Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Kinh doanh có thu nhập cao, anh M đã yêu cầu chị L (là vợ anh) phải thôi công tác ở cơ quan để ở nhà chăm sóc chồng con. Hành vi này của anh M là biểu hiện không bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ gia đình.
B. Quan hệ phụ thuộc.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ đạo đức.
-
Câu 2:
Thấy trong hợp đồng lao động của mình ký với Giám đốc công ty có điều khoản trái pháp luật lao động, anh P đã đề nghị sửa và đưuọc chấp nhận. Điều này thể hiện bình đẳng trong việc nào dưới đây?
A. Quyền dân chủ của công dân.
B. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa đại diện người lao động và ngưởi sử dụng lao động.
-
Câu 3:
Công ty C và D kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn miền núi nên đều được ưu tiên miễn thuế trong thời gian 2 năm đầu. Việc miễn thuế thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng nghĩa vụ đối với xã hội.
B. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
-
Câu 4:
Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
-
Câu 5:
Chị D được đề nghị ký hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty S. Chị D có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào sau đây để thỏa thuận về nội dung hợp đồng?
A. Bình đẳng trong giao tiếp giữa Giám đốc và nhân viên.
B. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa những người lao động.
-
Câu 6:
Ông P nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty kinh doanh thực phẩm, nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông P có thể căn cứ vào nguyên tắc nào sau đây để khẳng định mình có quyền này?
A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình.
C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
D. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người.
-
Câu 7:
Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào sau đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
D. Bình đẳng giữa các thành viên.
-
Câu 8:
Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ”, là thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
A. Giữa pháp luật với cha mẹ.
B. Giữa cha mẹ với xã hội.
C. Giữa cha mẹ và con.
D. Giữa các thế hệ trong gia đình.
-
Câu 9:
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là như thế nào?
A. Các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
B. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
C. Mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.
D. Bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
-
Câu 10:
Nội dung nào sau đây được ghi nhận là không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động na và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong công việc gia đình.
-
Câu 11:
Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng nào sau đây?
A. Trong tìm kiếm việc làm.
B. Trong việc tự do sử dụng sức lao động.
C. Về quyền có việc làm.
D. Trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 12:
Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào sau đây trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do, công bằng, dân chủ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
-
Câu 13:
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là biểu hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.
B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. Quyền bình đẳng trong lao động.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây là biểu hiện của bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con chỉ vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
C. Con trai có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ hơn con gái.
D. Con đẻ cần có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ nhiều hơn con nuôi.
-
Câu 15:
Pháp luật quy định như thế nào về việc vợ chồng sử dụng tài sản chung giữa vợ và chồng để đầu tư kinh doanh?
A. Người chồng có quyền quyết định tất cả.
B. Người chồng có quyền quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của vợ.
C. Vợ, chồng bàn bạc, thỏa thuận với nhau.
D. Người vợ tự quyết định tất cả.
-
Câu 16:
Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Vợ, chồng yêu thương, chung thủy với nhau.
B. Vợ, chồng tôn trọng vầ giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
C. Vợ, chồng quan tâm lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.
D. Vợ, chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau.
-
Câu 17:
Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung giữa vợ và chồng?
A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt.
B. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau.
C. Người vợ có toàn quyền sử dụng và định đoạt.
D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết.
-
Câu 18:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là nội dung của quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự.
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.
-
Câu 19:
Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào sau đây?
A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
-
Câu 20:
Khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,.... theo nguyện vọng và khả năng của mình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào sau đây trong gia đình?
A. Giữa các thành viên.
B. Giữa cha mẹ và con.
C. Giữa các thế hệ.
D. Giữa người lớn và trẻ em.
-
Câu 21:
Một trong những nội dung về bình đằng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn nào sau đây?
A. Việc làm theo sở thích của mình.
B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
-
Câu 22:
Nguyên tắc nào sau đây không phải được ghi nhận là nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Khách quan, công bẳng, dân chủ.
C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
-
Câu 23:
Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.
B. Được trả lương cho cán bộ, công nhân viên như nhau.
C. Bình đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
-
Câu 24:
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện, là nội dung của bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Bình đẳng trong sản xuất.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Binh đẳng trong lao động.
D. Bình đẳng trong xây dựng kinh tế.
-
Câu 25:
Một trong những nội dung bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được làm gì sau đây?
A. Miễn giảm thuế thu nhập.
B. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
C. Kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.
D. Kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
-
Câu 26:
Việc giao kết hợp đồng lao động được ghi nhận phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Giao kết bằng văn bản.
B. Giao kết trực tiếp giữa người động và người sử dụng lao động.
C. Giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.
D. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
-
Câu 27:
Mỗi doanh nghiệp đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
B. Bình đẳng trong kinh tế.
C. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 28:
Việc mua, bán, trao đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thảo thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào sau đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ mua bán.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ hợp đồng.
D. Quan hệ thỏa thuận.
-
Câu 29:
Việc dùng tài sản chung để đàu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hôn nhân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ chính trị.
D. Quan hệ xã hội.
-
Câu 30:
Tài sản nào sau đây được ghi nhận không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
C. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
-
Câu 31:
Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ chính trị.
D. Quan hệ xã hội.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
B. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.
C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.
D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.
-
Câu 33:
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong kinh tế.
C. Bình đẳng trong cạnh tranh.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 34:
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
B. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về trách nhiệm.
-
Câu 35:
Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của bình đẳng nào sau đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Quan hệ giữa các thế hệ.
C. Bình đẳng về nhân thân.
D. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
-
Câu 36:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung là nội dung bình dẳng giữa vợ và chồng trong qun hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ gia đình.
D. Quan hệ chung.
-
Câu 37:
Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong lao động.
C. Bình đẳng về chính trị.
D. Bình đẳng về kinh tế - xã hội.
-
Câu 38:
Nội dung nào sau đây được xem là không thể hiện bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong công việc gia đình.
B. Bình đẳng trong công việc thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 39:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung quan hệ nào trong đáp án sau đây?
A. Quan hệ hành chính.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
D. Quan hệ nhân thân.
-
Câu 40:
Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Binh đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.
-
Câu 41:
Nội dung nào sau đây được xem là thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em?
A. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.
-
Câu 42:
Quan hệ nào trong đáp án sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ dòng tộc.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ giữa chị em với nhau.
-
Câu 43:
Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Trong kinh doanh.
B. Trong mở rộng sản xuất.
C. Trong phát triển thị trường.
D. Trong kinh tế - xã hội.
-
Câu 44:
Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 45:
Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào sau đây giữa vợ chồng?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ tinh thần.
D. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
-
Câu 46:
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng nào sau đây?
A. Trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong việc tự do sử dụng sức lao động.
D. Về quyền có việc làm.
-
Câu 47:
Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Trong kinh doanh.
B. Trong lao động.
C. Trong đời sống xã hội.
D. Trong hợp tác.
-
Câu 48:
Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tinh thần.
C. Quan hệ xã hội.
D. Quan hệ tình cảm.
-
Câu 49:
Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng về quyền tự do.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
-
Câu 50:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ tình cảm.
B. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình.
C. Quan hệ thân nhân.
D. Quan hệ gia đình.