Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Một trong những biểu hiện của sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình là
A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau.
C. Có quyền ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú.
D. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
-
Câu 2:
Đâu là mối quan hệ biểu hiện sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
C. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.
D. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
-
Câu 3:
Phương án nào dưới đây là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong chế độ hôn nhân và gia đình hiện nay?
A. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
B. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng.
C. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
D. Vợ chồng bình đẳng.
-
Câu 4:
Đâu là phương án nói về nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. bình đẳng về quyền.
B. bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ ,chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
C. bình đẳng về nghĩa vụ.
D. tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau.
-
Câu 5:
Nhằm lấy tiền tiết kiệm của hai vợ chồng đi cá độ đá banh anh Q giả mạo chữ kí của vợ để bán nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hôn nhân và gia đình.
B. Lao động.
C. Đạo đức và kinh tế.
D. Kinh doanh.
-
Câu 6:
Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong trường hợp: Anh H rút toàn bộ tiền tiết kiệm cùa hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi. Bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về.
A. Chị M, bà S, ông G và chị Y.
B. Anh H, chị M, bà S và ông G.
C. Anh H, chị M và bà S.
D. Anh H, chị M và ông G.
-
Câu 7:
Bà G nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ cho con trai bà là anh C vì anh cưới chị H đã lâu nhưng chưa có con. Chị H biết chuyện đã tự ý rút toàn bộ sổ tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Ai đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong trường hợp trên?
A. Bà G, anh C, bà T và chị H.
B. Bà G, chị D và anh C.
C. Bà G, anh C và chị H.
D. Bà G, anh C, chị H và chị D.
-
Câu 8:
Những ai vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong trường hợp: Anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng vì ba ẹ anh mất sớ nay phải công tác ở tỉnh khác. Anh N vẫn thường xuyên trốn học và chống đối ông bà nội nên bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ đuổi ra khỏi nhà.
A. Ông H và anh M.
B. Anh M, Anh N và bà K.
C. Ông H và anh N.
D. Ông H, anh M và anh N.
-
Câu 9:
Chị H thường xuyên bị chồng bạo hành nên mẹ chị H đã thuê anh P đánh anh K gãy tay. Ông T là bố anh K đến nhà bà M chửi bới chị H. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh K, bà M và ông T.
B. Chị H, bà M và ông T.
C. Anh K, chị H và bà M.
D. Anh K, bà M và anh P.
-
Câu 10:
Do tính chất công việc đi biển nên không thể về nhà thường xuyên, anh T bắt vợ mình phải nghỉ là ở nhà nội trợ. Trong trường hợp trên, anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Thân nhân.
B. Tài sản.
C. Nhân thân.
D. Công việc.
-
Câu 11:
Theo quy định của pháp luật anh G có quyền bán chiếc xe trong trường hợp anh G muốn bán một chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh G trước khi kết hôn, nhưng vợ không đồng ý không?
A. Không, vì khi kết hôn chiếc xe là tài sản chung.
B. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh G.
C. Được, nhưng phải được vợ chấp thuận.
D. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhận định nào sau đây đúng trong trường hợp: Ông T (50 tuổi) và bà G (47 tuổi) có với nhau 2 người con trai là N (25 tuổi) và S (17 tuổi). Ông T và bà G ly hôn được 4 tháng, thì anh S bị tai nạn nhưng ông T không có trách nhiệm, bà G phải một mình chăm sóc. Bà G đề nghị ông có cấp cho S vì bản thân không còn khả năng lao động.
A. S ở với bà G nên bà phải có trách nhiệm chăm sóc.
B. Ông T phải có trách nhiệm chu cấp cho S cùng với bà G vì S không còn khả năng lao động.
C. N đã lớn nên phải có trách nhiệm chăm sóc em mình.
D. Ông T không có trách nhiệm chu cấp cho S vì S đã thành niên.
-
Câu 13:
Anh T không đồng ý cho chị H thực hiện ước mơ học cao học vì tư tưởng trọng nam khinh nữ. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. giúp, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
B. việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ.
C. quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống.
D. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
-
Câu 14:
Anh T, chị Q là con ruột của ông B và bà H. Chị V, anh X là con ngoài giá thú của ông B, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố nhưng ông muốn được chia tàỉ sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: "Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tài sản như hai đửa T, Q". Trong trường hợp trên người con nào được thừa kế tài sản của ông B?
A. Chỉ T, Q, X
B. T, Q, V, X
C. Chỉ T và Q
D. Chỉ T cà X
-
Câu 15:
Chị G và anh D vừa cưới nhau, anh D bắt chị phải theo tôn giáo của gia đình dù chi không muốn và còn tự ý bán xe máy riêng của chị G. Bố mẹ D là ông bà S ép G phải bỏ việc để ở nhà. Những ai dưới đây vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Anh D, chị G.
B. Ông bà S.
C. Bà H, anh D.
D. Chỉ có anh D.
-
Câu 16:
Anh V muốn chị O nghỉ việc ở nhà nội trợ dù chị không đồng ý. Vì thế mẹ chồng xe chị O ăn bám và không tôn trọng quyết định của chị. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh V và bà D.
