Trắc nghiệm Quyền bình đẳng của Công dân trong một số lĩnh vực của ĐS-XH GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Cuối năm giám đốc công ty X thưởng cho chị M ít hơn anh K dù hai người có hiệu suất công việc như nhau. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân?
A. Bảo hộ lao động.
B. Lao động.
C. An sinh xã hội.
D. Kinh doanh.
-
Câu 2:
Trong trường hợp sau, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động: M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do quen biết M. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự.
A. Giám đốc và chị L.
B. Chị L và M.
C. Giám đóc và H.
D. Chị L và H.
-
Câu 3:
Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị bồ sung nhưng bên công ty không đồng ý vì cho rằng chị không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Bình đẳng.
B. Tự do.
C. Trực tiếp.
D. Tự nguyện.
-
Câu 4:
Anh C đến công ty K xin việc nhưng bị từ chối với lí do anh đã từng bị đi tù. Việc làm của giám đốc công ty K đã vi phạm vào nội dung cơ bản nào của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.
B. Bình đẳng về quyền xin việc làm.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 5:
Anh M và chị K với mức lương như nhau nhưng do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào?
A. Xác lập quy trình quản lý.
B. Nâng cao trình đô lao động.
C. Giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Cơ hội tiếp cận việc làm.
-
Câu 6:
Chị M hay đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn được khen thưởng xuất sắc nhiệm vụ. Nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên chị B đã báo cho vợ giám đốc biết. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức cho trưởng phòng P sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc K và chị M.
B. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P.
C. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.
D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.
-
Câu 7:
A và B cùng vào là việc ở vị trí như nhau, anh A làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty đã thực hiện đúng nội dung
A. Thay đổi nhân sự.
B. Tuyển dụng chuyên gia.
C. Thực hiện quyền lạo động.
D. Nâng cao trình độ.
-
Câu 8:
Sau 1 tháng là việc chị Q không nhận được tiền lương tăng ca như trong hợp đồng. Giám đốc công ty chị Q là đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
B. Áp dụng chế độ ưu tiên.
C. Tạo cơ hội tham gia quản lí.
D. Giao kết lợp đồng lao động.
-
Câu 9:
Bộ luật lao động của nước ta quy định: người lao động ít nhất phải đủ..........
A. 15 tuổi.
B. 14 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 16 tuổi.
-
Câu 10:
Đâu là một nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 11:
Điền vào chỗ chấm sao cho thích hợp: Mọi công dân có quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thực hiện thông qua yếu tố.......
A. Tìm việc làm.
B. Hợp đồng lao động.
C. Khả năng làm việc.
D. Cơ hội việc làm.
-
Câu 12:
Nội dung sau đây nói về khái niệm nào? Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm.
A. quyền lao động.
B. quyền kinh doanh.
C. quyền sáng tạo.
D. quyền học tập.
-
Câu 13:
Nội dung quyền bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ được thực hiện hoá bằng
A. Hợp đồng lao động.
B. Cơ hội việc làm.
C. Tìm việc làm.
D. Khả năng làm việc.
-
Câu 14:
Công ty X không nhận hồ sơ của người dân tộc thiểu số, điều này đã vi phạm quyền bình đẳng về vấn đề nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 15:
Giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị C sang làm nhân viên tạp vụ vì chị không đáp trả tình cả của anh. Giám đốc X đã vỉ phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Áp dụng chế độ ưu tiên.
D. Xác lập quy trình quản lí.
-
Câu 16:
Anh Q đầu tư mua đất từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Hành vi và việc làm của anh Q là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình.
C. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình.
D. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
-
Câu 17:
N không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng đó là trách nhiệm của người vợ. Hành vi và việc làm của anh N là không thể hiện bình đẳng về
A. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình.
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình.
D. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
-
Câu 18:
Trong hợp đồng lao động có quy định C phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp.
D. Bình đẳng.
-
Câu 19:
Trong hợp đồng lao dộng của công ty A quy định lao động nữ phải làm các công việc nặng nhọc, độc hại như lao động nam. Điều này này trái với..........
A. Pháp luật về lao động.
B. Bình đẳng giới.
C. Giao kết trực tiếp.
D. Tự nguyện.
-
Câu 20:
Anh C có bằng tốt nghiệp đại học nên được là ở phòng tài chính, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Điều này thể hiện bình đẳng trong
A. Trong tìm kiếm việc làm.
B. Trong lao động.
C. Trong công việc.
D. Trong thực hiện quyền lao động.
-
Câu 21:
Bố mẹ E thi vào ngành Tài chính nhưng E lại yêu thích học sư phạm. E phải dựa vào cơ sở nào dưới đây để thuyết phục bố mẹ?
A. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
B. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
C. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
D. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
-
Câu 22:
Sau khi tốt nghiệp, L muốn vào đại học kiến trúc, nhưng bố của L ép L vào ngành Kinh tế. L phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho bố mẹ?
A. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
B. Cha mẹ phải để tự con quyết định.
C. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
D. Con có toàn quyền quyết định ngành nghể cho mình.
-
Câu 23:
Giám đốc công ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động trong trường hợp: Chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam.
A. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
-
Câu 24:
Chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi nên thường xuyên xin phép nghỉ, vì lý này giá đốc công ty đã đuổi việc chị để thuê anh T. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
B. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty.
C. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty.
D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 25:
Gia đình cô C và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình. Điều này là thể hiện bình đẳng
A. giữa cha mẹ và con.
B. giữa các thế hệ.
C. giữa người trên và người dưới.
D. giữa mọi người trong gia đình.
-
Câu 26:
Vì có thu nhập cao, anh C buộc vợ phải thôi công tác ở cơ quan để ở nhà chăm sóc chồng con. Hành vi này của anh C là biểu hiện không bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ phụ thuộc.
C. Quan hệ đạo đức.
D. Quan hệ gia đình.
-
Câu 27:
Anh T đã đề nghị sửa hợp đồng lao động vì có điều khoản trái pháp luật lao động và được chấp nhận. Điều này thể hiện
A. bình đẳng giữa đại diện người lao động và ngưởi sử dụng lao động.
B. quyền dân chủ của công dân.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
-
Câu 28:
Ở địa bàn miền núi nên cả hai cửa hàng quần áo C và F đều được ưu tiên miễn thuế trong thời gian 2 năm đầu. Điều này thể hiện
A. Bình đẳng nghĩa vụ đối với xã hội.
B. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
-
Câu 29:
Trong thời gian dịch bệnh, công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
C. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
-
Câu 30:
Chị D đi là việc và kí hợp đồng, chị có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để thỏa thuận về nội dung hợp đồng?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa những người lao động.
C. Bình đẳng trong giao tiếp giữa Giám đốc và nhân viên.
D. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
-
Câu 31:
Ông P muốn sáng lập công ty nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông P có thể căn cứ vào nguyên tắc nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình.
B. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
C. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người.
D. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
-
Câu 32:
Biểu hiện của quyền bình đẳng sau đây nằm trong mối quan hệ nào: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ”?
A. Bình đẳng giữa các thành viên.
B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
C. Bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
-
Câu 33:
Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ là nội dung bình thể hiện mối quan hệ
A. giữa các thế hệ trong gia đình.
B. giữa pháp luật với cha mẹ.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa cha mẹ với xã hội.
-
Câu 34:
Quyền bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là khái niệm nào sau?
A. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.
B. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.
C. bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
D. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.
-
Câu 35:
Đáp án không thể hiện sự bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động na và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong công việc gia đình.
-
Câu 36:
Việc giao kết hợp đồng lao động giữa chị C và A đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng
A. trong việc tự do sử dụng sức lao động.
B. về quyền có việc làm.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.
D. trong tìm kiếm việc làm.
-
Câu 37:
Muốn thay đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động có thể dựa theo nguyên tắc
A. Tự do, công bằng, dân chủ.
B. Tự do ngôn luận.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do thực hiện hợp đồng.
-
Câu 38:
Mỗi người có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh thể hiện sự bình đẳng về
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.
C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
D. Quyền bình đẳng trong lao động.
-
Câu 39:
Giữa cha mẹ và con bình đẳng thông qua việc
A. Con trai có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ hơn con gái.
B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
C. Con đẻ cần có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ nhiều hơn con nuôi.
D. Con chỉ vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
-
Câu 40:
Để sử dụng tài sản chung đầu tư kinh doanh, vợ chồng cần
A. Người chồng có quyền quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của vợ.
B. Người chồng có quyền quyết định tất cả.
C. Vợ, chồng bàn bạc, thỏa thuận với nhau.
D. Người vợ tự quyết định tất cả.
-
Câu 41:
Sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân thể hiện ở nội dung
A. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. Vợ, chồng yêu thương, chung thủy với nhau.
C. Vợ, chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau.
D. Vợ, chồng quan tâm lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.
-
Câu 42:
Ở Việt Nam, tài sản chung của vợ chồng có đặc điểm.......
A. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau.
B. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt.
C. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết.
D. Người vợ có toàn quyền sử dụng và định đoạt.
-
Câu 43:
Mọi cặp vợ, chồng đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau là nội dung của quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự.
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.
D. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.
-
Câu 44:
Công dân cần điều kiện nào sau đây để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động?
A. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
B. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
D. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
-
Câu 45:
Pháp luật nước ta quy định “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,.... theo nguyện vọng và khả năng" đã thể hiện bình đẳng
A. Giữa cha mẹ và con.
B. Giữa các thành viên.
C. Giữa người lớn và trẻ em.
D. Giữa các thế hệ.
-
Câu 46:
Bình đằng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
C. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. việc làm theo sở thích của mình.
-
Câu 47:
Theo pháp luật nước ta, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động không bao gồm
A. Khách quan, công bẳng, dân chủ.
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
-
Câu 48:
Một trong những nội dung bình đẳng trong kinh doanh không nhắc đến là
A. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
B. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.
C. Bình đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
D. Được trả lương cho cán bộ, công nhân viên như nhau.
-
Câu 49:
Quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong những ngành nghề là bình đẳng trong lĩnh vực
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong sản xuất.
C. Bình đẳng trong xây dựng kinh tế.
D. Bình đẳng trong lao động.
-
Câu 50:
Theo pháp luật, mọi doanh nghiệp đều được......
A. miễn giảm thuế thu nhập.
B. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
C. kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
D. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.