Trắc nghiệm Phương trình trạng thái của khí lý tưởng Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Một bình chứa ôxi (O2) nén ở áp suất p1 = 15MPa và nhiệt độ t1 = 370C có khối lượng (bình và khí) M1 = 50kg. Dùng khí một thời gian, áp suất khí là p2 = 5MPa nhiệt độ t2 = 70C, khối lượng của bình và khí là M2 = 49kg. Khối lượng khí còn lại trong bình xấp xỉ bằng:
A. 0,58kg
B. 1,58kg
C. 1,43kg
D. 0,43kg.
-
Câu 2:
Cho 4 bình có dung tích như nhau và cùng nhiệt độ, đựng các khí khác nhau, bình 1 đựng 4g hiđro, bình hai đựng 22g khí cacbonic, bình 3 đựng 7g khí nitơ, bình 4 đựng 4g oxi. Bình khí có áp suất lớn nhất là:
A. Bình 1
B. Bình 2
C. Bình 3.
D. Bình 4.
-
Câu 3:
Bình chứa được 7g khí nitơ ở nhiệt độ 270C dưới áp suất 5,11.105 N/m2. Người ta thay khí nitơ bằng khí X khác. Lúc này nhiệt độ là 530C bình chỉ chứa được 4 g khí đó dưới áp suất 44,4.105 N/m2. X là khí
A. Hidrô.
B. Hêli
C. Ôxi
D. Cacbonic.
-
Câu 4:
Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10°C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29(kg/m3). Khối lượng không khí còn lại trong phòng bằng:
A. 208,5kg.
B. 206,4kg
C. 204,3kg.
D. 161,6kg
-
Câu 5:
Một lượng khí Hiđrô đựng trong bình ở áp suất 3atm, nhiệt độ 270C. Đun nóng khí đến 1270C. Do bình hở nên 3/4 lượng khí thoát ra. Áp suất khí trong bình bây giờ là
A. 2atm.
B. 0,75 atm
C. 1atm
D. 4atm
-
Câu 6:
Hai bình cùng dung tích chứa cùng một loại khí với khối lượng m1 và m2 có đồ thị biến đổi áp suất theo nhiệt độ như hình bên. Mối quan hệ giữa m1 và m2 như thế nào ?
A. \(m_1>m_2\)
B. \(m_1<m_2\)
C. \(m_1=m_2\)
D. \( {{\rm{m}}_1} \le {{\rm{m}}_2}\)
-
Câu 7:
Có 14g chất khí lí tưởng đựng trong bình kín có thể tích 1 lít. Đun nóng đến 1270C, áp suất trong bình là 16,62. 105Pa. Khí đó là khí
A. Ôxi.
B. Nitơ
C. Hêli .
D. Hiđrô
-
Câu 8:
Một bình dung tích 5 lít chứa 7g nitơ(N2) ở 20C. Áp suất khí trong bình là
A. 2,26 atm.
B. 1,28atm
C. 3,27atm
D. 1,1atm
-
Câu 9:
Một bình chứa khí ôxi dung tích 10 lít ở áp suất 250kPa và nhiệt độ 270C. khối lượng khí ôxi trong bình là
A. 32,1g
B. 25,8g
C. 12,6g
D. 22,4 g.
-
Câu 10:
Một khí cầu có thể tích V = 336 m3 và khối lượng vỏ m = 84 kg được bơm không khí nóng tới áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 270C và áp suất 1 atm ; khối lượng mol của không khí ở điều kiện chuẩn là 29.10-3kg/mol. Để khí cầu bắt đầu bay lên thì không khí nóng phải có nhiệt độ bằng bao nhiêu ?
A. 1050C
B. 1080C
C. 3810C
D. 3780C.
-
Câu 11:
Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 76cm, đặt thẳng đứng chứa một khối khí đến nửa ống, phía trên của ống là một cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của khối khí là 00C. Áp suất khí quyển là 76cmHg. Để một nửa cột thủy ngân trào ra ngoài thì phải đun nóng khối khí lên đến nhiệt độ
A. 30,250C
B. 50,250C.
C. 68,250C
D. 900C
-
Câu 12:
Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 240C và áp suất 765 mmHg. Biết khối lượng riêng của khí ôxi ở điều kiện chuẩn là 1,29kg/m3. Coi quá trình bơm diễn ra một cách đều đặn. Khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây bằng
A. 3,6g/s
B. 2,3g/s
C. 3,3g/s
D. 1,66g/s.
-
Câu 13:
Một bình bằng thép dung tích 30l chứa khí Hiđrô ở áp suất 6MPa v| nhiệt độ 370C. Dùng bình này bơm để bơm các quả bóng bay dung tích mỗi quả 1,5l, áp suất và nhiệt độ khí trong mỗi quả bóng là 1,05.105 Pa và 120C. Số quả bóng bay bơm được là
A. 525 quả
B. 1050 quả
C. 515 quả
D. 1030 quả
-
Câu 14:
Biết khối lượng riêng của không khí ở 0 0C và áp suất 1,01.105Pa là 1,29kg/m3 .Khối lượng riêng của không khí ở 1000C và áp suất 2.105Pa bằng
A. 1,87kg/m3
B. 1,85kg/m3
C. 3,49kg/m3
D. 6,97kg/m3.
-
Câu 15:
Một bóng th{m được chế tạo để có thể tăng b{n kính lên tới 10 m bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ 200K. Biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K, bán kính của bóng khi bơm bằng
A. 2,12m.
B. 2,71m
C. 3,56m.
D. 1,78m.
-
Câu 16:
Thực hiện quá trình biến đổi trạng thái của một nửa mol khí Helium từ điều kiện tiêu chuẩn đến trạng th{i có nhiệt độ 2730C, áp suất 3,5atm. Thể tích khí Helium ở trạng thái đó là
A. 12,8 lít
B. 12,8m3
C. 6,4 lít
D. 6,4m3
-
Câu 17:
Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 160C và áp suất 100 atm. Kết quả tính được dựa theo phương trình trạng thái khí lí tưởng chỉ là gần đúng vì áp suất khí thực quá lớn. Vậy dựa theo phương trình trạng thái khí lí tưởng thì thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn tính được là
A. 1889(lít).
B. 1886(lít).
C. 34125 (lít)
D. 34125 (lít).
-
Câu 18:
Trong một động cơ điêzen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 6270C được nén để thể tích giảm bằng 1/3 thể tích ban đầu và áp suất tăng 20% so với áp suất ban đầu. Nhiệt độ của khối khí sau khi nén bằng
A. 3600C
B. 870C
C. 2670C
D. 2510C
-
Câu 19:
Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 470C đến 3670C, còn thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,3 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là
A. 1,5.106Pa
B. 1,2.106Pa
C. 1,8.106Pa
D. 2,4.106Pa.
-
Câu 20:
Một lượng khí có thể tích 200 cm3 ở nhiệt độ 160C và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là
A. V0 = 18,4 cm3
B. V0 = 1,84 m3
C. V0 = 184 cm3
D. V0 = 1,02 m3
-
Câu 21:
Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 600C. Áp suất khí đã tăng
bao nhiêu lần?A. 2,78
B. 2,24
C. 2,85
D. 3,2.
-
Câu 22:
Một xi lanh kín cách nhiệt được chia làm hai phần bằng nhau bới một pít tông cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài l0 = 20 cm chứa một lượng khí giống nhau ở nhiệt độ 270C. Đun nóng phần 1 pít tông dịch chuyển không ma sát về phía phần 2. Khi pít tông dịch chuyển một đoạn 2cm thì nhiệt độ mỗi phần đều thay đổi một lượng T. Nhiệt độ khí ở phần 1 khi đó là
A. 300C
B. 3300C
C. 2,70C
D. 570C.
-
Câu 23:
Hai bình giống nhau được nối với nhau bằng một ống nằm ngang đủ dài có tiết diện 20 mm2 (Hình vẽ). ở 00C giữa ống có một giọt thuỷ ngăn ngăn không khí ở hai bên (lượng khí hai bên bằng nhau). Thể tích mỗi bình là V0 = 200 cm3. Nếu nhiệt độ một bình là t0C bình kia là -t0C thì giọt thuỷ ngân dịch chuyển 10 cm sau đó dừng lại . Nhiệt độ (t) nhận giá trị nào sau đây?
