Trắc nghiệm Hô hấp ở thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:
A. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
C. Kị khí và xảy ra trong tế bào chất
D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất
-
Câu 2:
Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu?
A. Tế bào chất.
B. Tế bào chất.
C. Màng trong của ti thể.
D. Màng ngoài của ti thể.
-
Câu 3:
Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể
B. Tế bào chất
C. Lục lạp
D. Nhân.
-
Câu 4:
Quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào ?
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
B. Oxi hóa chất hữu cơ và khử CO2
C. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận
-
Câu 5:
Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì:
A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn
-
Câu 6:
Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?
A. Tế bào già, tế bào trưởng thành
B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết
-
Câu 7:
Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
A. Ở rễ
B. Ở thân.
C. Ở lá.
D. Tất cả các cơ quan của cơ thể.
-
Câu 8:
“....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là
A. quang hợp, tổng hợp, O2
B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng
D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng
-
Câu 9:
Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. hấp thụ khí O2 và thải khí CO2
B. cây sử dụng O2 và CO2 để phân giải các chất dinh dưỡng nhằm giải phóng năng lượng
C. oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống
D. cây sử dụng O2 để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào đồng thời giải phóng CO2
-
Câu 10:
Quá trình hô hấp ở thực vật là:
A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản
B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.
C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.
D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
-
Câu 11:
Hô hấp là quá trình
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
-
Câu 12:
Có bao nhiêu lí do sau đây chứng minh sự trao đổi khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của cây?
(1) Quá trình hô hấp giải phóng ATP.
(2) Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất có ý nghĩa trong sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám - trao đổi.
(3) Các sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp có vai trò trong hoạt động đồng hóa nitơ của cây.
(4) Hoạt động hô hấp ở rễ giúp tạo nên sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của tế bào rễ so với dung dịch đất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
ATP phục vụ cho quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng ở rễ được cung cấp từ đâu?
A. Quá trình quang hợp
B. Quá trình trao đổi nước ở khí khổng
C. Quá trình hô hấp
D. Chu trình Canvin
-
Câu 14:
Quá trình hút khoáng phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp vì
A. Hô hấp tạo ra nước để thoát hơi nước.
B. Hô hấp cung cấp năng lượng cho sự hút khoáng chủ động.
C. Sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp làm tăng nồng độ dịch bào.
D. Hô hấp thải CO2 giúp tế bào không bị đầu độc.
-
Câu 15:
Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì:
A. Quá trình hô hấp làm giãn nở các bó mạch, giúp cho nước và khoáng được vận chuyển dễ dàng hơn.
B. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hút nước và khoáng.
C. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra các ion hút bám trao đổi với các ion của keo đất.
D. Quá trình hô hấp của rễ tạo ra ATP cung cấp cho hút nước và khoáng một cách chủ động.
-
Câu 16:
Trong một thí nghiệm, một cây được cung cấp chất có chứa đồng vị O18 và đồng vị này đã có mặt trong phân tử glucose. Chất cung cấp là chất gì trong các chất sau?
A. O2
B. H2O
C. CO2
D. SO2
-
Câu 17:
Trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật, CO2 được giải phóng từ bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp
B. Ti thể
C. Perôxixôm
D. Ribôxôm
-
Câu 18:
Loài thực vật nào sau đây khi sống ở vùng nhiệt đới thì sẽ có hô hấp sáng?
A. Cây dứa
B. Cây thuốc bỏng
C. Cây lúa
D. Cây mía
-
Câu 19:
Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm như sau bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứu tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của 1 giống hạt.bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi đề trong 2 giờ. Biết rằng điều kiện ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán đúng về thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất
III. Nồng độ CO2 ở nình 1 và bình 4 đều tăng.
IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 giảm
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 20:
Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.
II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
IV. Diễn ra quá 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 21:
Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật.
-
Câu 22:
Cho nhiều hạt nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẩn đục chứng tỏ:
A. hô hấp tiêu thụ ôxi.
B. hô hấp sản sinh CO2.
C. hô hấp giải phóng hóa năng.
D. hô hấp sinh nhiệt.
-
Câu 23:
Tìm phát biểu đúng
1. Trong cơ thể, tác hại lớn nhất của hô hấp hiếu khí đối với tế bào là thiếu năng lượng cho hoạt động tế bào.
2. Sản phẩm của quang hợp không là nguyên liệu cho hô hấp.
3. Quang hợp và hô hấp là 2 quá trình gắn bó mật thiết trong hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng.
A. 2,3
B. 1,3
C. 3
D. 1
-
Câu 24:
Cho dữ liệu sau, hãy tìm tập hợp các câu phát biểu sai:
1. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở nhóm thực vật C4.
2. Hô hấp sáng xảy ra ở 3 bào quan liên tiếp theo thứ tự bắt đầu từ lục lạp → ti thể → perôxixôm.
3. Hô hấp sáng xảy ra khi nồng độ O2 cao gấp nhiều lần so với nồng độ CO2.
4. Hô hấp sáng xảy ra do enzim cacboxilaza ôxi hóa đường.
5. Quá trình hô hấp sáng kết thúc bằng sự thải khí CO2 tại thi thể.
A. 2, 3, 5.
B. 1, 2, 4.
C. 3, 4, 5.
D. 3, 5.
-
Câu 25:
Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và quá trình lên men là gì?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp 19 lần quá trình lên men.
B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp 19 lần quá trình hô hấp hiếu khí.
-
Câu 26:
Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenôit người ta dùng:
A. Cồn 90 → 96°
B. H2SO4
C. NaCl
D. Nước cất
-
Câu 27:
Hô hấp sáng xảy ra ở:
A. thực vật C4
B. thực vật CAM
C. thực vật C3
D. thực vật C4 và CAM
-
Câu 28:
Phân tử nào trong các phân tử sau đây thường ít bị ôxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí?
A. Tinh bột
B. Prôtêin
C. Axit nucleic
D. Lipit
-
Câu 29:
Trong chu trình Crep, mỗi phân tử acetyl – CoA được ôxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1 phân tử
B. 4 phân tử
C. 2 phân tử
D. 3 phân tử
-
Câu 30:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
-
Câu 31:
Giai đoạn đường phân diễn ra ở:
A. ti thể
B. tế bào chất
C. lục lạp
D. nhân
-
Câu 32:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp.
D. Chuỗi chuyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
-
Câu 33:
Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
A. rễ
B. thân
C. lá
D. quả
-
Câu 34:
Hô hấp là quá trình:
A. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
C. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.