Trắc nghiệm Loài và quá trình hình thành loài Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Con lai khác loài được đa bội hoá làm nhân đôi toàn bộ số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào được gọi là
A. thể tự đa bội.
B. thể song nhị bội.
C. thể dị bội.
D. thể lưỡng bội.
-
Câu 2:
Trong quá trình tiến hoá nhỏ, các cơ chế cách li có vai trò
A. tạo điều kiện cho các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy vốn gen của các loài đa dạng làm.
B. tạo điều kiện cho các loài trao đổi vốn gen cho nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.
C. ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.
D. ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì ngày càng được đổi mới.
-
Câu 3:
Quan điểm hiện đại về vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật là
A. Không có vai trò gì vì là biến dị không di truyền.
B. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
C. Có vai trò giúp quần thể ổn định lâu dài.
D. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
-
Câu 4:
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra như sau:
1. Những quần thể sống cách biệt nhau được chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác phân hóa thành phần kiểu gen và tần số len so với quần thể gốc giúp chúng thích nghi với môi trường sống.
2. Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc và loài mới hình thành.
3. Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lý.
Trình tự diễn ra quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý là:A. 3 → 2 → 1.
B. 3 → 1 → 2.
C. 2 → 3 → 1.
D. 1 → 2 → 3.
-
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự cách li địa lý tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
-
Câu 6:
Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn.
B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
-
Câu 7:
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
B. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
D. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 8:
Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình thành loài khác khu vực địa lý)?
A. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, CLTN đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
-
Câu 10:
Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là mặt chủ yếu của
A. quá trình đột biến.
B. quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. các cơ chế cách li.
D. quá trình giao phối.
-
Câu 11:
Quá trình hình thành quần thể với các đặc điểm thích nghi nhanh hơn ở quần thể:
A. có hệ gen lưỡng bội và tốc độ sinh sản nhanh.
B. tốc độ sinh sản chậm, có hệ gen lưỡng bội.
C. có hệ gen đơn bội và tốc độ sinh sản chậm.
D. tốc độ sinh sản nhanh và có hệ gen đơn bội.
-
Câu 12:
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra như sau:
1. Những quần thể sống cách biệt nhau được chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác phân hóa thành phần kiểu gen và tần số len so với quần thể gốc giúp chúng thích nghi với môi trường sống.
2. Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc và loài mới hình thành.
3. Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lý.
Trình tự diễn ra quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý là:A. 3 → 2 → 1.
B. 3 → 1 → 2.
C. 2 → 3 → 1.
D. 1 → 2 → 3.
-
Câu 13:
Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lý là
A. do môi trường ở các khu vực địa lý khác nhau là khác.
B. do các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.
C. do đột biến và chọn lọc tự nhiên tích luỹ theo các hướng khác nhau.
D. do chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lý để đến với nhau.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây chính xác nhất?
A. Nhiều quần thể trong loài nếu có sự cách li địa lý thì sẽ hình thành nên loài mới.
B. Cách li địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật ít có khả năng phát tán mạnh.
C. Cách li địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể trong loài.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
-
Câu 15:
Hình thành loài bằng con đường địa lý thường gặp ở những loài nào?
A. Loài không có khả năng vượt các chướng ngại địa lý.
B. Loài có sự khác biệt nhau về tập tính sinh sản.
C. Loài có sự khác biệt nhau về cấu trúc di truyền.
D. Loài có khả năng phát tán mạnh chiếm cứ nhiều khu vực địa lý khác nhau.
-
Câu 16:
Hình thành loài bằng con đường địa lý có thể diễn ra theo sơ đồ sau:
A. loài gốc → cách li địa lý → nòi địa lý → cách li sinh sản → loài mới.
B. nòi địa lý → loài gốc → cách li địa lý → kiểu gen mới → loài mới.
C. loài gốc → cách li sinh sản → nòi địa lý → cách li địa lý → loài mới.
D. loài mới → cách li địa lý → nòi địa lý→ cách li sinh sản→loài gốc.
-
Câu 17:
Cách li địa lý có vai trò
A. làm chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau tạo ra kiểu hình mới.
B. làm cho các cá thể trong quần thể cùng biến đổi theo một hướng nhất định.
C. duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các cá thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.
