Trắc nghiệm Sóng âm Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Biết cường độ âm chuẩn là 10−12W/m2. Tại một điểm có cường độ âm là 10−8W/m2 thì mức cường độ âm tại đó là
A. 10B
B. 8B
C. 4B
D. 6B
-
Câu 2:
Khi một nhạc cụ phát ra một âm cơ bản có tần số f0f0 thì nhạc cụ đó đồng thời phát ra một loạt các họa âm có tần số 2f0,3f0,4f0... Họa âm thứ hai có tần số là
A. 4f0
B. f0
C. 3f0
D. 2f0
-
Câu 3:
Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s
B. 170 m/s
C. 6420 m/s
D. 1500 m/s
-
Câu 4:
Chọn câu sai khi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm?
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.
C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường.
D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
-
Câu 5:
Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Thời gian để vật thực hiện được 200 dao động là
A. 2,5s
B. 4s
C. 5s
D. 0,25s
-
Câu 6:
Đối với hệ thống thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Micro giúp biến đổi dao động âm thành dao động điện có cùng tần số
B. Mạch khuếch đại làm tăng cường độ và tăng tần số của tín hiệu
C. Mạch biến điệu biên độ là để làm biến đổi tần số của sóng cần truyền đi
D. Sóng âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số sóng âm tần nhỏ hơn tần số của sóng cao tần
-
Câu 7:
Trong kĩ thuật truyền thanh, sóng AM (sóng cao tần biến điệu) là
A. sóng có tần số cao tần nhưng biên độ biến thiên theo tần số âm tần cần truyền đi
B. sóng có tần số cao tần nhưng tần số biến thiên theo tần số âm tần cần truyền đi
C. sóng có tần số cao tần với biên độ không đổi
D. sóng có tần số âm tần với biên độ không đổi
-
Câu 8:
Khi cho sóng cao tần làm sóng mang sóng âm tần bằng cách biến điệu biên độ, ta sẽ có kết quả là một sóng
A. có tần số của sóng cao tần, biên độ biến đổi theo sóng âm tần.
B. có tần số của sóng âm tần, biên độ biến đổi theo sóng cao tần.
C. có tần số và biên độ biến đổi theo sóng cao tần.
D. có tần số và biên độ biến đổi theo sóng âm tần.
-
Câu 9:
Âm phát ra từ một nguồn nhạc âm không có đặc điểm nào sau đây ?
A. Tần số các họa âm có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tần số âm cơ bản tùy thuộc tính chất của nguồn âm
B. Đồ thị dao động âm là một đường tuần hoàn phức tạp, có tần số bằng tần số âm cơ bản.
C. Là tổng hợp của âm cơ bản và các họa âm do nguồn âm phát ra.
D. Có âm sắc riêng đặc trưng cho nguồn âm đó.
-
Câu 10:
Đồ thị biểu diễn Âm do nhạc cụ phát ra theo thời gian là
A. một đường hình sin
B. một đường hypecbol
C. một đường hình cos
D. một đường phức tạp tuần hoàn
-
Câu 11:
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lí của âm?
A. Tần số âm
B. Độ cao của âm
C. Âm sắc
D. Độ to
-
Câu 12:
Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm ?
A. Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là cường độ âm.
B. Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là mức cường độ âm.
C. Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là tần số độ âm.
D. Độ to của âm liên quan đến đặc trưng vật lí là biên độ âm.
-
Câu 13:
Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm.
A. Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , độ to , âm sắc.
B. Những đặc trưng sinh lí của âm :độ to , âm sắc.
C. Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , độ to
D. Những đặc trưng sinh lí của âm :Độ cao , âm sắc.
-
Câu 14:
Độ cao của âm là gì ?Nó có liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm ?
A. Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đồ thị dao động âm.
B. Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với biên độ âm.
C. Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với độ to âm.
D. Độ cao âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
-
Câu 15:
Chọn kết luận sai về sự liên quan giữa đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lí của âm.
A. Tần số - Độ to
B. Đồ thị dao động âm – Âm sắc
C. Tần số - Độ cao
D. Mức cường độ âm – Độ to
-
Câu 16:
Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với đặc trưng vật lý của âm là
A. tần số
B. biên độ âm
C. cường độ âm
D. đồ thị âm
-
Câu 17:
Đặc trưng vật lý của âm bao gồm là:
A. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động âm.
B. Tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm.
C. Cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm và biên độ dao động của âm.
D. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm và biên độ dao động của âm.
-
Câu 18:
Những đặc trưng vật lý của sóng âm tạo ra đặc trưng sinh lý của âm là:
A. Đồ thị dao động âm, năng lượng âm, cường độ âm, biên độ dao động âm
B. Cường độ âm,năng lượng âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm.
C. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm
D. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, năng lượng âm
-
Câu 19:
Đồ thị dao động âm do dây thanh đới của người khi nói
A. có dạng bất kỳ nhưng vẫn có tính chất tuần hoàn
B. có dạng Parabol
C. có dạng đường thẳng
D. có dang hình sin
-
Câu 20:
Trong thí nghiệm khảo sát đồ thị dao động của âm, đồ thị nào sau đây mô tả sự phụ thuộc của li độ x theo thời gian t của một âm do âm thoa phát ra?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 21:
Một chiếc điện thoại di động được treo bằng sợi dây cực mảnh trong một bình thuỷ tinh kín đã hút hết không khí. Điện thoại dùng số thuê bao 0919888888 vẫn đang hoạt động bình thường và được cài nhạc chuông với âm lượng lớn nhất. Bạn A đứng gần bình thuỷ tinh trên và dùng điện thoại di động gọi số thuê bao 0919888888 đó, khi đó bạn A sẽ nghe thấy thế nào?
A. Chỉ nghe thấy một vô gái nói: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được xin quý khách vui lòng gọi lại sau”
B. Nghe thấy nhạc chuông như bình thường
C. Vẫn liên lạc được nhưng không nghe thấy nhạc chuông
D. Nghe thấy nhạc chuông nhưng nhỏ hơn bình thường
-
Câu 22:
Theo khảo sát y tế, tiếng ồn vượt qua 90 dB bắt đầu gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh. Tại tổ dân cư 15 phường Lộc Vượng thành phố Nam Định có cơ sở cưa gỗ có mức cường độ âm lên đến 110 dB với những hộ dân cách đó chừng 100 m. Tổ dân phố đã có khiếu nại đòi chuyển cơ sở đó ra xa khu dân cư. Hỏi cơ sở đó phải ra xa khu dân cư trên ít nhất là bao nhiêu mét để không gây ra các hiện tượng sức khỏe trên với những người dân?
A. 100M
B. 200m
C. 2000m
D. 1000m
-
Câu 23:
Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp trên ô tô đo ở độ cao 1,2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe ở độ cao 1,2m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe 30 m, ở độ cao 1,2m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 91dB và ô tô 2 là 94dB. Âm lượng của còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải ?
A. Ô tô 2
B. Ôtô 1
C. Ô tô 1 và ô tô 2
D. Không ô tô nào
-
Câu 24:
Cho các kết luận sau về sóng âm:1. Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).2. Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.3. Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.Số kết luận đúng là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 25:
Để đo tốc độ truyền sóng âm trong không khí ta dùng một âm thoa có tần số f đã biết để kích thích dao động của một cột không khí trong một ông thủy tinh hình trụ đựng nước. Thay đổi độ cao của cột không khí trong bình bằng cách tháo khóa ở đáy bình. Khi chiều cao của cột không khí là 12 cm thì âm phát ra nghe to nhất. Tiếp tục tháo nước cho đến khi nghe thấy âm to nhất. Chiều cao của cột không khí lúc này là 18,2 cm. Tính bước sóng.
A. 6,2 cm
B. 3,1 cm
C. 12,4 cm
D. 24,8 cm
-
Câu 26:
Một sóng hình sin, tần số 110 Hz truyền trong không khí theo một phương với tốc độ 340 m/s. Tính khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm có dao động cùng pha ;có dao động ngược pha.
A. 3,1;1,5
B. 1,5;3,1
C. 2;3
D. 3;2
-
Câu 27:
Một âm thoa, ở đầu có gắn một mũi nhọn, mũi nhọn này tiếp xúc nhẹ với mặt một chất lỏng. Gõ nhẹ cho âm thoa rung động, thì thấy khoảng cách ngắn nhất từ một gợn sóng mà ta xét (coi như gợn sóng thứ nhất) đến gợn thứ 11 là 2 cm. Tần số của âm thoa là 100 Hz. Tính tốc độ truyền sóng.
A. 10
B. 20
C. 15
D. 25
-
Câu 28:
Từ điểm A bắt đầu thả rơi tự do một nguồn phát âm có công suất không đổi. Khi chạm đất tại B nguồn âm đứng yên luôn. Tại C ở khoảng giữa A và B (nhưng không thuộc AB) có một máy M đo mức cường độ âm, C cách AB 12m. Biết khoảng thời gian từ khi thả nguồn đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm cực đại, lớn hơn 1,528 (s) so với khoảng thời gian từ đó đến khi máy M thu được âm có mức cường độ âm không đổi, đồng thời hiệu 2 khoảng cách tương ứng này là 11m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2.Hiệu giữa mức cường độ âm cuối cùng và đầu tiên có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 3,74dB
B. 4,12dB
C. 4,55dB
D. 3,41dB
-
Câu 29:
Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt 4 nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn d có mức cường độ âm là 60dB. Nếu tại điểm C cách B một đoạn 2d/3 đặt 6 nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng
A. 58,42dB
B. 65,28dB
C. 54,72dB
D. 61,76dB
-
Câu 30:
Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, phổ thơ Lữ Giang có những câu “...cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha ...” hay “...ôi cung thanh cung trầm, rung lòng người sâu thẳm...”. Ở đây “ Thanh” và “ Trầm” là nói đến đặc điểm nào của âm?
A. Năng lượng của âm
B. Âm sắc của âm
C. Độ cao của âm
D. Độ to của âm
-
Câu 31:
Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có ba điểm thẳng hàng theo thứ tự A, B, C với AB = 100m, AC = 250m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm đẳng hướng phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn âm điểm khác có công suất 2P thì mức cường độ âm tại A và C là?
