Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Cần tuân theo nguyên tắc nào khi giao kết hợp đồng lao động?
A. Giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.
B. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
C. Giao kết trực tiếp giữa người động và người sử dụng lao động.
D. Giao kết bằng văn bản.
-
Câu 2:
Hoàn thành nội dung câu sau: Mỗi doanh nghiệp đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta là biểu hiện của .........
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong kinh tế.
C. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.
D. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.
-
Câu 3:
Khi mua, bán có liên quan đến tài sản chung, vợ và chồng cần có sự thoả thuận thể hiện sự bình đẳng trong
A. Quan hệ hợp đồng.
B. Quan hệ thỏa thuận.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ mua bán.
-
Câu 4:
Nội dung nào sau đây nói về chủ thể của hợp đồng lao động?
A. người lao động và người sử dụng lao động.
B. đại diện người lao động và nguời sử dụng lao động.
C. ông chủ và người làm thuê.
D. người lao động và đại diện người lao động.
-
Câu 5:
Muốn sử dụng tài sản chung nhằm bất cứ mục đích nào cần thỏa thuận giữa vợ và chồng là thể hiện sự bình đẳng về .......
A. tài sản.
B. chính trị.
C. xã hội.
D. hôn nhân.
-
Câu 6:
Đáp án nào sau không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
B. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
C. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
-
Câu 7:
Nội dung vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt đã thể hiện sự bình đẳng về............
A. chính trị.
B. tài sản.
C. nhân thân.
D. xã hội.
-
Câu 8:
Khi về tài sản giữa vợ và chồng, ý kiến nào sau đây chưa đúng?
A. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.
B. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
C. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.
D. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.
-
Câu 9:
Để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh thể hiện
A. Bình đẳng trong sinh hoạt tập thể.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng trong cạnh tranh.
-
Câu 10:
Hành vi anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau đã thể hiện
A. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Bình đẳng về trách nhiệm.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 11:
Nội dung: Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của bình đẳng..........
A. Bình đẳng về nhân thân.
B. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
C. Quan hệ giữa các thế hệ.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
-
Câu 12:
Nội dung sau thể hiện sự bình đẳng trong khía cạnh nào: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ gia đình.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ chung.
-
Câu 13:
Nội dung: Các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài nói về
A. Bình đẳng trong lao động.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về kinh tế - xã hội.
D. Bình đẳng về chính trị.
-
Câu 14:
Nội dung nào dưới đây không nói về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.
B. Bình đẳng về hưởng lương giữa người lao động giỏi và lao động kém.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng thực hiện quyền lao động.
-
Câu 15:
Đáp án nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong công việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong công việc gia đình.
-
Câu 16:
Nội dung quan hệ nào sau đây không phải bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
B. Quan hệ hành chính.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ tài sản.
-
Câu 17:
Việc bình đẳng trong kinh doanh KHÔNG thể hiện qua việc
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
C. Bình đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.
D. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
-
Câu 18:
Sự bình đẳng giữa anh, chị, em thể hiện qua việc
A. Quan hệ nhân thân.
B. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
C. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.
D. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
-
Câu 19:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình KHÔNG có loại quan hệ nào sau?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ dòng tộc.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ giữa chị em với nhau.
-
Câu 20:
Nếu có đủ điều kiện ọi công dân đều có thể thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, điều này thể hiện quyền bình đẳng về.......
A. phát triển thị trường.
B. kinh doanh.
C. kinh tế - xã hội.
D. mở rộng sản xuất.
-
Câu 21:
Đáp án nào dưới đây không phải nội dung nói về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 22:
Theo pháp luật, cả vợ và chồng phải chăm lo công việc gia đình bình đẳng như nhau là nội dung bình đẳng trong quan hệ
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
D. Quan hệ tinh thần.
-
Câu 23:
Theo pháp luật, cha mẹ không được phép bắt con cái làm việc sai trái là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng về quyền tự do.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
D. Bình đẳng giữa các thế hệ.
-
Câu 24:
Trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, vự và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau thể hiện sự bình đẳng trong qua hệ s
A. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình.
B. Quan hệ thân nhân.
C. Quan hệ gia đình.
D. Quan hệ tình cảm.
-
Câu 25:
Sự bình đẳng trong mối quan hệ nào được nhắc đến trong nội dung: “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”?
A. Giữa cha mẹ và con.
B. Giữa anh, chị, em với nhau.
C. Giữa mọi thành viên.
D. Giữa các thế hệ.
-
Câu 26:
Lĩnh vực nào được nói đến trong nội dung: Tất cả các doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng?
A. Kinh doanh.
B. Tìm kiếm khách hàng.
C. Quản lý kinh doanh.
D. Quan hệ thị trường.
-
Câu 27:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm..........
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
C. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.
D. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
-
Câu 28:
Biểu hiện nào dưới đây phù hợp khi nói đến nội dung quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.
D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
-
Câu 29:
Cách giải nghĩa nào sau đây phù hợp nhất khi nói về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?
A. lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.
B. tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.
C. được nhận lương như nhau.
D. làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.
-
Câu 30:
Đáp án nào sau đây chưa đúng khi nói đến nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
B. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.
C. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.
D. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.
-
Câu 31:
Sau khi kết hôn, vợ và chồng luôn biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện của...........
A. Quan hệ thân nhân.
B. Quan hệ hợp tác.
C. Quan hệ tinh thần.
D. Quan hệ tài sản.
-
Câu 32:
Hoàn thành câu sau: Bình đẳng trong kinh doanh là nhắc đến sự bình đẳng của con người............
A. trong giấy phép kinh doanh.
B. trước pháp luật về kinh doanh.
C. trong tuyển dụng lao động.
D. trước lợi ích trong kinh doanh.
-
Câu 33:
Đáp án nào sau đây giải thích khái niệm về quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
B. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
C. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.
D. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
-
Câu 34:
Đáp án nào dưới đây nói về vấn đề bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
C. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.
D. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
-
Câu 35:
Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, việc là này thể hiện quyền bình đẳng ở lĩnh vực nào sau đây?
A. lao động.
B. kinh doanh.
C. tổ chức.
D. tài chính.
-
Câu 36:
Trong trường hợp sau đây, anh T vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào: Chị P là người theo đạo nên trước khi cưới anh T bắt buộc phải theo học đạo. Anh V cho rằng việc học đạo là không cần thiết và mất thời gian.
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ hình sự.
D. Quan hệ dân sự.
-
Câu 37:
Theo pháp luật, trẻ em từ bao nhiêu tuổi sẽ được định đoạt tài sản?
A. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi.
D. Từ đủ 14 tuổi đến đủ 18 tuổi.
-
Câu 38:
Đâu là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng sau khi kết hôn?
A. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
B. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
C. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39:
Đâu là một mục đích của Nhà nước ta nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
A. Xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
C. Xây dựng đất nước CNH - HĐH.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 40:
Phương án nào sau đây là một biện pháp thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Kịp thời xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân.
B. Xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
C. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 41:
Nội dung sau nói về việc bình đẳng về nội dung gì: Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con kể cả là con nuôi.
A. Lao động.
B. Hôn nhân và gia đình.
C. Đạo đức và kinh tế.
D. Kinh doanh.
-
Câu 42:
Con trai ông K lại thích học ngành sư phạm nhưng ông lại bắt học ngành Y vì nghĩ mai sau sẽ kiếm được nhiều tiền. Trong trường hợp này ông K đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các anh chị em trong gia đình.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
-
Câu 43:
Ông V mất đã để lại di chúc cho hai con là A và B, B ở và nuôi dưỡng ông V nên ông V cho B căn nhà cấp 4 đang ở. A đã mắng chửi B ép B chia căn nhà cho mình. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D. Bình đẳng giữa các anh chị em trong gia đình.
-
Câu 44:
Do gia đình nghèo khó nên vợ anh X đã không đồng ý sinh con mặc dù đã có hai con gái nhưng anh luôn muốn có con trai. Mỗi lần uống rượu say anh X bạo hành vợ. Trong trường hợp trên, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ hình sự.
D. Quan hệ dân sự.
-
Câu 45:
Anh H là chồng chị M do nghiện ngập đã lấy chiếc xe chị mua từ trước khi kết hôn đem bán. Trong trường hợp này, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
D. Bình đẳng giữa các anh chị em trong gia đình.
-
Câu 46:
Vì muốn mua xe ô tô, anh P tự ý lấy số tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng để mua mà không hỏi ý vợ. Anh P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ tài sản.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ hình sự.
D. Quan hệ dân sự.
-
Câu 47:
Anh G và chị L vừa kết hôn xong, chị L muốn tiếp tục học cao học nhưng anh G và mẹ anh ngăn cản. Việc làm trên của mẹ anh G đã vi phạm quyền trong lĩnh vực nào?
A. Lao động.
B. Kinh doanh.
C. Đạo đức và kinh tế.
D. Hôn nhân và gia đình.
-
Câu 48:
Chị A bàn với chồng chuyển đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ của chị vì chị bận là việc khó có thời gian chăm sóc con, chồng chị đã vui vẻ đồng ý. Điều này thể hiện sự
A. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. bình đẳng trong tình cảm vợ chồng.
D. bình đẳng trong quan hệ tài sản.
-
Câu 49:
Tìm biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân
A. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
B. Người vợ quyết định việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
C. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
D. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
-
Câu 50:
Phương án nào dưới đây không nói về sự bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con có bổn phận yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Con cả có trách nhiệm nuôi dưỡng khi cha mẹ về già.
D. Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.