D. giúp cho các cá thể sinh sản nhanh hơn, chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ hơn.
-
Câu 18:
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (1), (3).
D. (2), (4).
-
Câu 19:
Một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Phần lớn các con cá có màu nâu nhạt, nhưng có 10% số cá có kiểu hình đốm trắng. Những con cá này thường bị bắt bởi một loài chim lớn sống trên bờ. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Sự kiện có xu hướng xảy ra sau đó là
A. sau hai thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ có kiểu hình đốm trắng.
B. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng liên tục giảm.
C. tỉ lệ cá có kiểu hình đốm trắng tăng dần.
D. tỉ lệ các loại cá có hai kiểu hình khác nhau không thay đổi.
-
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây về cách li địa lý là không đúng?
A. Cách li địa lý lâu dần sẽ dẫn đến cách li sinh sản.
B. Cách li địa lý giúp ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể.
C. Cách li địa lý có thể giúp hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian.
D. Cách li địa lý thuộc loại cách li sau hợp tử.
-
Câu 21:
Đốtđơ đã làm thí nghiệm: chia một quần thể ruồi giấm thành 2 loại và nuôi bằng 2 môi trường khác nhau chứa tinh bột và chứa đường mantôzơ. Sau đó bà cho hai loại ruồi sống chung và nhận thấy “ ruồi mantôzơ” không thích giao phối với “ruồi tinh bột”. Giữa chúng đã có sự cách li sinh sản, đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài mới bằng con đường:
A. cách li địa lý.
B. cách li tập tính.
C. cách li sinh thái.
D. lai xa và đa bội hóa.
-
Câu 22:
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lý và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
A. cách li địa lý.
B. cách li sinh thái.
C. cách li sinh sản.
D. cách li tập tính.
-
Câu 23:
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh sản.
B. Cách li địa lý.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li di truyền
-
Câu 24:
Để phân biệt 2 quần thể giao phối đã phân hoá trở thành 2 loài khác nhau hay chưa, sử dụng tiêu chuẩn nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Tiêu chuẩn cách li địa lý.
B. Tiêu chuẩn cách li sinh thái.
C. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
D. Căn cứ vào các đặc điểm hình thái.
-
Câu 25:
Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.
C. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
D. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
-
Câu 26:
Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (1), (3).
D. (2), (4).
-
Câu 27:
Trong cơ chế cách li sau hợp tử. Nguyên nhân của việc thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển thành con lai hoặc phát triển thành con lai nhưng lại không có khả năng sinh sản là do
A. các cá thể hai loài có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau nên con lai có bộ nhiễm sắc thể lẻ.
B. sự tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về chức năng, hình thái, cấu trúc.
C. sự không tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.
D. sự không tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về số lượng, cấu tạo, chức năng.
-
Câu 28:
Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hoá sinh.
B. tiêu chuẩn sinh thái.
C. tiêu chuẩn di truyền.
D. tiêu chuẩn sinh lí.
-
Câu 29:
Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản
A. sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
B. các sinh vật gặp nhau với nhau.
C. các sinh vật có thể sinh con.
D. việc tạo ra con lai hữu thụ.
-
Câu 30:
Tiêu chuẩn sử dụng để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau chính xác nhất là tiêu chuẩn
A. cách li sinh sản.
B. hình thái.
C. địa lý – sinh thái.
D. sinh lí – hoá sinh.
-
Câu 31:
Theo Mayơ, loài là
A. một hoặc một nhóm cá thể gồm các sinh vật có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm cá thể thuộc các loài khác.
B. một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc các loài khác.
C. một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể không có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li nới ở với các nhóm quần thể thuộc các loài khác.
