Trắc nghiệm Saccarozơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong quá trình thuỷ phân tinh bột bằng enzim thì sản phẩm thu được có chất hữu cơ A, chất A không thể là
A. Đextrin
B. Glucozơ
C. Glucozơ
D. Saccarozơ
-
Câu 2:
Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat nào dưới đây thu được fructozơ?
A. Amilozơ
B. Xenlulozơ
C. Mantozơ
D. Saccarozơ
-
Câu 3:
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ
B. Xenlulozơ
C. Saccarozơ
D. Glixerol
-
Câu 4:
Saccarin được mệnh danh là "vua" tạo ngọt - một chất làm ngọt nhân tạo, trên thị trường nó phổ biến với tên gọi: đường hóa học. Saccarin có công thức cấu tạo như sau:
Vị ngọt của nó giống như đường có ở trong mía, của cải, … Nếu như saccarozơ có độ ngọt 1,45 thì saccarin có độ ngọt lên đến 435. Vì thế chỉ cần một lượng rất nhỏ, nó đã làm cho các thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, kể cả trong dược phẩm, kem đánh răng, … có vị ngọt đáng kể.
Để sản xuất một loại kẹo, người ta dùng 20 gam saccarozơ cho 1 kg kẹo. Hỏi nếu dùng 10 gam saccarin thì sẽ làm ra được bao nhiêu kg kẹo có độ ngọt tương đương với loại kẹo trên?
A. 300kg
B. 150kg
C. 500kg
D. 250kg
-
Câu 5:
Đường thốt nốt là loại đường có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn, và được làm từ hoa của cây thốt nốt. Tên hóa học của loại đường này là đường:
A. Xenlulozo
B. Saccarozo
C. Glucozo
D. Fructozo
-
Câu 6:
Để phân biệt dd saccarozơ và mantozơ ta dùng chất nào dưới đây
A. I2
B. Na
C. AgNO3/NH3
D. Cu(OH)2 ở t0 phòng
-
Câu 7:
Để tinh chế đường saccarozơ người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2
B. CO2
C. dd Ca(OH)2
D. dd Ca(OH)2, CO2, SO2
-
Câu 8:
Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ
A. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ
B. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ
C. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ
D. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ
-
Câu 9:
Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit cho dung dịch có tính khử, vậy chứng tỏ rằng
A. saccarozơ có nhóm –CHO trong phân tử
B. saccarozơ có nhóm –OH linh động, dễ dàng tham gia các phản ứng khử
C. saccarozơ bị thủy phân cho ra các monosaccarit có tính khử
D. saccarozơ có các nhóm –OH hemiaxetal tự do
-
Câu 10:
Dãy các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. Glucozo, glixerol, ancol etylic.
B. natri axetat, saccarozo, mantozo
C. Axit axetic, glixerol, mantozo.
D. Ancol etylic, saccarozo, axit axetic.
-
Câu 11:
Dung dịch X có các các tính chất sau
- Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd phức màu xanh lam
- Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
- Tham gia phản ứng thuỷ phân khi có xúc tác là axit hoặc enzim
Vậy dung dịch X chứa chất tan nào trong các chất dưới đây
A. Saccarozơ
B. Hồ tinh bột
C. Mantozơ
D. Glucozơ
-
Câu 12:
Cho các chất (và dữ kiện) \(\left( 1 \right){\rm{ }}{H_2}/Ni,{\rm{ }}{t^{o\;}};{\rm{ }}\left( 2 \right){\rm{ }}Cu{\left( {OH} \right)_{2\;}};{\rm{ }}\left( 3 \right){\rm{ }}\left[ {Ag{{\left( {N{H_3}} \right)}_2}} \right]OH{\rm{ }};{\rm{ }}\left( 4 \right){\rm{ }}C{H_3}COOH/{H_2}S{O_4}.\;\) Saccarozơ có thể tác dụng được với
A. (1), (2)
B. (2), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (4)
-
Câu 13:
Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1); chất kết tinh không màu (2); khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3); tham gia phản ứng tráng gương (4); phản ứng với Cu(OH)2; (5). Những tính chất đúng là:
A. (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (2), (3), (5).
-
Câu 14:
Chất nào sau đây không có nhóm –OH hemiaxetal?
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Glucozơ
D. Mantozơ
-
Câu 15:
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. Đường phèn
B. Mật mía
C. Mật ong
D. Đường kính
-
Câu 16:
Saccarozo chứa hai loại monosaccarit nào?
A. a- glucozơ và gốc b- fructozơ
B. b- glucozơ và gốc b- fructozơ
C. a- fructozơ và b- glucozơ
D. a- glucozơ và a- fructozơ
-
Câu 17:
Gluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là
A. Saccarozơ
B. Tinh bột
C. Mantozơ
D. Xenlulozơ
-
Câu 18:
Hòa tan 6,12 gam glucozơ và saccarozơ vào nước được 100ml dung dịch X. Cho X vào AgNO3/NH3 dư được 3,24 gam Ag. Hãy tính m saccarozơ?
A. 2,7 gam
B. 3,42 gam
C. 3,24 gam
D. 2,16 gam
-
Câu 19:
Lên men 360 gam glucozơ với %H = 100% thì được lượng ancol eytlic?
A. 92 gam
B. 184 gam
C. 138 gam
D. 276 gam
-
Câu 20:
Thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong H+ nếu %H = 75% thì thu được bao nhiêu lượng glucozơ?
A. 166,67 gam
B. 145,70 gam
C. 210,00 gam
D. 123,45 gam
-
Câu 21:
Phát biểu đúng về Sac?
A. Saccarozo được gọi là đường nho.
B. Polime tan tốt trong nước.
C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường.
D. Triolein là chất béo no.
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây không đúng về fructozơ, xenlulozơ ?
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2
B. Thủy phân (xúc tác H+, to ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to ) có thể tham gia phản ứng tráng gương
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
-
Câu 23:
Khi thủy phân chất nào trong 4 chất dưới đây biết nó không có phản ứng tráng bạc trong H+ rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc.
A. Anđehit axetic
B. Ancol etylic
C. Saccarozơ
D. Glixerol
-
Câu 24:
Oxi hóa 27 gam glucozơ cần dùng bao nhiêu AgNO3/NH3?
A. 40 gam
B. 62 gam
C. 59 gam
D. 51 gam
-
Câu 25:
Lấy 34,2 gam saccarozơ, mantozơ cho vào AgNO3/NH3 được 0,216 gam Ag, xác định độ tinh khiết của saccarozơ?
A. 80%
B. 85%
C. 90%
D. 99%
-
Câu 26:
Cho 3,51 gam gồm saccarozơ và glucozơ vào AgNO3 dư trong NH3 thu được 2,16 gam Ag. Em hãy tính % saccarozơ?
A. 48,72%
B. 48,24%
C. 51,23%
D. 55,23%
-
Câu 27:
Chất thuộc monosaccarit trong 4 chất dưới?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Tinh bột.
D. Xenlulozơ.
-
Câu 28:
Chất là đường mật ong ?
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Glucozơ
D. Amilopectin
-
Câu 29:
Saccarozơ và glucozơ đều chứa đặc điểm nào bên dưới?
A. chứa nhiều nhóm OH ancol.
B. có chứa liên kết glicozit trong phân tử.
C. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
-
Câu 30:
Phát biểu đúng về tinh bột, xenlulozo, saccarozo?
A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol.
-
Câu 31:
Đốt cacbohiđrat nào trong 4 chất sau thì thu được mH2O : mCO2 = 33:88?
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. Cn(H2O)m.
-
Câu 32:
Đốt cháy một cacbohiđrat X nào dưới đây thì sẽ thu được mH2O : mCO2 = 33:88?
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. Cn(H2O)m.
-
Câu 33:
X gồm m1 gam mantozơ và m2 gam tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Hoà tan trong nước dư, lọc lấy dd mantozơ cho phản ứng AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag.
- Phần 2: Đun nóng với H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 được 0,11 mol Ag.
Hãy xác định giá trị của m1 và m2 ?
A. m1 = 10,26; m2 = 8,1
B. m1 = 10,26; m2 = 4,05
C. m1 = 5,13; m2 = 4,05
D. m1 = 5,13; m2 = 8,1
-
Câu 34:
Cho 34,2 gam gluxit X vào 65,8g H2SO4 loãng (t0) thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Công thức của X và nồng độ % của A?
A. C18H32O16 và 18%.
B. C12H22O11 và 15%.
C. C6H12O6 và 18%.
D. C12H22O11 và 18%.
-
Câu 35:
Cho 3,51 gam gồm saccarozơ và glucozơ phản ứng AgNO3 trong NH3 được 2,16 gam Ag. Hãy tính %saccarozơ?
A. 48,72%
B. 48,24%
C. 51,23%
D. 55,23%
-
Câu 36:
Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,20M
B. 0,10M
C. 0,01M
D. 0,02M
-
Câu 37:
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 (u). Vậy số mắt xích glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là
A. 30000.
B. 27000.
C. 35000.
D. 25000
-
Câu 38:
Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A. 51,84
B. 32,40.
C. 58,32.
D. 58,82
-
Câu 39:
Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc, phản ứng hoàn toàn sinh ra 32,4 gam bạc. Giá trị của m là
A. 108 gam.
B. 135 gam.
C. 54 gam.
D. 270 gam.
-
Câu 40:
Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là
A. 21,6g.
B. 10,8g.
C. 32,4g.
D. 16,2g.
-
Câu 41:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?
A. 16,2 gam
B. 18 gam
C. 9 gam
D. 10,8 gam
-
Câu 42:
Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%. Khối lượng ancol thu được là?
A. 458,58 kg
B. 485,85 kg
C. 398,8 kg
D. 389,79 kg
-
Câu 43:
Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh do chuối xanh có chứa
A. tinh bột
B. xenlulozo
C. glucozo
D. saccarozo
-
Câu 44:
Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây
A. H2/Ni,to; AgNO3/NH3
B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng
C. H2SO4 loãng nóng, H2/Ni,to
D. Cu(OH)2; AgNO3/NH3
-
Câu 45:
Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau:(1) là chất rắn kết tinh, không màu;
(2) tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt;
(3) phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH ở nhiệt độ thường;
(4) tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở;
(5) có phản ứng tráng gương;
(6) thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.
Những tính chất đúng với saccarozơ là:
A. (1), (2), (3), (6)
B. (1), (2), (4), (5)
C. (2), (4), (5), (6)
D. (2), (3), (5), (6)
-
Câu 46:
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ.
B. Saccarozơ.
C. Fructozơ.
D. Tinh bột.
-
Câu 47:
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ.
B. Amilozơ.
C. Mantozơ.
D. Xenlulozơ.
-
Câu 48:
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,776.
B. 6,480.
C. 8,208.
D. 9,504.
-
Câu 49:
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z → dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Mantozơ
-
Câu 50:
Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
A. Tinh bột
B. Saccarozơ
C. Xenlulozơ
D. Mantozơ