Trắc nghiệm Hô hấp ở thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:
A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
-
Câu 2:
Những yếu tố nào sau đây cần thiết để cho hạt nảy mầm?
I. Tăng hàm lượng nước. II. Nhiệt độ từ 30oC – 40oC. III. Nồng độ oxi dưới 10%.IV. Nồng độ oxi khoảng 15%. V. Tăng nồng độ CO2. VI. Tăng cường chiếu sáng.
Số phương án đúng làA. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 3:
Cho sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên ta có các phương án:
(1) I - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra etylic hoặc axit lactic.
(2) I - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là ATP, CO2, H2O.
(3) II - quá trình hô hấp hiếu khí, sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và năng lượng.
(4) II - quá trình lên men, sản phẩm tạo ra là các chất hữu cơ.
Tổ hợp đúng:A. (1), (4).
B. (1), (3).
C. (2), (4).
D. (2), (3).
-
Câu 4:
Một phân tử glucôzơ bị ôxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Trong O2.
C. Trong NADH và FADH2.
D. Mất dưới dạng nhiệt.
-
Câu 5:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
-
Câu 6:
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra:
A. CO2 + ATP + FADH2.
B. CO2 + ATP + NADH + FADH2.
C. CO2 + NADH + FADH2.
D. CO2 + ATP + NADH.
-
Câu 7:
Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. Rượu êtylic + Năng lượng.
B. Rượu êtylic + CO2 + Năng lượng.
C. Rượu êtylic + CO2.
D. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
-
Câu 8:
So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men?
A. 16 lần.
B. 19 lần.
C. 17 lần.
D. 18 lần.
-
Câu 9:
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, Perôxixôm, ty thể.
B. Lục lạp, lozôxôm, ty thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể.
D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
-
Câu 10:
Quá trình hô hấp sáng là quá trình
A. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối.
B. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng.
C. hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối.
D. hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng.
-
Câu 11:
Xét các loại tế bào của cơ thể thực vật gồm: tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào ở đỉnh sinh trưởng, tế bào lá già, tế bào tiết. Loại tế bào nào chứa ti thể với số lượng lớn hơn?
A. Tế bào già, tế bào trưởng thành.
B. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết.
C. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết.
D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết.
-
Câu 12:
Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:
A. Xảy ra ở chất tế bào và hiếu khí.
B. Xảy ra trong ti thể và kị khí.
C. Xảy ra trong ti thể và hiếu khí.
D. Xảy ra ở chất tế bào và kị khí.
-
Câu 13:
Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật.
A. Cây bị khô hạn.
B. Cây sống nơi ẩm ướt.
C. Cây bị ngập úng.
D. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
-
Câu 14:
Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men.
C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
-
Câu 15:
Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử gluco bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí?
A. 32 phân tử.
B. 36 phân tử.
C. 38 phân tử.
D. 34 phân tử.
-
Câu 16:
Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử gluco bị phân giải trong quá trình lên men?
A. 6 phân tử.
B. 36 phân tử.
C. 2 phân tử.
D. 4 phân tử.
-
Câu 17:
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng nhiều mặt đến hô hấp tùy thuộc vào giống, loài cây, pha sinh trưởng và phát triển cá thể là
A. Nước, nhiệt độ, O2, CO2
B. Nước, CO2, độ pH, ánh sáng
C. Nước, nhiệt độ, oxy, độ pH
D. Oxy, CO2, ánh sáng, nhiệt độ
-
Câu 18:
Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
A. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.
B. Khi có sự cạnh tranh về O2: thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí.
C. Khi có sự cạnh tranh về CO2: khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.
D. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men.
-
Câu 19:
Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là
A. Mạng lưới nội chất.
B. Không bào.
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
-
Câu 20:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Crep → Đường phân.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Crep.
C. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Đường phân → chu trình Crep → Chuỗi truyền electron hô hấp.
-
Câu 21:
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật.
-
Câu 22:
Trong quá trình hô hấp, giai đoạn phân giải đường (đường phân) xảy ra ở tế bào chất có thể tóm tắt qua sơ đồ:
A. 1 phân tử Glucôzơ → 1 phân tử Rượu êtilic.
B. 1 phân tử Glucôzơ → 2 phân tử Axit lactic.
C. 1 phân tử Glucôzơ → 2 phân tử Axit piruvic.
D. 1 phân tử Glucôzơ → 1 phân tử CO2.
-
Câu 23:
Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên men.
C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
-
Câu 24:
Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:
A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep.
B. Đường phân và hô hấp hiếu khí.
C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử.
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận.
-
Câu 25:
Đường phân là quá trình phân giải:
A. Glucozơ thành rượu êtylic.
B. Glucozơ thành axit pyruvic.
C. Axit pyruvic thành rượu êtylic.
D. Axit pyruvic thành axit lactic.
-
Câu 26:
Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Tổng hợp axetyl-coA.
B. Chuỗi truyền điện tử electron.
C. Đường phân.
D. Chu trình Crep.
-
Câu 27:
Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?
A. Tăng khả năng chống chịu
B. Miễn dịch cho cây
C. Cung cấp năng lượng chống chịu
D. Tạo ra các sản phẩm trung gian
-
Câu 28:
Hô hấp là quá trình
A. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
-
Câu 29:
Nội dung nào dưới đây về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật là không đúng?
A. Hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ do liên quan đến hoạt động xúc tác của enzyme
B. Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ được biểu diễn bằng đường cong một đỉnh
C. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 10 – 15oC
D. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp biến thiên trong khoảng 30 – 35oC
-
Câu 30:
Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi
C. Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp
-
Câu 31:
Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô?
A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập
B. Hạt khô ngừng hô hấp
C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả năng nảy mầm.
D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao
-
Câu 32:
Các phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?
(1) Bảo quản thóc giống trong túi ni lông và buộc kín.
(2) Bảo quản thóc giống trong kho lạnh.
(3) Phơi khô thóc giống cho vào bao tải để ở nơi khô, thoáng.
(4) Bảo quản thóc giống trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
A. (1), (2)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
-
Câu 33:
Để bảo quản hạt giống người ta thường dùng biện pháp nào, tại sao?
A. Sấy khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
B. Phơi khô, làm cho độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp thấp
C. Bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp, cường độ hô hấp thấp
D. Bảo quản ở kho có nồng độ oxi cao, cường độ hô hấp thấp
-
Câu 34:
Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt?
A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.
B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.
C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.
D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.
-
Câu 35:
Các loại quả: cam, xoài, nho, lê... bảo quản bằng biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao?
A. Biện pháp bảo quản khô, điều kiện nồng độ CO2 cao
B. Biện pháp bảo quản lạnh và điều kiện nồng độ CO2 cao
C. Biện pháp bảo quản khô và bảo quản lạnh
D. Cả ba biện pháp: khô, lạnh, nồng độ CO2 cao
-
Câu 36:
Bà con nông dân thường có kinh nghiệm bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm bằng cách:
A. Phơi khô rồi cất vào thùng kín
B. Phơi khô rồi cất vào bao tải
C. Phơi khô rồi cho vào tủ lạnh
D. Phơi khô rồi treo ở giàn bếp
-
Câu 37:
Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường:
A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic
B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng
C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó
D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C
-
Câu 38:
Trong bảo quản nông sản người ta không sử dụng biện pháp nào để giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu?
A. Phơi khô đối tượng bảo quản để độ ẩm còn 13 – 16%
B. Giữ nông sản trong các kho lạnh ở nhiệt độ thích hợp
C. Sử dụng nồng độ CO2
D. Xử lý ở nhiệt độ cao để loại bỏ nước.
-
Câu 39:
Cần làm gì trong quá trình bảo quản nông sản để sản phẩm luôn tươi và chất lượng bảo đảm?
A. Tăng quá trình quang hợp các loại nông sản
B. Tăng quá trình hô hấp các loại nông sản
C. Giảm tối thiểu quá trình hô hấp các loại nông sản
D. Giảm tối thiểu quá trình quang hợp nông sản
-
Câu 40:
Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là:
A. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ cao vừa phải
B. Nơi cất giữ phải cao ráo
C. Phải để chỗ kín để không ai thấy
D. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu.
-
Câu 41:
Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:
A. Vẫn hoạt động bình thường
B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa.
D. Không còn hoạt động được.
-
Câu 42:
Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp không làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhưng không thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Các nhận định sai là:
A. 1, 4.
B. 1, 3.
C. 2, 4.
D. 2, 3.
-
Câu 43:
Ý nghĩa nào dưới đây của hệ số hô hấp là không đúng ?
A. Điều chỉnh các loại chất khoáng để tăng cường khả năng sinh trưởng của cây trên cơ sở hệ số hô hấp.
B. Quyết định các biện pháp chăm sóc cây trồng trên cơ sở hệ số hô hấp
C. Cho biết nhóm chất của nguyên liệu đang hô hấp để qua đó đánh giá tình trạng hô hấp ở cây
D. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản trên cơ sở hệ số hô hấp
-
Câu 44:
Vai trò của việc nghiên cứu hệ số hô hấp là:
A. Giúp ta biết được tỉ lệ giữa các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đang có trong tế bào cơ thể.
B. Giúp ta biết được hiệu suất của quá trình hô hấp.
C. Điều chỉnh lượng oxy cần thiết cho quá trình phân giải từng loại nguyên liệu hữu cơ.
D. Giúp ta biết được nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì, từ đó đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
-
Câu 45:
Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
A. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây
D. Xác định được cường độ quang hợp của cây.
-
Câu 46:
Hô hấp sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ O2 trong không khí:
A. Giảm xuống dưới 0,03
B. Giảm xuống dưới 21%
C. Giảm xuống dưới 5%
D. Giảm xuống dưới 10%
-
Câu 47:
Hô hấp của cây bị ức chế khi nồng độ CO2 cao hơn:
A. 0,5%
B. 10%
C. 1%
D. 40%
-
Câu 48:
Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí nếu:
A. Nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 5%.
B. Nồng độ CO2 trong không khí cao quá 0,05%
C. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D. Độ ẩm trong không khí bão hòa.
-
Câu 49:
Cây chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ oxi không khí giảm xuống:
A. 20%.
B. 5%
C. 15%.
D. Không xác định được
-
Câu 50:
Khi đề cập đến mối liên quan giữa nước với quá trình hô hấp. Phát biểu nào sau đây sai?
1. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.
2. Nước là dung môi, là môi trường để các phản ứng hoá học xảy ra nên là nhân tố liên quan chặt chẽ vđi quá trình hô hấp.
3. Trong cơ quan hô hấp, nước càng ít làm nhiệt độ cao, thúc đẩy cường độ hô hấp càng mạnh.
4. Nước tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp.
A. 1,2
B. 4
C. 3,4
D. 3