D. một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và không cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc các loài khác.
-
Câu 32:
Trong cơ chế cách li sau hợp tử. Nguyên nhân của việc thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển thành con lai hoặc phát triển thành con lai nhưng lại không có khả năng sinh sản là do
A. các cá thể hai loài có số lượng nhiễm sắc thể khác nhau nên con lai có bộ nhiễm sắc thể lẻ.
B. sự tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về chức năng, hình thái, cấu trúc.
C. sự không tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc.
D. sự không tương hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của bố mẹ về số lượng, cấu tạo, chức năng.
-
Câu 33:
Một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B trong cùng một khu vực địa lý và hình thành một quần thể mới. Lâu dần có sự sai khác về vốn gen của 2 quần thể cho đến khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành. Trên đây là ví dụ về hình thành loài bằng con đường:
A. cách li địa lý
B. cách li sinh thái
C. cách li sinh sản
D. cách li tập tính
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Cơ quan thoái hóa là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
III. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiệnIV. Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa
V. Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năngCó bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 35:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
I. Giao phối ngẫu nhiên là một trong các yếu tố gây ra tiến hóa nhỏ.
II. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể không gây ra tiến hóa nhỏ.
III. Tiến hóa nhỏ bắt đầu khi loài mói được tạo ra.
IV. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong quần thể.
V. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không xảy ra đột biến gen.A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 36:
Quần thể giao phối được coi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì
A. đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
C. là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
D. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do trong quần thể, phụ thuộc nhau về mặt sinh sản, hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong loài.
-
Câu 37:
Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì quần thể
A. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
B. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
C. có cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
D. là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, là hệ gen kín, không trao đổi gen với các loài khác.
-
Câu 38:
Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới.
D. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
-
Câu 39:
Đơn vị nào sau đây thỏa mãn các điều kiện: có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian, biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ, tồn tại thực trong tự nhiên?
A. Loài.
B. Cá thể.
C. Quần thể.
D. Tế bào.
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô rộng lớn, trong thời gian lịch sử rất dài.
B. Tiến hóa nhỏ làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
C. Không thể nghiên cứu tiến hóa nhỏ bằng thực nghiệm.
D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
-
Câu 41:
Điều nào sau không thoả mãn là điều kiện của đơn vị tiến hoá cơ sở?
A. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
B. Ổn định cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
C. Tồn tại thực trong tự nhiên.
D. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
-
Câu 42:
Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm thuyết tiến hoá tổng hợp là:
A. quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B. quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. quá trình tích luỹ các đột biến trung tính.
-
Câu 43:
Đơn vị tiến hoá cơ sở của tiến hoá nhỏ là
A. quần thể.
B. quần xã.
C. cá thể.
D. hệ sinh thái.
-
Câu 44:
Kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là
A. hình thành lên quần thể thích nghi.
B. hình thành lên loài mới.
C. hình thành lên quần xã.
D. hình thành lên đặc điểm thích nghi.
-
Câu 45:
Tiến hoá nhỏ là
A. là quá trình biến đổi vốn gen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
B. là quá trình biến đổi thành phần kiểu hình và kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
C. là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
D. là quá trình biến đổi thành phần kiểu hình và vốn gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
-
Câu 46:
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST
B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. có đặc điểm hình thái: kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
-
Câu 47:
Đột biến cấu trúc NST dẫn đến hình thành loài mới là do đột biến làm thay đổi
A. chức năng NST
B. hình dạng và kích thước và chức năng NST
C. hình dạng và kích thước NST tạo nên sự không tương đồng
D. số lượng NST
-
Câu 48:
Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới
A. Mất đoạn, chuyển đoạn
B. Mất đoạn, đảo đoạn
C. Đảo đoạn, chuyển đoạn
D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần
-
Câu 49:
Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do
A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính
B. nguyên phân,NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính
C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính
D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính
-
Câu 50:
Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về
A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp
D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp