Trắc nghiệm Quần xã và Diễn thế sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
-
Câu 2:
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối.
4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương.
6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ.
Có mấy ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?A. 6
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 3:
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:
(1) Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
(3) Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
(4) Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Có bao nhiêu kết luận đúng?A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 4:
Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?
A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.
B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu.
C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.
D. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu.
-
Câu 5:
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
II. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
III. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển rồi hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
IV. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 6:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về
A. nguồn gốc
B. nơi chốn
C. dinh dưỡng
D. sinh sản
-
Câu 9:
Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu nhận định sau đây là chính xác?
(I) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
(II) Cạnh tranh giúp duy trì số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
(III) Kết quả của cạnh tranh là mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
(IV) Khi giữa các cá thể xảy ra sự cạnh tranh gay gắt, trong điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều, các cá thể của quần thể sẽ phân bố theo kiểu đồng đều.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 10:
Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về
A. số lượng các loài được lợi dụng trong quần xã
B. số lượng các loài bị hại trong quần xã.
C. đặc điểm có loài được lợi hay bị hại, hoặc ít nhất không bị hại trong quần xã.
D. mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
-
Câu 11:
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 12:
Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:
(1). Lớp lá rụng nền rừng
(2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
(3). Đất
(4). Hơi ẩm
(5). Chim làm tổ trên cây
(6). Gió
Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 13:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.
(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 14:
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế
A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.
B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bởi thiên tai hoặc con người.
C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.
D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.
-
Câu 15:
Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã?
A. Giun sán sống trong cơ thể lợn.
B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.
C. Tỏi tiết ra các chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
D. Thỏ và chó sói sống trong rừng.
-
Câu 16:
Điều nào không đúng đối với diễn thế thứ sinh?
A. Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
B. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.
C. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
-
Câu 17:
Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật đồng cỏ.
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Lưới thức ăn này có 8 quần thể động vật ăn thịt.
II. Chỉ có duy nhất một loài là động vật ăn thịt đầu bảng.
III. Chim ưng vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2, vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
IV. Có tối đa 4 chuỗi thức ăn khác nhau có 4 mắt xích.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 18:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:
Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,92%
B. 45,5%
C. 0,57%
D. 0,0052%
-
Câu 19:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau:
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 × 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 × 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 × 104 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 × 102 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. 7,857%
B. 9,03%
C. 7,5%
D. 10,18%
-
Câu 20:
Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại.
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.
(2) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(3) Cá ép sống bám cá lớn.
(4) Cú và chồn.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi.
A. (2) → (3) → (5) → (4) → (1).
B. (2) → (1) → (5) → (3) → (4).
C. (2) → (3) → (5) → (1) → (4).
D. (3) → (2) → (5) → (1) → (4).
-
Câu 21:
Trong các nhận định sau về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu nhận định chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh?
I. Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
II. Gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
III. Khời đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
IV. Giai đoạn cuối hình thành nên quần xã ổn định tương đối phát triển hơn các quần xã ở các giai đoạn trước (giai đoạn đỉnh cực).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Có bao nhiêu nhận xét sau là đúng khi nói về ổ sinh thái?
(1) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
(2) Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.
(3) Các loài cùng chung nơi ở đều có các ổ sinh thái giống nhau.
(4) Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều
B. Phân bố theo nhóm
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng
D. Phân bố ngẫu nhiên
-
Câu 24:
Ốc lác (Pila conica) sống phổ biến ở khắp Miền Tây Nam Bộ (Việt Nam). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985 – 1988. Ốc bươu vàng thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy thức ăn và những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của Ốc lác phải thu hẹp lại. Mặt khác, Ốc bươu vàng đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiệm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Khi nói về mối quan hệ sinh thái giữa hai loài ốc trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
(2) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(3) Quan hệ giữa Ốc lác và Ốc bươu vàng trong trường hợp này cũng có thể được xem là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
(4) Khi có Ốc bươu vàng và Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa, Ốc lác nước ta ngày càng phát triển mạnh.
(5) Khi có Ốc bươu vàng, Ốc lác ở nước ta sẽ được thúc đẩy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, do Ốc bươu vàng là loại ăn tạp, sinh sản nhanh hơn nên số lượng Ốc lác nước ta ngày càng giảm mạnh
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Cây tầm gửi lùn là cây mọc trong các nhánh của cây hemlock (cây độc cần) và hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển . Sự xâm nhập này gây ra sự suy yếu của cây chủ. Đâu là kiểu tương tác của 2 loài
A. cộng sinh
B. ăn thịt
C. hội sinh
D. kí sinh
-
Câu 26:
Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?
A. Lúa và cỏ dại
B. Chim sâu và sâu ăn lá
C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn
D. Chim sáo và trâu rừng
-
Câu 27:
Cá mập hổ ăn rùa biển. Rùa biển ăn cỏ biển. Cá đẻ trứng vào trong bãi cỏ biển. Nếu người thợ săn giết hầu hết cá mập hổ trong hệ sinh thái này thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Sẽ có sự gia tăng của rùa biển và sự gia tăng của cá biển
B. Sẽ có sự suy giảm cá và sự gia tăng của cỏ biển.
C. Sẽ có sự gia tăng rùa biển và giảm số lượng cá
D. Sẽ có sự suy giảm của rùa biển và sự gia tăng của có biển
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Vật chất được tuần hoàn còn năng lượng không được tái sử dụng
B. Quá trình biến đổi biến đổi vật chất luôn đi kèm với biến đổi năng lượng
C. Năng lượng hao phí chủ yếu qua quá trình hô hấp của sinh vật
D. Chuỗi thức ăn dưới nước thường có ít măt xích hơn chuỗi thức ăn trên cạn
-
Câu 29:
Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?
