Trắc nghiệm Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
A. Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan
B. Niềm tin của con người
C. Sự tưởng tượng của con người
D. Tồn tại xã hội
-
Câu 2:
Bản chất của tôn giáo là gì?
A. Là sự phản ánh hiện thực khách quan và tồn tại xã hội.
B. Là sự phản ánh thế giới quan của con người đối với xã hội.
C. Là một hình thái ý thức xã hội nó phản ánh một cách hoang đường hư ảo cái hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Tôn giáo thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Hãy tìm ý đúng trong các phương án dưới đây. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:
A. Vấn đề dân tộc có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
B. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng.
C. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí quyết định đến sự sống còn của dân tộc ta hiện
D. Vấn đề dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược của Việt Nam hiện nay.
-
Câu 4:
Để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay thì chính sách cụ thể nào của Đảng và Nhà nước ta được coi là vấn đề cực kỳ quan trọng?
A. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá của các dân tộc.
B. Phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số.
D. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
-
Câu 5:
Nghị quyết “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được đề cập đến ở Hội nghị Trung ương nào?
A. Hội nghị Trung ương II khoá VII
B. Hội nghị Trung ương V khoá VIII.
C. Hội nghị Trung ương VI khoá VIII.
D. Hội nghị Trung ương VII khoá IX.
-
Câu 6:
Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là:
A. Là sự phân bố đan xen nhau, không một dân tộc nào có lãnh thổ riêng.
B. Là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất.
C. Là có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
D. Là các dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, đa dạng, phong phú.
-
Câu 7:
Hiện nay các dân tộc thiểu số ở nước ta có dân số chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm số dân cả nước:
A. 15%
B. 13,5%
C. 13%
D. 17%
-
Câu 8:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thái độ mà các cán bộ làm công tác tôn giáo hay mắc phải đó là:
A. Đố kỵ, hẹp hòi.
B. Định kiến, phân biệt đối với người có đạo.
C. Định kiến, hẹp hòi đối với đồng bào có đạo.
D. Không quan tâm đối với đồng bào có đạo.
-
Câu 9:
Biết bạn H là người theo đạo Thiên chúa nên T thường trêu chọc bạn H, T còn đi nói với các bạn trong lớp đừng chơi thân với H vì H theo đạo. Nếu là bạn của T em sẽ ứng xử như thế nào?
A. Hùa theo bạn T, trêu chọc bạn H.
B. Không quan tâm, vì không phải việc của mình.
C. Giải thích cho T hiểu, bạn ấy đã vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Báo với Ban giám hiệu nhà trường để kỷ luật T.
-
Câu 10:
Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm
A. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường.
B. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc.
C. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.
-
Câu 11:
Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu.
B. Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân.
C. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.
-
Câu 12:
Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay?
A. Đang “thay da đổi thịt” từng ngày.
B. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng.
C. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng.
D. Vẫn đang trong tình trạng khó khăn, chậm phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
-
Câu 13:
Vấn đề nào ở nước ta hiện nay bị các thế lực thù địch lợi dụng triệt để để chống phá Đảng, nhà nước, gây mất trật tự an ninh quốc gia?
A. Vấn đề nhân quyền.
B. Vấn đề dân tộc tôn giáo.
C. Vấn đề tôn giáo.
D. Vấn đề tự do ngôn luận.
-
Câu 14:
Hiện nay, trên đất nước ta, lĩnh vực nào cần quan tâm đầu tư nhiều nhất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
A. Lĩnh vực văn hóa.
B. Lĩnh vực chính trị.
C. Lĩnh vực kinh tế - xã hội.
D. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
-
Câu 15:
Hành vi nào sau đây bị coi là hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc?
A. Không sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số.
B. Người dân tộc thiểu số nhận nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước.
C. Có trường dân tộc nội trú dành riêng cho học sinh dân tộc.
D. Không chơi với bạn là người dân tộc thiểu số trong lớp học.
-
Câu 16:
Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 1998, Chính phủ đã thông qua chương trình nào?
