Trắc nghiệm Loài và quá trình hình thành loài Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Hai nhóm quần thể ở gần nhau, quan sát nào dưới đây cho thấy chúng thuộc 2 loài khác nhau?
A. Chúng làm tổ trên cây ở độ cao và vị trí khác nhau.
B. Các con non của hai nhóm có kích thước khác nhau
C. Có sự giao hoan chung giữa 2 quần thể, song không thấy dạng lai giữa chúng.
D. Các cá thể của hai đàn kiếm ăn vào thời điểm khác nhau trong mùa sinh sản.
-
Câu 2:
Để giải thích trong tự nhiên các cá thể song nhị bội thường trở thành loài mới, điều nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài khá phổ biến ở thực vật
B. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể khác với bộ NST của hai loài bố mẹ nên khi giao phối trở lại các dạng bố mẹ thì cho con lai bất thụ
C. Thể song nhị bội là các cá thể có bộ NST bao gồm hai bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau
D. Thể song nhị bội có thể nhân lên theo con đường sinh sản vô tính, vì vậy có thể hình thành loài mới
-
Câu 3:
Sự giống nhau giữa hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái là
A. Xảy ra trong cùng khu vực địa lý
B. Diễn ra trong khoản thời gian ngắn
C. Có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa
D. Phải có đột biến gen
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hính thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn tới hình thành loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh đột biến.
C. Sự cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn tới hình thành loài mới.
-
Câu 5:
Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
B. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
C. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
D. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
-
Câu 6:
Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cung khu vực đia lí. Giải thích nào sau dây hợp lí nhất?
A. Trong tự nhiên sự có chia li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư.
B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ một dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới.
C. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo.
D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cung một khu vực địa lí.
-
Câu 7:
Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật?
A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.
-
Câu 8:
Dạng cách li nào sau đây là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen?
A. Cách li sinh cảnh.
B. Cách li sinh sản.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li địa lí.
-
Câu 9:
Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li nào sau đây?
A. Cách li sinh sản
B. Cách li địa lí
C. Cách li sinh thái
D. Cách li di truyền
-
Câu 10:
Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém. Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do
A. Cách li địa lí
B. Cách li di truyền
C. Cách li sinh sản
D. Cách li sinh thái
-
Câu 11:
Một số loài muỗi Anopheles sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. Loại cách li sinh sản nào cách li những loài nói trên?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li nơi sống.
C. Khác nhau thời gian chín sinh dục.
D. Cách li cơ học.
-
Câu 12:
Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen?
A. cách li cơ học
B. cách li trước hợp tử
C. cách li địa lý
D. cách li sau hợp tử
-
Câu 13:
Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li không gian.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li tập tính.
-
Câu 14:
Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
A. Cách li tập tính.
B. Cách li nơi ở.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li mùa vụ.
-
Câu 15:
Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này số cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản?
A. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo khác nhau.
B. Hai quần thể chim sẻ cùng loài sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.
C. Hai quần thể cao lương sống ở bãi bồi sông Vonga và ở phía trong bờ sông có mùa hoa nở khác nhau.
D. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và màu xám, chúng không giao phối với nhau.
-
Câu 16:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quan niệm tiến hóa hiện đại?
(1) Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường
(2) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liêu của quá tình tiến hóa
(3) Những biến đổi kiểu hình của cung một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được
(4) Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể đã được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
(5) Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mớiA. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 17:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Số phương án đúng làA. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 18:
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở:
A. Động vật và vi sinh vật.
B. Vi sinh vật.
C. Động vật.
D. Thực vật.
-
Câu 19:
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới
B. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau
C. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
-
Câu 20:
Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở
A. động vật ít di động xa
B. thực vật và động vật kí sinh
C. động vật giao phối
D. thực vật và động vật ít di động xa
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết hình thành loài mới
B. Cách li địa lí tất yếu sẽ dẫn đến quá trình hình thành loài mới
C. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới
D. Sự hình thành loài mới không liên quan đến đột biến
-
Câu 22:
Cỏ băng ở bãi bồi sông Vonga ra hoa kết hạt trước mùa lũ nên không thụ phấn được cho cỏ băng ở trong bờ sông ra hoa kết hạt ngay trong mùa lũ. Đây là biểu hiện của loại cách li
A. cơ học
B. thời gian
C. tập tính
D. địa lý
-
Câu 23:
Lai cải bắp với cải củ, được con lai thường bất thụ. Theo lí thuyết, để tạo con lai hữu thụ thường dùng bao nhiêu biện pháp trong số những biện pháp sau?
(1) Tạo cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng cônsixin, rồi cho chúng giao phấn với nhau.
(2) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn của loài cây này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho giao phấn với nhau.
(3) Xử lí trực tiếp hạt lai bất thụ với cônsixin để thu được hạt dị đa bội rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lí 5BU để tạo cây dị đa bội phát triển thành cây.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 24:
Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái Đất?
A. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không phát tán đi nơi khác.
B. Do cách li địa lí khiến cho các loài ở đảo và đất liền không có sự trao đổi gen và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng ở đảo qua thời gian dài.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
-
Câu 25:
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự nào sau đây?
(1) Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc, khi đó loài mới được hình thành.
(2) Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa đã làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của các quần thể bị cách li theo các hướng thích nghi khác nhau, làm chúng ngày càng khác nhau và khác xa so với quần thể gốc.
(3) Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lí.
A. (3) → (2) → (1)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (3) → (1) → (2)
-
Câu 26:
Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản?
A. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos.
B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám.
C. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau.
D. Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông.
-
Câu 27:
Cách li sinh sản là:
A. trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai.
B. trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau.
C. trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ.
D. trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
-
Câu 28:
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh sản (cách li di truyền) (1).
B. Cách li địa lí và cách li sinh thái (2).
C. Cách li nơi ở.
D. Cả (1) và (2) đều đúng.
-
Câu 29:
Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sự sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen?
A. Cách li địa lí.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li sinh sản và sinh thái.
D. Cách li di truyền và cách li sinh sản.
-
Câu 30:
Cách li là:
A. sự phân biệt nơi ở, hai loài sống ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau.
B. các loài sống xa nhau, không bao giờ gặp nhau.
C. các yếu tố ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
D. các yếu tố ngăn cản sự thụ tinh.
-
Câu 31:
Ở các loài vi khuẩn, các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài?
A. Tiêu chuẩn hình thái.
B. Tiêu chuẩn hóa sinh.
C. Tiêu chuẩn hình thái và cách li sinh sản.
D. Cách li sinh sản.
-
Câu 32:
Loài sinh học là:
A. một nhóm quần thể có vốn gen chung.
B. có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định.
C. các cá thể có khả năng giap phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con hữu thụ và cách li sinh sản với các loài khác.
D. cả 3 ý trên đều đúng.