Trắc nghiệm Hô hấp ở thực vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Mối liên hệ giữa đường phân, chu trình Kreb và quá trình oxy hóa β của axit béo hoặc chuyển hóa carbohydrate và chất béo là
A. axit citric
B. axit succinic
C. axetyl CoA
D. axit oxaloacetic
-
Câu 2:
Quá trình oxi hóa không hoàn toàn glucozơ thành axit pyruvic qua một số bước trung gian được gọi là
A. Con đường TCA
B. Đường phân
C. Con đường HMS
D. Đường phân
-
Câu 3:
Trong số 36 phân tử ATP được tạo ra trên mỗi phân tử glucose trong quá trình hô hấp
A. 2 được tạo ra bên ngoài đường phân và 34 trong chuỗi hô hấp
B. 2 được tạo ra bên ngoài ty thể và 34 bên trong ty thể
C. tất cả được hình thành bên trong ty thể
D. 2 trong quá trình đường phân và 34 trong chu trình Krebs
-
Câu 4:
Cơ chất cuối cùng của quá trình hô hấp tạo ra số phân tử ATP tối đa là
A. glycogen
B. glucose
C. amyloza
D. axit amin xeton
-
Câu 5:
Trong quá trình hô hấp, men chuyển glucose thành
A. etanol và nước
B. etanol và oxi
C. etanol và CO2
D. axit lactic và CO2
-
Câu 6:
Quá trình chuyển hóa axit pyruvic thành rượu etylic được thực hiện nhờ enzim:
A. cacboxylaza
B. photphataza
C. dehygogenaza
D. carboxylase và dehygrogenase
-
Câu 7:
Nguồn năng lượng tức thời phổ biến trong hoạt động sống của tế bào:
A. NAD
B. ATP
C. ADN
D. ARN
-
Câu 8:
Quá trình trao đổi khí hàng năm của cây diễn ra chủ yếu thông qua
A. Sẹo lá
B. Tế bào hạt đậu
C. Khí khổng
D. Rễ
-
Câu 9:
Bản chất của quá trình hô hấp là
A. Quá trình đồng hóa
B. Quá trình tỏa nhiệt
C. Quá trình thu nhiệt
D. Quá trình nội sinh
-
Câu 10:
Vị trí xảy ra đường phân trong tế bào là
A. lục lạp
B. nhân
C. tế bào chất
D. ti thể
-
Câu 11:
Enzim hô hấp nằm ở
A. chất nền ti thể
B. mào ti thể
C. gần màng
D. màng ngoài
-
Câu 12:
Ở cây xanh xảy ra quá trình hô hấp
A. chỉ khi khí khổng mở
B. chỉ khi quá trình quang hợp ngừng lại
C. chỉ khi quá trình quang hợp đang diễn ra
D. mọi lúc
-
Câu 13:
So với đường phân kết hợp với lên men, con đường hiếu khí của quá trình chuyển hóa glucose tạo ra
A. nhiều ATP hơn.
B. pyruvat.
C. ít proton hơn để chuyển trong ty thể.
D. ít CO2.
-
Câu 14:
Chuỗi hô hấp
A. nằm trong ma trận ty thể.
B. chỉ bao gồm các protein màng ngoại vi.
C. luôn tạo ra ATP.
D. tái oxy hóa các coenzym đã khử.
-
Câu 15:
Đường phân
A. diễn ra trong ti thể.
B. không tạo ra ATP.
C. là một phần của chuỗi hô hấp.
D. giảm hai phân tử NAD+ cho mỗi phân tử glucose được xử lý.
-
Câu 16:
Loại nông phẩm nào sau đây thường được bảo quản bằng cách phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?
A. Quả quýt.
B. Cây mía.
C. Hạt điều
D. Quả dưa hấu.
-
Câu 17:
Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài người ta sẽ áp dụng biện pháp bảo quản nông sản theo nguyên tắc bảo quản nông sản, vậy người ta thường làm gì?
A. Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic
B. Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng
C. Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó
D. Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C
-
Câu 18:
Vì sao muốn bảo quản nông sản là hạt thì cần phải phơi khô hạt?
A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.
B. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.
C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.
D. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.
-
Câu 19:
Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây không tuân theo nguyên tắc bảo quản nông sản để giữ nông phẩm được lâu hơn?
A. Ức chế hô hấp của nông phẩm về không
B. Bảo quản khô.
C. Bảo quản lạnh
D. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.
-
Câu 20:
Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải đảm bảo nguyên tắc gì trong hô hấp?
A. Vẫn hoạt động bình thường
B. Giảm đến mức tối thiểu
C. Tăng đến mức tối đa.
D. Không còn hoạt động được.
-
Câu 21:
Cho các nhận định về ảnh hưởng của quá trình hô hấp ở thực vật lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 22:
Điều nào là không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp)?
A. Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây
D. Xác định được cường độ quang hợp của cây.
-
Câu 23:
Hô hấp của cây bị ức chế khi nồng độ CO2 cao hơn:
A. 0,5%.
B. 10%
C. 1%.
D. 40%.
-
Câu 24:
Cây chuyển sang quá trình phân giải kị khí khi nồng độ oxi không khí giảm xuống bao nhiêu?
A. 20%.
B. 5%
C. 15%.
D. Không xác định được
-
Câu 25:
Mối quan hệ nào thể hiện được mối liên quan giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể?
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn
D. Cả ba đều sai.
-
Câu 26:
Quá trình hô hấp ở thực vật có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:
A. Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định
B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi
C. Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp
-
Câu 27:
Nhiệt độ nào là tối ưu cho hô hấp ở thực vật?
A. 25oC - 30oC
B. 30oC - 35oC
C. 20oC - 25oC
D. 35oC - 40oC
-
Câu 28:
Khoảng nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở thực vật là bao nhiêu?
A. 35oC - 40oC
B. 40oC - 45oC
C. 30oC - 35oC
D. 45oC - 50oC
-
Câu 29:
Khoảng nhiệt độ nào là tối thiểu cây bắt đầu thực hiện hô hấp?
A. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
-
Câu 30:
Khi nói về vấn đề hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không tác động đến hô hấp?
A. Nhiệt độ.
B. Nồng độ khí CO2.
C. Nồng độ khí Nitơ (N2).
D. Hàm lượng nước.
-
Câu 31:
Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp
B. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6
C. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.
D. Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng
-
Câu 32:
Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 luôn có năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3 vì
A. Nhu cầu nước cao.
B. Điểm bù CO2 cao.
C. Điểm bão hòa ánh sáng thấp
D. Không có hô hấp sáng.
-
Câu 33:
Điều nào sau đây KHÔNG đúng trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3?
A. Nguyên liệu phân giải là RiDP.
B. Xảy ra khi có ánh sáng.
C. Hô hấp sáng làm lãng phí sản phẩm quang hợp.
D. Tạo ra năng lượng ATP
-
Câu 34:
Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3?
A. Axit photpho glixeric.
B. Điphotpho glixeric.
C. Ribulozo điphotphat.
D. Anđêhit photphoglixeric.
-
Câu 35:
Hô hấp sáng ở thực vật C3 xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp. (4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5).
B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (6).
D. (1),(4) và (6).
-
Câu 36:
Điều kiện nào để thực vật C3 có thể xảy ra quá trình hô hấp sáng?
A. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
B. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
C. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2
D. Ánh sáng cao, nhiều CO2, cạn kiệt O2 tích luỹ.
-
Câu 37:
Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở nhóm thực vật nào?
A. C4.
B. CAM.
C. C3.
D. C4 và thực vật CAM.
-
Câu 38:
Quá trình hô hấp sáng ở thực vật là quá trình gì?
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
-
Câu 39:
Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh nhất ở loại hạt nào sau đây?
A. Hạt đã luộc chín.
B. Hạt phơi khô.
C. Hạt để trong kho lạnh ở 0 độ C.
D. Hạt đang nảy mầm.
-
Câu 40:
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau:
I. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
II. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa RiDP thải CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp thể perôxixôm.
III. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
IV. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 41:
Trong quá trình hô hấp ở thực vật, axit lactic và etylic có thể là sản phẩm của quá trình nào?
A. Quá trình hô hấp hiếu khí.
B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân.
D. Chuỗi chuyền êlectron.
-
Câu 42:
Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong hô hấp hiếu khí qua các giai đoạn đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Trong O2.
C. Trong NADH và FADH2
D. Mất dưới dạng nhiệt.
-
Câu 43:
Cho nhiều hạt đang trong giai đoạn nảy mầm vào một bình nối kín với ống đựng nước vôi trong hay Ca(OH)2 loãng, sau một thời gian nước vôi vẫn đục chứng tỏ
A. Hô hấp tiêu thụ ôxi.
B. Hô hấp sản sinh CO2.
C. Hô hấp giải phóng hóa năng.
D. Hô hấp sinh nhiệt
-
Câu 44:
Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí một thí nghiệm cho các hạt cây còn sống vào 1 bình đậy kín và được nối thông với 1 ống nghiệm đựng nước vôi trong. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.
(2). Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.
(3). Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng nhiều.
(4). Thí nghiệm chứng minh nước vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu của hô hấp.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 45:
Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, Nhóm học sinh cho 1 bình đựng đầy hạt đậy kín nối với ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?
A. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra,
B. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2
C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.
D. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
-
Câu 46:
Để các hạt cây còn sống trong một bình kín và nối với 1 ống nghiệm có chứa nước vôi trong sau một thời gian thấy hiện tượng nước vôi bị đục. Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2.
B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3
-
Câu 47:
Phân tử hữu cơ nào trong các phân tử hữu cơ sau đây thường ít bị ôxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí?
A. Tinh bột.
B. Prôtêin.
C. Axit nucleic
D. Lipit
-
Câu 48:
Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Phân giải kị khí
-
Câu 49:
Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí đều diễn ra giai đoạn chung nào?
A. Chuối truyền electron
B. Chương trình Crep.
C. Đường phân
D. Tổng hợp Axetyl - CoA
-
Câu 50:
Sự lên men (hô hấp kị khí) có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây?
A. Cây bị ngập úng.
B. Cây sống nơi ẩm ướt.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh
D. Cây bị khô hạn.