A. 103dB và 96,5dB
B. 100dB và 99,5dB
C. 100dB và 96,5dB
D. 103dB và 99,5dB
-
Câu 32:
Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?
A. Tần số.
B. Cường độ.
C. Mức cường độ.
D. Đồ thị dao động.
-
Câu 33:
Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?
A. Tần số.
B. Cường độ.
C. Mức cường độ.
D. Đồ thị dao động.
-
Câu 34:
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm?
A. Tần số.
B. Cường độ.
C. Mức cường độ.
D. Đồ thị dao động.
-
Câu 35:
Hai âm RE và SOL của cùng một dây đàn ghi ta có thể có cùng
A. Độ cao.
B. Cường độ.
C. Độ to.
D. Âm sắc.
-
Câu 36:
Chỉ ra phát biểu sai. Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng
A. Độ cao.
B. Cường độ.
C. Độ to.
D. Âm sắc.
-
Câu 37:
Để có thể làm cho tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn pianô hoặc tiếng kèn saxo,... người ta phải thay đổi
A. Độ cao.
B. Tần số.
C. Độ to.
D. Âm sắc của âm phát ra.
-
Câu 38:
Chỉ ra phát biểu sai. Âm LA của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng
A. Tần số.
B. Cường độ.
C. Mức cường độ.
D. Đồ thị dao động.
-
Câu 39:
Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40dB và 80dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A. 100
B. 1000
C. 10000
D. 100000
-
Câu 40:
Một sóng âm truyền trong một môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn của âm đó thì mức cường độ âm tại điểm đó là
A. 10dB
B. 100dB
C. 20dB
D. 50dB
-
Câu 41:
Một âm có cường độ 10W/m2 sẽ gây ra nhức tai. Giả sử một nguồn âm kích thước nhỏ S đặt cách tai một khoảng d=1m. Giả sử nguồn có công suất đó. Hỏi mức cường độ âm do nguồn gây ra tại một điểm ở cách 1km là bao nhiêu?
A. 40dB
B. 30dB
C. 50dB
D. 70dB
-
Câu 42:
Một âm có cường độ 10W/m2 sẽ gây ra nhức tai. Giả sử một nguồn âm kích thước nhỏ S đặt cách tai một khoảng d=1m. Để âm do nguồn phát ra làm nhức tai, thì công suất P của nguồn phải bằng bao nhiêu?
A. \(30\pi ({\rm{W}})\)
B. \( 40\pi ({\rm{W}})\)
C. \(20\pi ({\rm{W}})\)
D. \(50\pi ({\rm{W}})\)
-
Câu 43:
Loa của một máy thu âm gia đình có công suất âm thanh P=1W khi mở to hết công suất. Để ở tại điểm ấy, mức cường độ âm chỉ còn 70dB, phải giảm nhỏ công suất của loa bao nhiêu lần?
A. 200
B. 300
C. 400
D. 500
-
Câu 44:
Loa của một máy thu âm gia đình có công suất âm thanh P=1W khi mở to hết công suất. Tính mức cường độ âm do loa đó tạo ra tại một điểm ở trước máy 4m
A. 95dB
B. 96dB
C. 97dB
D. 98dB
-
Câu 45:
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,10 s. Sóng âm do lá thép phát ra là
A. Hạ âm
B. Âm nghe được
C. Nhạc âm
D. Siêu âm
-
Câu 46:
Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian 270s. Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là 5km/s và 8km/s
A. 3200km
B. 3300km
C. 3400km
D. 3600km
-
Câu 47:
Mức cường độ âm do một nguồn đặt tại điểm O gây ra tại một điểm M là L, cho ngồn tại O tiến lại gần M một khoảng a thì mức cường độ âm tăng thêm được 9 dB. Tính khoảng cách từ O đến M, biết a = 65m
A. 101m
B. 201m
C. 121m
D. 123m
-
Câu 48:
Cho một nguồn âm có tần số 510 Hz đặt trong nước, tốc độ truyền âm trong nước là 1530 m/s. Khoảng cách gần nhau nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau là:
A. 2m
B. 4m
C. 6m
D. 8m
-
Câu 49:
Một thiết bị phát âm có công suất P di chuyển dọc theo trục Ox, một thiết bị thu âm đặt trên trục Oy, khảo sát cường độ âm theo tọa độ x của máy phát được đồ thị (như hình). Khi thiết bị phát chuyển động qua vị trí M có x=1m thì mức cường độ âm thu được bằng bao nhiêu ? Cho \( {I_0}\: = {10^{ - 12}}\:W/{m^2}.\) Lấy \(\pi^2=10\)
A. 110 dB
B. 120 dB
C. 126 dB
D. 119 dB
-
Câu 50:
Tại một điểm trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ âm I tại những điểm trên trục Ox theo tọa độ x. Cường độ âm chuẩn là \( {I_0}\: = {10^{ - 12\:}}W/{m^2}\). M là điểm trên trục Ox có tọa độ x = 4 m. Mức cường độ âm tại M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23dB
B. 24dB
C. 25dB
D. 26dB