A. Chương trình 134.
B. Chương trình 135.
C. Chương trình 136.
D. Chương trình 30A.
-
Câu 17:
Tuyên bố nào sau đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo ngay sau ngày độc lập?
A. Tự do tín ngưỡng.
B. Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Đoàn kết lương giáo.
-
Câu 18:
Hoạt động tôn giáo nào sau đây của tín đồ tôn giáo vi phạm pháp luật?
A. Thực hiện lễ nghi trong các cơ sở tôn giáo.
B. Thi hành giáo luật của tôn giáo.
C. Tham gia vào hệ thống chức sắc tôn giáo.
D. Truyền bá tôn giáo tại trường học.
-
Câu 19:
Anh T và chị M yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị M không đồng ý vì hai người khác tôn giáo. Trong trường hợp này, bố chị M đã vi phạm
A. Quyền tự do kết hôn.
B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. Quyền tự do của công dân.
D. Quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
-
Câu 20:
Trong suốt quá trình cách mạng của nước ta, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là:
A. Vấn đề quan trọng, cần giải quyết kịp thời.
B. Vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt.
C. Vấn đề chiến lược cần giải quyết từ từ.
D. Vấn đề đặc biệt quan trọng, cần giải quyết dứt điểm.
-
Câu 21:
Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nhằm:
A. Tạo điều kiện các để dân tộc phát triển về kinh tế - xã hội.
B. Tạo ra sự bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc.
C. Tạo ra sự đoàn kết giữa các vùng miền.
D. Giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc.
-
Câu 22:
Tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XIV là bao nhiêu phần trăm?
A. 17 %
B. 17,30%
C. 18%
D. 18,50%
-
Câu 23:
Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016, với suy nghĩ các đại biểu dân tộc thiểu số thì không được tham gia vào Quốc hội, chỉ tham gia Hội đồng nhân nhân các cấp nên M đã gạch hết các đại biểu là người dân tộc thiểu số. Theo em, hành vi của M đã
A. Vi phạm quyền tự do giữa các dân tộc.
B. Thiếu hiểu biết về pháp luật.
C. Kỳ thị dân tộc.
D. Vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
-
Câu 24:
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
A. Tôn giáo có tổ chức, giáo lý, giáo luật.
B. Thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, chúa trời.
C. Có hệ thống chức sắc tôn giáo đông đảo.
D. Có hệ thống cơ sở tôn giáo khang trang.
-
Câu 25:
Thái độ đúng đối với tín ngưỡng và tôn giáo là
A. Không quan tâm tới họ.
B. Học hỏi giáo lý của các tôn giáo.
C. Đoàn kêt tôn giáo và học những điều hay của các tôn giáo bạn.
D. Truyền bá tôn giáo và thực hành giáo luật tôn giáo.
-
Câu 26:
Thực hiện quyền nghĩa vụ của công dân và ý thức chấp hành pháp luật, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau là trách nhiệm của
A. Công dân có tôn giáo và không có tôn giáo.
B. Là nghĩa vụ của công dân có tôn giáo.
C. Công dân của những tôn giáo lớn.
D. Các chức sắc tôn giáo.
-
Câu 27:
Các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam đều được nhà nước và pháp luật
A. Bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm.
B. Bảo vệ chặt chẽ.
C. Nghiêm cấm không cho mọi người tới gần.
D. Có chế độ bảo vệ riêng.
-
Câu 28:
Tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Cao Đài.
D. Đạo Cao Đài và Hòa Hảo.
-
Câu 29:
Các tôn giáo ở Việt Nam phải hoạt động trên cơ sở nào?
A. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật.
B. Trên tinh thần tôn trọng giáo luật, giáo lý.
C. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
D. Tôn trọng tổ chức và giáo luật tôn giáo, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
-
Câu 30:
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc
A. Các bên cùng có lợi.
B. Bình đẳng.
C. Đoàn kết giữa các dân tộc.
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục?
A. Xây dựng một xã hội học tập.
B. Mở mang hệ thống trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.
C. Miễn học phí và chế độ học cử tuyển đại học đối với học sinh người dân tộc thiểu số.
D. Cấp học bổng đối với những học sinh, sinh viên giỏi.
-
Câu 32:
Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện bình đẳng về
A. Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
B. Bình đẳng về lao động, việc làm.
C. Bình đẳng về kinh. tế
D. Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế-xã hội.