A. -270,270C.
B. 27,30C
C. 2,730C.
D. 3,720C
-
Câu 24:
Một bình có dung tích V = 15cm3 chứa không khí ở nhiệt độ t1 = 1770C được nối với một ống nằm ngang chứa đầy thủy ngân, đầu kia của ống thông với khí quyển. Biết khối lượng riêng thủy ngân là D = 13,6 (g/cm3). Khi không khí trong bình được làm lạnh đến nhiệt độ t2 = 270C thì khối lượng thủy ngân chảy vào bình bằng
A. 6,8g
B. 68g
C. 34g
D. 173g
-
Câu 25:
Một áp kế gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270cm3 gắn với ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1cm2. Trong ống có một giọt thủy ngân. Ở 00C giọt thủy ngân cách A 30cm, hỏi khi nung bình đến 100C thì giọt thủy ngân di chuyển một khoảng bao nhiêu? Coi dung tích của bình không đổi, ống AB đủ dài để giọt thủy ngân không chảy ra ngoài.
A. 130cm
B. 30cm
C. 60cm
D. 100cm
-
Câu 26:
Một lượng khí ở trong một xilanh thẳng đứng có pit-tông ở bên trong. Khí có thể tích 3 lít ở 270C. Biết diện tích tiết diện pit-tông S=150cm2, không có ma sát giữa pit-tông và xilanh, pit-tông vẫn ở trong xilanh và trong quá trình áp suất không đổi. Khi đun nóng đến 1500C thì pit-tông được nâng lên một đoạn là
A. 4,86cm
B. 28,20cm
C. 24,86cm
D. 8,20cm
-
Câu 27:
Biết không khí bên ngoài có nhiệt độ 270C và áp suất 1 atm ; khối lượng mol của không khí ở điều kiện chuẩn là 29.10-3kg/mol. Khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 270C bằng
A. 1,290kg/m3
B. 1,178kg/m3.
C. 1,187kg/m3
D. 1,920kg/m3
-
Câu 28:
Biết 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 70C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Nhiệt độ của khối khí sau khi
nung nóng làA. 3270C
B. 3870C
C. 4270C
D. 17,50C.
-
Câu 29:
Ở 270C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không đổi là
A. 8 lít
B. 10 lít.
C. 15 lít
D. 50 lít
-
Câu 30:
Hai bình cùng dung tích chứa cùng một loại khí với khối lượng m1 và m2. Các đồ thị cho biết áp suất của mỗi khí thay đổi theo nhiệt độ của nó. Giữa m1 và m2 có mối quan hệ nào?
A. m1 > m2
B. m1 < m2
C. m1 = m2
D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.
-
Câu 31:
Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình vẽ.
Đồ thị nào sau đây cũng biểu diễn quá trình đó?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 32:
Trong quá trình nào, thể tích của khí là không đổi khi một lượng khí thực hiện 4 quá trình như hình vẽ
A. Quá trình 1 – 2
B. Quá trình 2 – 3
C. Quá trình 3 – 4
D. Quá trình 4 – 1
-
Câu 33:
Một chất khí lý tưởng được biến đổi theo các quá trình sau:
(1) → (2) là khí giãn nở đẳng áp; (2) → (3) là nén đẳng nhiệt; (3) → (1) là làm lạnh đẳng tích
Đồ thị biểu diễn đúng các quá trình trên trong các hệ tọa độ (p, V) là:
A.
B.
C.
D.
-
Câu 34:
Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lý tưởng xác định trong hệ tọa độ (V, T), từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) (hình vẽ).
Đồ thị biểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này trong hệ tọa độ (p, V) hoặc (p, T) là:
A.
B.
C.
D.
-
Câu 35:
Quá trình biến đổi trong đó áp suất tỷ lệ với số phân tử chứa trong một đơn vị thể tích là quá trình:
A. đẳng nhiệt.
B. đẳng tích.
C. đẳng áp.
D. không phải các quá trình đã nêu.
-
Câu 36:
Trên đồ thị (V,T), đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây:
A.
