Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Quyền và nghĩa vụ của công dân là như thế nào sau đây?
A. Nhiều khi bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính.
B. Đôi khi bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
C. Không bị phân biệt bởi dân tộc , giới tính , tôn giáo, giàu nghèo…
D. Phụ thuộc vào trình độ, thu nhập và quan hệ của công dân với chính quyền.
-
Câu 2:
Quyền của công dân không tách rời với điều nào sau đây?
A. Lợi ích của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Trách nhiệm của công dân.
D. Nhiệm vụ của công dân.
-
Câu 3:
Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng về điều nào sau đây?
A. Về quyền và nghĩa vụ.
B. Về nhu cầu và lợi ích.
C. Trong thực hiện pháp luật.
D. Về quyền và trách nhiệm.
-
Câu 4:
Mọi công dân nam , nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng điều nào sau đây?
A. Như nhau.
B. Trước pháp luật.
C. Ngang nhau.
D. Trước nhà nước.
-
Câu 5:
Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước điều nào sau đây?
A. Nhà nước.
B. Xã hôi.
C. Pháp luật
D. Cộng đồng.
-
Câu 6:
Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh M, bà B và bà C.
B. Anh M và bà B.
C. Anh M và bà C.
D. Vợ chồng chị X và bà B.
-
Câu 7:
Do muốn giảm chi phí sản xuất nên doanh nghiệp A đã không xây dựng hệ thống xử lý chất thải, các chất thải của doanh nghiệp thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm trầm trọng. Doanh nghiệp A được ghi nhận đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh doanh.
B. Đóng thuế.
C. Xã hội.
D. Lao động.
-
Câu 8:
Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh H và chị B.
B. Anh H, chị P, chị B và anh T.
C. Anh H, chị B và chị P.
D. Anh H, anh A và chị P.
-
Câu 9:
Vốn là người gia trưởng nên sau khi kết hôn anh H bắt vợ nghỉ làm để ở nhà lo việc gia đình và chăm sóc bố mẹ chồng. Người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản.
B. Nhân thân.
C. Gia đình.
D. Huyết thống.
-
Câu 10:
Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày 1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được Giám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối với chị theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật lao động, Giám đốc công ty đã vi phạm về nội dung nào?
A. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 11:
Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?
A. Tài sản và sở hữu.
B. Tài sản chung.
C. Sở hữu.
D. Nhân thân.
-
Câu 12:
Sau khi bố qua đời, em H ở với mẹ kế là bà K. Bà K đã bắt H nghỉ học để đi lao động kiếm tiền cho bà, mọi việc trong nhà bà đều sai H vì cho rằng con đẻ của bà còn bận đi học. Bà K được xem là đã vi phạm nội dung nào của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 13:
Sau khi kết hôn, người vợ nghe lời chồng ở nhà chăm sóc gia đình để anh yên tâm công tác. Sau một thời gian tích góp, anh đã mua được một chiếc ô tô và đăng kí mang tên anh. Theo qui định của pháp luật, chiếc ô tô đó được ghi nhận là tài sản của ai?
A. Vợ và chồng.
B. Người chồng.
C. Người vợ.
D. Các con.
-
Câu 14:
Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đỉnh?
A. Chị A, anh B và chị H.
B. Chị A và con rể.
C. Chị A, anh B, con rể và chị H.
D. Chị A, anh B và con rể.
-
Câu 15:
Ông X đã tập hợp tất cả các em nhỏ lang thang cơ nhỡ về nhà mình ở, hàng ngày ông bắt các em làm việc ở trang trại của ông từ sáng tinh mơ đến tối. Ông X đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong lao động.
C. Bình đẳng trong gia đình.
D. Bình đẳng trong hôn nhân.
-
Câu 16:
Em H là học sinh lớp 12, bố bị tai nạn qua đời, mẹ bị bệnh nặng. Hàng ngày ngoài giờ học em đi làm thêm, đồng thời chăm sóc mẹ và đứa em nhỏ của mình. Em H đã thực hiện đúng những nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu, anh, chị, em.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, anh, chị em.
-
Câu 17:
Anh H, chị C, ông N cùng được tuyển vào công ty X một ngày, sau hai năm làm việc đến kỳ nâng bậc lương anh T quản đốc đã đề nghị giám đốc M không nâng bậc lương cho chị C vì cho rằng chị C là phụ nữ không làm được công việc nặng nhọc trong công ty. Anh T và giám đốc M còn yêu cầu anh H và ông N tung tin chị C lười biếng trong lao động, hay gây mất đoàn kết nội bộ. Trường hợp này những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông M, anh T.
B. Ông M, anh H.
C. Anh H, ông N.
D. Ông M, anh H, ông N.
-
Câu 18:
Anh M, chị Q nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh xăng dầu tại cùng một địa điểm. Do chị Q là người nhà của ông H là lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp giấy phép nên hồ sơ của anh M bị loại. Thấy chị Q dù không đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn được cấp phép anh M đã thuê anh T tung tin chị Q thường xuyên nhập hàng kém chất lượng để bán. Những ai sau đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh M, chị Q, anh T.
B. Anh M, ông H, anh T.
C. Anh M, ông H.
D. Ông H, anh T.
-
Câu 19:
Hai quầy thuốc tân dược cùa chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái của cán bộ p giúp đỡ. Những ai sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chị T, M va cán bộ P.
B. Chị T, D, M và cán bộ P.
C. Chị T, D và cán bộ P.
D. Chị T, D và M.
-
Câu 20:
Em A 13 tuổi, em C 17 tuổi, em D 14 tuổi 3 tháng cùng nhau phạm tội “giết người, cướp tài sản” tại xã X. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội ông N( bố của C), ông T(bố của D) đã khuyên các con ra đầu thú, tuy nhiên ông G ( bố của A) đã dẫn 3 em trên bỏ trốn khỏi địa phương. Trong trường hợp này, ai sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự?
A. Em A, C và D.
B. Em C, D và ông G.
C. Ông N, T và ông G.
D. Ông T, N và em C.
-
Câu 21:
Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai sau đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
B. Giám đốc K và chị M.
C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng p.
D. Giám đốc K, trưởng phòng p và chị M.
-
Câu 22:
Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tinh li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản cùa gia đình, lại được bà nội tên S đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai sau đây được ghi nhận đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị K và bố con anh B.
B. Bà S và con trai anh B.
C. Bà S và bố con anh B.
D. Anh B và chị K.
-
Câu 23:
Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
-
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.
B. Có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ.
C. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
-
Câu 25:
Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
-
Câu 26:
Theo luật lao động, quy định nào dưới đây là sai khi áp dụng với lao động nữ?
A. Có quyền được hưởng chế độ thai sản.
B. Không được sa thải khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. Không sử dụng vào công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
D. Không sử dụng vào công việc đòi hỏi kĩ thuật cao.
-
Câu 27:
Trường hợp nào dưới đây là đúng khi bàn về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?
A. Tài sản do người chồng làm ra sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng.
B. Trong thời kì hôn nhân, tài sản ai làm ra thì mới có quyền định đoạt.
C. Đã là vợ chồng thì mọi tài sản đều là của chung.
D. Tài sản vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân là tài sản riêng.
-
Câu 28:
Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải ghi tên của ai?
A. Vợ và chồng.
B. Vợ.
C. Chồng.
D. Bố mẹ và các con.
-
Câu 29:
Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. Tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Cơ hội tiếp cận việc làm.
D. Thời gian nghỉ ngơi là như nhau.
-
Câu 30:
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở điểm nào dưới đây?
A. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Lựa chọn nghành, nghề, địa điểm kinh doanh.
D. Lựa chọn thủ đoạn để thu lợi trong kinh doanh.
-
Câu 31:
Việc giao kết hợp đồng lao động được ghi nhận phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng.
B. Tự nguyện.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Hai bên cùng hợp tác có lợi.
-
Câu 32:
Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử là quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh.
B. Sản xuất.
C. Lao động.
D. Công dân.
-
Câu 33:
Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi được gọi là gì sau đây?
A. Làm việc.
B. Kinh doanh.
C. Đầu tư.
D. Sinh lời.
-
Câu 34:
Không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại có ảnh hưởng tới chức năng làm mẹ là thể hiện điều nào sau đây?
A. Bình đẳng trong sản xuất.
B. Bất bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 35:
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền nào dưới đây?
A. Sử dụng hay bán.
B. Bán hay cho thuê.
C. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
D. Sở hữu, sử dụng, định đoạt.
-
Câu 36:
Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản như thế nào?
A. Bố mẹ cho con.
B. thừa kế của con.
C. Riêng của vợ hoặc chồng.
D. Chung của vợ và chồng.
-
Câu 37:
Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được hưởng ưu đãi là bình đẳng trong điều nào sau đây?
A. Thực hiện quyền kinh doanh.
B. Tìm kiếm việc làm.
C. Thực hiện quyền lao động.
D. Lựa chọn việc làm.
-
Câu 38:
Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?
A. Thân ai người đó lo.
B. Thoái thác trách nhiệm.
C. Tranh giành tài sản.
D. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
-
Câu 39:
Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?
A. Thân ai người đó lo.
B. Thoái thác trách nhiệm.
C. Tranh giành tài sản.
D. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
-
Câu 40:
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua đâu?
A. Vị trí làm việc.
B. Tìm việc làm.
C. Thời gian làm việc.
D. Mức lương.
-
Câu 41:
Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua đâu?
A. Mức lương và bảo hiểm.
B. Quyền lợi lao động.
C. Công việc và mức lương.
D. Hợp đồng lao động.
-
Câu 42:
Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Trong tuyển dụng lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. Tự do lựa chọn việc làm.
-
Câu 43:
Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền nào sau đây?
A. Tăng thu nhập.
B. Miễn giảm thuế.
C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Kinh doanh không cần đăng kí.
-
Câu 44:
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là như thế nào sau đây?
A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
-
Câu 45:
Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn là gì sau đây?
A. Việc làm theo sở thích của mình.
B. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
C. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
-
Câu 46:
Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc coog ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
-
Câu 47:
L muốn vào đại học ngành Luật, nhưng bố của L lại muốn L vào ngành Kinh tế. L phải dựa vào cơ sở nào sau đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho bố mẹ?
A. Con có toàn quyền quyết định ngành nghể cho mình.
B. Cha mẹ phải để tự con quyết định.
C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
-
Câu 48:
Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Trong lao động.
B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong thực hiện quyền lao động.
D. Trong nhận tiền lương.
-
Câu 49:
Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào sau đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
-
Câu 50:
Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng điều nào sau đây?
A. Giữa các thành viên trong gia đình.
B. Giữa các thế hệ.
C. Giữa cha mẹ và con.
D. Giữa người trên và người dưới.