B. Bà D và chị O.
C. Chị O và anh V.
D. Chị O, anh V và bà D.
-
Câu 17:
Ông giám đốc D có tình cảm riêng với cô T nên đã cho cô làm thư ký riêng. Vợ ông D đã nói với K ( là con rể) tìm cách làm quen T để tìm hiểu, không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm khiến chồng cô T đòi ly hôn. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?
A. Ông giám đốc và cô T.
B. Anh K và cô T.
C. Anh K, cô T và vợ giám đổc.
D. Vợ giám đốc.
-
Câu 18:
Bà L lấy số tiền mà chồng bà đã lén giấu riêng đe cho cháu gái là L mở của hàng kinh doanh. Đến lúc buôn bán đắt bà uốn cháu gái gửi lại tiền vào tài khoản riêng của bà nhưng cháu gái không đồng ý. Những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà L và chị V.
B. Vợ chồng bà L và V.
C. Chồng bà L và chị V.
D. Vợ chồng bà L.
-
Câu 19:
N là người gia trưởng, vì muốn vợ ở nhà lo nội trợ anh đã bắt vợ phải nghỉ việc. Anh N vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. Nhân thân.
B. Truyền thông.
C. Đa chiều.
D. Huyết thống.
-
Câu 20:
Mảnh đất X là của bà T được thừa kế riêng, nay bà muốn tặng lại cho vợ chồng người em dù chồng bà không đồng ý. Trong trường hợp này, bà T vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân.
B. Tài sản.
C. Kinh doanh.
D. Giám hộ.
-
Câu 21:
Cô C được thừa kế riêng một ngôi nhà và muốn làm điểm mở lớp học tình thương nhưng chồng cô nhất quyết không đồng ý. Vậy, cô C không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tham vấn.
B. Tình cảm.
C. Nhân thân.
D. Tài sản.
-
Câu 22:
Chị A là dù đã li hôn nhưng khi nghe tin anh B cưới với chị H tại nhà hàng X nổi lòng ganh ghét nên cùng con rể đến nhà hàng sỉ nhục anh B và chị H thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền hôn nhân và gia đình?
A. Chị A và con rể.
B. Chị A, anh B và chị H.
C. Chị A, anh B và con rể.
D. Chị A, anh B, con rể và chị H.
-
Câu 23:
Đọc trường hợp sau và cho biết ai vi phạm quyền bình đẳng và gia đình: Sau khi li hôn với chị S, anh B dự định tổ chức đá cưới cùng chị K, chị S đã nhiều lần xúi giục con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K.
A. Bà S và con trai anh B.
B. Bố con anh B.
C. Chị K.
D. Bà S và bố con anh B.
-
Câu 24:
Giám đốc Công ty Y quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị H trong thời gian chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới điều nào sau đây?
A. Quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.
B. Quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. Quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.
D. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 25:
Anh M là chồng chị L không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng làm việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Anh M còn đầu tư mua cổ phiếu từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị L. Hành vi và việc làm của anh M là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình.
B. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
C. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
-
Câu 26:
Giám đốc công ty B và chị D ký hợp đồng lao động, trong đó nội dung quy định chị D phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Giao kết trực tiếp.
-
Câu 27:
Hợp đồng lao động giữa Giám đốc công ty X và người lao động có quy định lao động nữ phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại như lao động nam. Quy định này trái với nội dung nào dưới đây?
A. Giao kết trực tiếp.
B. Tự nguyện.
C. Pháp luật lao động.
D. Bình đẳng giới.
-
Câu 28:
Tuy có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị A không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình, chị A cần lựa chọn cách làm nào dưới đây?
A. Nhờ người nhà giúp.
B. Cứ chờ đợi bao lâu cũng được.
C. Không cần giấy phép cứ kinh doanh.
D. Báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
-
Câu 29:
Vợ chồng anh B bắt con gái phải lấy người chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh B đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Quy trình hội nhập.
B. Hôn nhân, gia đình.
C. Chiến lược đầu tư.
D. Chính sách đối ngoại.
-
Câu 30:
Mặc dù không được cấp giấy phép nhưng anh A vẫn tự ý buôn bán thuốc lá ngoại, rượu ngoại và để tránh bị phát hiện anh đã thuê trẻ vị thành niên đi đưa hàng. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh doanh và lao động.
B. Dân sự và hành chính.
C. Lao động và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.
-
Câu 31:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được ghi nhận không bao gồm quan hệ nào sau đây?
A. Nhân thân.
B. Xã hội.
C. Tài sản chung.
D. Tài sản riêng.
-
Câu 32:
Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong điều nào sau đây?
A. Quy chế chi tiêu nội bộ.
B. Cơ hội tìm kiếm việc làm.
C. Quy trình quản lí nhân sự.
D. Nội dung hợp đồng lao động.
-
Câu 33:
Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào sau đây?
A. Xã hội.
B. Đối ngoại.
C. Nhân thân.
D. Mua bán.
-
Câu 34:
Ở nước ta, ngành, nghề nào dưới đây không bị cấm kinh doanh?
A. Kinh doanh casino.
B. Kinh doanh các chất ma túy.
C. Kinh doanh mại dâm.
D. Mua bán người, bộ phận cơ thể người.
-
Câu 35:
Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành, nghề kinh doanh không cần có điều kiện?
A. Kinh doanh bất động sản.
B. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
C. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
D. Kinh doanh củi than từ gỗ.
-
Câu 36:
Ngành, nghề kinh doanh nào sau đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Sản xuất con dấu.
B. Dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm.
C. Cắt tóc, làm đầu, gội đầu.
D. Kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội.
-
Câu 37:
Ngành, nghề kinh doanh nào sau đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Trồng cây dược liệu.
B. Kinh doanh vàng.
C. Sản xuất xe cho người tàn tật.
D. Kinh doanh dịch vụ thoát nước.
-
Câu 38:
Doanh nghiệp nào dưới đây được ghi nhận đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?
A. Doanh nghiệp A kinh doanh không đúng ngành , nghề đã đang kí.
B. Doanh nghiệp B không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao dộng.
C. Doanh nghiệp C áp dụng nhiều sáng kiến để tiết kiệm điện, nước và không gây ô nhiễm môi trường.
D. Doanh nghiệp C chỉnh sửa sổ sách kế toán, kê khai không đúng để đóng thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng.
-
Câu 39:
Trường hợp dưới đây thể hiện sự không bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?
A. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đều kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Các doanh nghiệp trên địa bàn quận T đều nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
C. Doanh nghiệp C đầu tư rất nhiều tiền để xử lí, làm sạch chất thải trước khi xả ra môi trường, còn Doanh nghiệp X thì tiết kiệm chi phí bằng cách xả thẳng chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
D. Doanh nghiệp M và doanh nghiệp P đều kinh doanh trang thiết bị y tế, cả hai doanh nghiệp đều bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp của mình theo quy định của pháp luật lao động.
-
Câu 40:
Trường hợp dưới đây thể hiện sự không bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?
A. Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đều kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Các doanh nghiệp trên địa bàn quận T đều nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
C. Doanh nghiệp C đầu tư rất nhiều tiền để xử lí, làm sạch chất thải trước khi xả ra môi trường, còn Doanh nghiệp X thì tiết kiệm chi phí bằng cách xả thẳng chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
D. Doanh nghiệp M và doanh nghiệp P đều kinh doanh trang thiết bị y tế, cả hai doanh nghiệp đều bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp của mình theo quy định của pháp luật lao động.
-
Câu 41:
Nội dung nào dưới đây không có thể hiện sự bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động tìm kiếm thị trường , khách hàng và kí hợp đồng.
C. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn nhận được nhiều ưu đãi hơn trong khi nộp thuế ít hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
D. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
-
Câu 42:
Nội dung nào dưới đây được ghi nhận không thể hiện sự bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng và quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
B. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng của mình.
C. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên đầu tư, được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
D. Công dân có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
-
Câu 43:
Mọi cá nhân, tổ chức lựa chọn ngành , nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi cá nhân tổ chức đều bình đẳng như thế nào?
A. Trong kinh doanh.
B. Khi tham gia các quan hệ kinh tế.
C. Trong sản xuất, buôn bán.
D. Khi tham gia các quan hệ thương mại.
-
Câu 44:
Bình đẳng trong kinh doanh là mọi cá nhân, tổ chức khi lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều được đối xử như thế nào?
A. Được đối xử giống nhau.
B. Được tạo điều kiện như nhau.
C. Bình đẳng theo quy định của pháp luật.
D. Được xử lí theo trình tự, quy định của pháp luật.
-
Câu 45:
Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào điều nào sau đây?
A. Nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
B. Nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
C. Quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.
D. Khả năng, hoàn cảnh,điều kiện của mỗi người.
-
Câu 46:
Pháp luật nước ta nghiêm cấm điều nào sau đây?
A. Phân loại vi phạm để xử lí.
B. Phân biệt đối xử về giới.
C. Phân loại tội phạm để xử lí.
D. Phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.
-
Câu 47:
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định công dân có trách nhiệm thực hiện như thế nào?
A. Pháp luật.
B. Quyền và nghĩa vụ của mình.
C. Nghĩa vụ đối với người khác.
D. Nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
-
Câu 48:
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi người có nghĩa vụ tôn trọng như thế nào?
A. Nhau.
B. Quyền của người khác.
C. Người khác.
D. Nghĩa vụ của người khác.
-
Câu 49:
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân có được hưởng quyền và nghĩa vụ như thế nào?
A. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
B. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
C. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.
D. Thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
-
Câu 50:
Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì sau đây?
A. Ít nhiều bị phân biệt bời giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,…
B. Không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, đại vị xã hội, giới tính,…
C. Bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.
D. Phụ thuộc vào dân tộc, giới tính , tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập,…