B.
C.
D.
-
Câu 37:
Trên đồ thị (p,V), đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây.
A.
B.
C.
D.
-
Câu 38:
Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng, đại lượng nào sau đây là không đổi? (Trong đó n là số phân tử trong một đơn vị thể tích)
A. p/T;
B. n/T;
C. n/p;
D. n,T
-
Câu 39:
Phương trình trạng thái khí lí tưởng có dạng p.V = a.R.T với R = 8,31J/mol.K. Trong đó a là:
A. Số phân tử khí trong thể tích V
B. Số kg khí trong thể tích V.
C. Hằng số Avôgađrô.
D. Số mol khí trong thể tích V.
-
Câu 40:
Chọn câu trả lời đúng. Khi ở trên núi cao, nấu cơm không chín được vì:
A. Đun nước không sôi được.
B. Gió nhiều làm cho nước không nóng được.
C. Nhiệt lượng bị bức xạ nhiều.
D. Nước sôi ở nhiệt độ thấp không thể làm chín cơm
-
Câu 41:
Xét một khối lượng khí xác định:
A. Giảm nhiệt độ tuyệt đối 2 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng 4 lần
B. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 4 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng lên 4 lần
C. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 3 lần, đồng thời giảm thể tích 3 lần thì áp suất tăng 9 lần
D. Tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần, đồng thời giảm thể tích 2 lần thì áp suất sẽ không giảm.
-
Câu 42:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nhận xét về tích p.V của một lượng khí lí tướng nhất định.
A. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ
C. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xen-xi-út
D. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối
-
Câu 43:
Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. Dùng tay bóp méo quả bóng bay.
B. Nung nóng một lượng khí trong xi-lanh kín có pit-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pit-tông di chuyển;
C. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín;
D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín;
-
Câu 44:
Công thức nào sau đây thể hiện sự phụ thuộc của áp suất p của chất khí vào số phân tử khí n có trong đơn vị thể tích (còn gọi là mật độ phân tử khí)
A. p = n.k.T với k = R/NA = 1,38.10-23J/K gọi hằng số Bôn-xơ-man
B. p = 2n.k.T với k = R/NA = 1,38.10-23J/K gọi hằng số Bôn-xơ-man
C. p = n.k.T2 với k = R/NA = 1,38.10-23J/K gọi hằng số Bôn-xơ-man
D. p = 2n.k.T2 với k = R/NA = 1,38.10-23J/K gọi hằng số Bôn-xơ-man
-
Câu 45:
Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. Khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng;
B. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động;
C. Khí trong một căn phòng khi nhiệt độ tăng.
D. Đun nóng khí trong một bình đậy kín;
-
Câu 46:
Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. \( \frac{{pV}}{T} = const\)
B. \( \frac{{VT}}{p} = const\)
C. \( \frac{{p}}{TV} = const\)
D. \( \frac{{pT}}{V} = const\)
-
Câu 47:
Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép so với phương trình trạng thái thì
A. chứa nhiều thông tin hơn
B. chặt chẽ hơn
C. chính xác hơn
D. đúng hơn
-
Câu 48:
Khi khối lượng của khí thay đổi, ta chỉ có thể áp dụng:
A. Định luật bôi-lơ-ma-ri-ốt
B. Định luật Sác-lơ
C. Phương trình trạng thái
D. Phương trình Cla-pê-rôn men-đê-lê-ép
-
Câu 49:
Điều kiện nào sau đây đúng với quy tắc điều kiện tiêu chuẩn?
A. Nhiệt độ: t0 = 0oC; áp suất p0 = 760mmHg
B. Nhiệt độ: t0 = 0oC; áp suất p0 = 760mmHg
C. Nhiệt độ: t0 = 0oC; áp suất p0 = 1,013.105mmHg
D. Các điều kiện A, B, C đều đúng.
-
Câu 50:
Phương trình trạng thái của khí lý tưởng đúng cho trường hợp:
A. khối lượng riêng của khí là nhỏ.
B. khối lượng khí không đổi
C. khí ở điều kiện tiêu chuẩn
D. thể tích của khí không lớn lắm.