A. Diễn thế xảy ra ở đảo mới hình thành
B. Diễn thế xảy ra ở bãi bồi ven biển mới hình thành
C. Diễn thế xảy ra ở một rừng nguyên sinh
D. Diễn thế xảy ra ở miệng núi lửa sau khi phun
-
Câu 30:
Những sinh vật rộng nhiệt nhất phân bố ở
A. Trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm
B. Trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong mùa hè, băng tuyết trong mùa
C. Trong tầng nước sâu
D. Bắc và Nam Cực băng giá
-
Câu 31:
Sự phân tầng trong quần xã có vai trò chủ yếu là
A. Làm tăng số luợng loài, giúp điều chỉnh số luợng cá thể trong quần xã để duy trì trạng thái cân bằng trong quần xã
B. Tăng cường sự hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã đều tăng
C. Đảm bảo cho các cá thể phân bố đồng đều, giúp quần xã duy trì trạng thái ổn định lâu dài
D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
-
Câu 32:
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cộng sinh?
(1) Ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các kí ngoại kí sinh sông ở đây làm thức ăn.
(2) Sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ruồi ăn.
(3) Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn rồi ép chặt thân vào để “đi nhờ”, kiếm thức ăn và hô hấp.
(4) Phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
(5) Địa y sống bám vào cây gỗ.
(6) Vi sinh vật sống trong ruột mối.
(7) Tảo nở hoa gây ra thủy triều đỏ.
Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ cộng sinh?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 33:
Cho các kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sau:
(1) Chim cu gáy là loài chim ăn hạt ngô thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... hằng năm.
(2) Ếch, nhái thường có nhiều vào mùa mưa.
(3) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào năm 2002 đã giết chết rất nhiều sinh vật rừng.
(4) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh ở những năm có nhiệt độ môi trường dưới 8°C.
Những kiểu biến động theo chu kì là
A. (1), (2).
B. (1), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
-
Câu 34:
Khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
I. ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác.
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường không chung sống hòa bình trong một sinh cảnh.
III. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
V. Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài, thiết lập nên trạng thái cân băng sinh học
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 36:
Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố
A. Hẹp
B. Hạn chế
C. Vừa phải
D. Rộng
-
Câu 37:
Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kỳ?
A. Ở Việt Nam, hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô
B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều
C. Ở miền Bắc Việt Nam, số ượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC
D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm
-
Câu 38:
Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hê hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợn còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ
A. Vật kí sinh – vật chủ
B. Ức chế - cảm nhiễm
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
-
Câu 39:
Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, cho các phát biểu sau:
(1) Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
(2) Khi thành phần loài trong quần xã thay đôi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
(3) Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
(4) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 40:
Trong đợi rét hại tháng 1-2/2018 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện của kiểu biến động
A. không theo chu kỳ
B. nhiều năm
C. Ít năm
D. theo mùa
-
Câu 41:
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào.
(2) Cá rô.
(3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm.
(5) Bèo Nhật Bản.
(6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống.
(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. (1), (3), (5), (7)
B. (3), (4), (7), (8)
C. (1), (2), (6), (8)
D. (2), (4), (5), (6)
-
Câu 42:
Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì?
A. Tháp tuổi
B. Tháp số lượng
C. Tháp sinh khối
D. Tháp năng lượng
-
Câu 43:
Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì
A. cả hai loài đều có lợi
B. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại
C. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì
D. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại
-
Câu 44:
Hình ảnh dưới đây mô tả
A. các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nhưng có chung ổ sinh thái
B. các loài chim có nơi ở khác nhau nên nơi kiếm ăn cũng khác nhau.
C. các loài chim có nơi kiếm ăn khác nhau nên chịu tác động của các nhân tố sinh thái khác nhau
D. các loài chim có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở
-
Câu 45:
Cho các quần xã sinh vật sau:
I. Quần xã Đồng rêu hàn đới.
II. Quần xã rừng ôn đới.
III. Quần xã rừng lá kim phương Bắc (Taiga)
IV. Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
Mức độ đa dạng của quần xã giảm dần theo thứ tự là
A. IV → II → III → I
B. II → IV → III → I
C. III → I → IV → II
D. IV → II → I → III
-
Câu 46:
Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh
B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn
C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật
-
Câu 47:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, các nhóm loài thực vật sau đây xuất hiện theo thứ tự nào?
I. Thực vật thân thảo ưa sáng.
II. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
III.Thực vật thân thảo ưa bóng.
IV. Thực vật thân cây bụi ưa sáng
A. I→IV→II→III
B. I→IV→III→II
C. III→ I→IV→II
D. IV→I→II→III
-
Câu 48:
Cho các mối quan hệ sau:
I. Giun sán kí sinh trong ruột lợn.
II. Phong lan bám trên thân cây gỗ lớn.
III.Tầm gửi sống trên cây gỗ lớn.
IV. Chim sáo và trâu rừng.
Những mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là
A. II và III
B. I và III
C. I và IV
D. II và IV
-
Câu 49:
Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là
A. không khí
B. gió
C. nước
D. ánh sáng
-
Câu 50:
Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Đồng rêu
C. Rừng rụng lá ôn đới
D. Rừng lá kim