-
Câu 33:
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của các dân tộc được thực hiện thông qua các hình thức nào?
A. Thông qua đại biểu của dân tộc mình.
B. Trực tiếp phản ánh ý kiến, nguyện vọng của mình đến chính quyền cơ sở và thông qua đại biểu của dân tộc mình.
C. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
D. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
-
Câu 34:
Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ việt của mình cùng tiếng phổ thông là biểu hiện bình đẳng về
A. Bình đẳng về chính trị.
B. Bình đẳng về kinh tế.
C. Bình đẳng về văn hóa.
D. Bình đẳng về giáo dục.
-
Câu 35:
Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là biểu hiện bình đẳng về
A. Bình đẳng về chính trị.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về văn hóa.
D. Bình đẳng về giáo dục.
-
Câu 36:
Việt Nam là quốc gia có:
A. Có một tôn giáo hoạt động.
B. Đa tôn giáo.
C. Không có tôn giáo nào hoạt động.
D. Chỉ có Đạo Phật và Thiên Chúa giáo.
-
Câu 37:
Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Kính chúa yêu nước.
B. Buôn thần bán thánh.
C. Tốt đời đẹp đạo.
D. Đạo pháp dân tộc.
-
Câu 38:
Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở của khối………toàn dân tộc, tạo thành………..tổng hợp của dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.
A. Đoàn kết/đại đoàn kết
B. Đoàn kết/ sức mạnh
C. Đoàn kết/bộ phận
D. Đại đoàn kết/ sức mạnh
-
Câu 39:
Ở Việt Nam tôn giáo được coi là Quốc giáo?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa.
D. Không có tôn giáo nào.
-
Câu 40:
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình.
B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
C. Các tôn giáo được nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình.
D. Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu của các tôn giáo.
-
Câu 41:
Trong lĩnh vực giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện:
A. Người dân tộc Kinh được quan tâm phát triển về mọi mặt.
B. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Người ở thành phố và thị xã được quan tâm hơn.
D. Truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số cần phải loại bỏ.
-
Câu 42:
Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản.
C. Quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương.
D. Quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-
Câu 43:
Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của các dân tộc được hiểu là:
A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau.
B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.
C. Mỗi dân tộc đều phải tự phát triển theo khả năng của mình.
D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chên lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
-
Câu 44:
Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của……………giữa các dân dộc và……………..toàn dân tộc.
A. Đoàn kết/đại đoàn kết
B. Đoàn kết/phát huy sức mạnh
C. Bình đẳng/đoàn kết
D. Đại đoàn kết/ phát huy sức mạnh
-
Câu 45:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm:
A. Bình đẳng về kinh tế, chính trị.
B. Bình đẳng về chính trị, văn hóa, giáo dục.
C. Bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục.
D. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục.
-
Câu 46:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
B. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
C. Là các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.
D. Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
-
Câu 47:
Dân tộc được hiểu theo nghĩa:
A. Một dân tộc ít người.
B. Một dân tộc thiểu số.
C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia.
D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ.
-
Câu 48:
Dân tộc được hiểu theo nghĩa:
A. Một dân tộc ít người.
B. Một dân tộc thiểu số.
C. Một bộ phận dân cư của một quốc gia.
D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ.
-
Câu 49:
Ông A đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị bệnh, đi khám mấy lần ở trạm xá mà chưa tìm ra nguyên nhân. Mọi người đến thăm đưa ra nhiều phương án chữa bệnh, ông A nên chọn cách nào?
A. Mời thầy bói về nhà yểm bùa.
B. Đến miếu thiêng xin nước thánh về chữa bệnh.
C. Mời sư thầy đến tụng kinh trừ tà, trừ bệnh tật.
D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
-
Câu 50:
Khi biết con mình là chị Y có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kịch liệt phản đối vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các
A. Gia đình.
B. Tôn giáo.
C. Dân tộc.
D. Công dân.