồi nhỏ lại.
B. có độ to nhỏ không đổi.
C. to dần.
D. nhỏ dần.
-
Câu 32:
Một ống thủy tinh hình trụ đặt thẳng đứng, đầu trên hở trong không khí. Ống đang chứa nước với mực nước ổn định. Biết rằng khi đưa một âm thoa lại gần miệng ống và kích thích âm thoa dao động với tần số thì ống không phát ra âm thanh. Giữ nguyên âm thoa tiếp tục dao động rồi dâng mực nước lên cao dần thì thấy âm thanh ống phát ra to dần đến cực đại, rồi từ từ nhỏ dần đến tắt hẳn, khi đó mực nước dâng lên 15 cm so với lúc trước. Tìm tốc độ truyền âm trong không khí?
A. 340 m/s
B. 330 m/s
C. 350 m/s
D. 320 m/s
-
Câu 33:
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được.
B. nhạc âm.
C. hạ âm.
D. siêu âm.
-
Câu 34:
Âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Họa âm có cường độ lớn hơn cừng độ âm cơ bản.
B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2.
-
Câu 35:
Một dây đàn có chiều dài 80 cm. Khi gảy đàn sẽ phát ra âm thanh có tần số 2000 Hz. Tần số và bước sóng của họa âm bậc 2 lần lượt là
A. 2 kHz; 0,8 m
B. 4 kHz; 0,4 m
C. 4 kHz; 0,8 m
D. 21kHz; 0,4 m
-
Câu 36:
Âm thanh do người hay một nhạc cụ phát ra có đồ thị được biểu diễn theo thời gian có dạng
A. đường hình sin.
B. biến thiên tuần hoàn.
C. đường hyperbol.
D. đường thẳng.
-
Câu 37:
Đàn ghi-ta phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số
A. 220 Hz.
B. 660 Hz.
C. 1320 Hz.
D. 880 Hz.
-
Câu 38:
Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 175Hz và 225Hz. Tần số nhỏ nhất để có sóng dừng trên dây là
A. fmin=50Hz
B. fmin=125Hz
C. fmin=25Hz
D. fmin=5Hz
-
Câu 39:
Ứng dụng nào sau đây không phải của sóng siêu âm?
A. Dùng để thăm dò dưới biển.
B. Dùng để phát hiện các khuyết tật trong vật đúc.
C. Dùng để chuẩn đoán bằng hình ảnh trong y học.
D. Dùng để làm máy bắn tốc độ xe cộ.
-
Câu 40:
Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là
A. tạp âm.
B. siêu âm.
C. hạ âm.
D. âm nghe được.
-
Câu 41:
Cùng một nốt La nhưng phát ra từ đàn ghi ta và đàn violon nghe khác nhau là do
A. chúng có độ to khác nhau.
B. chúng có độ cao khác nhau.
C. chúng có âm sắc khác nhau.
D. chúng có năng lượng khác nhau.
-
Câu 42:
Một ống thép hình trụ dài 50 cm với hai đầu hở. Ống chứa một loại khí với tốc độ truyền âm là 355m/s. Gõ lên thành ống để phát ra âm thanh. Tần số thấp thứ hai do ống phát ra là
A. 654 Hz
B. 840 Hz
C. 525 Hz
D. 710 Hz
-
Câu 43:
Chọn câu sai trong các câu sau?
A. Âm cao có tần số lớn hơn âm trầm.
B. Con người chỉ có cảm giác âm từ tần số 16 Hz đến 20 kHz.
C. Cảm giác nghe âm to hay nhỏ phụ thuộc vào mức cường độ âm.
D. Âm sắc là đặc tính vật lý và phụ thuộc vào đồ thị dao động.
-
Câu 44:
Chọn phát biểu sai khi nói về đặc trưng sinh lý của âm
A. Những âm có cùng tần số thì chúng có cùng âm sắc.
B. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động của âm.
C. Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm.
D. Độ cao của âm gắn liền với tần số âm.
-
Câu 45:
Một dây đàn có chiều dài a (m) dao động với tần số f = 5 (Hz), hai đầu cố định. Tốc độ truyền sóng trên dây là Âm do dây đàn phát ra là
A. âm cơ bản.
B. họa âm bậc 2.
C. họa âm bậc 3.
D. họa âm bậc 5.
-
Câu 46:
Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm
A. có cùng biên độ được phát ra ở cùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau.
B. có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
C. có cùng tần số và cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
D. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
-
Câu 47:
Chọn phát biểu sai khi nói về các đặc tính sinh lí của âm
A. Có 3 đặc tính sinh lí: độ cao, độ to và âm sắc.
B. Độ cao gắn liền với tần số nhưng không tỉ lệ.
C. Độ to gắn liền với mức cường độ âm nhưng không tỉ lệ.
D. Âm sắc gắn liền với tần số và mức cường độ âm.
-
Câu 48:
Dây đàn dài 50 cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là 200 m/s. Tần số của âm cơ bản mà dây đàn dao động phát ra là:
A. 200 Hz
B. 300 Hz
C. 400 Hz
D. 100 Hz
-
Câu 49:
Đối với âm cơ bản và họa âm thứ 3 do cùng một dây đàn phát ra thì
A. họa âm thứ 3 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
B. tần số họa âm thứ 3 gấp 3 lần tần số âm cơ bản.
C. tần số âm cơ bản gấp 3 lần tần số họa âm thứ 3.
D. tốc độ âm cơ bản gấp 3 lần tốc độ họa âm thứ 3.
-
Câu 50:
Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 3 do cùng một dây đàn phát ra thì:
A. tần số âm cơ bản gấp 3 lần tần số họa âm bậc 3..
B. tần số họa âm bậc 3 gấp 3 lần tần số âm cơ bản.
C. tốc độ âm cơ bản gấp 3 tốc độ họa âm bậc 3.
D. họa âm bậc 3 có cường độ gấp 3 lần cường độ âm cơ bản.