Trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Một gen khi tự nhân đôi một lần số liên kết hiđrô bị phá vỡ là 3600, biết trong gen có số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X bằng với số liên kết hiđrô giữa các cặp A-T. Chiều dài của gen trên là:
A. 2250 Å
B. 4800 Å
C. 3000 Å
D. 5100 Å
-
Câu 2:
Một gen cấu trúc dài 0,408 µm có tỉ lệ \({A+T\over G+X}={17\over 7}\). Tính số liên kết hóa trị được hình thành tại lần nhân đôi thứ 5.
A. 44000 liên kết.
B. 88000 liên kết.
C. 38368 liên kết.
D. 0 liên kết.
-
Câu 3:
Một gen cấu trúc dài 0,408 µm có tỉ lệ \({A+T\over G+X}={17\over 7}\). Tính số liên kết hiđrô được hình thành cả quá trình nhân đôi 5 lần.
A. 85250 liên kết
B. 107500 liên kết
C. 74338 liên kết
D. 0 liên kết.
-
Câu 4:
Một gen cấu trúc dài 0,408 µm có tỉ lệ \({A+T\over G+X}={17\over 7}\). Tính số liên kết hiđrô được hình thành tại lần nhân đôi thứ 5.
A. 44000 liên kết.
B. 88000 liên kết.
C. 38368 liên kết.
D. 0 liên kết.
-
Câu 5:
Một gen cấu trúc dài 0,408 µm có tỉ lệ \({A+T\over G+X}={17\over 7}\). Tính số liên kết hiđrô được hình thành trong trường hợp sau khi gen nhân đôi 1 lần.
A. 2750 liên kết.
B. 5500 liên kết.
C. 2398 liên kết.
D. 0 liên kết.
-
Câu 6:
Một gen cấu trúc dài 0,408 µm có tỉ lệ \( {T+A\over G+X}= {17\over 7}\). Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ cả quá trình nhân đôi 5 lần.
A. 85250 liên kết
B. 107500 liên kết.
C. 74338 liên kết.
D. 0 liên kết.
-
Câu 7:
Một phân tử mARN có chiều dài 2040A0 có tỷ lệ các loại A,G,U,X lần lượt là 20%, 15%, 40%, 25%. Người ta dùng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài bằng phân tử mARN. Tính theo lí thuyết số loại nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp phân tử ADN trên là:
A. G = X= 240, A = T = 360
B. G = X= 320, A = T = 280
C. G = X= 360, A = T = 240
D. G = X= 280 , A = T = 320
-
Câu 8:
Một gen có 3000 nu bị đột biến mất đi một đoạn gồm hai mạch bằng nhau và bằng 1/10 so với cả gen. Đoạn gen còn lại tự nhân đôi tạo thành 8 đoạn mới. Số lượng nu môi trường nội bào cung cấp giảm đi so với trường hợp gen chưa bị đột biến là:
A. 2100 nu
B. 2400 nu
C. 2700 nu
D. 3000 nu
-
Câu 9:
Một gen có chiều dài 5100A0, có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanine. Khi gen này tự nhân đôi một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp là:
A. A = T = 900; G = X = 600.
B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 400; G = X =800.
D. A = T = 800; G = X = 400.
-
Câu 10:
Một gen có 2346 liên kết hiđrô. Hiệu số giữa Adenin của gen với một loại nucleotit khác bằng 20% tổng số nucleotit của gen đó. Gen này tự tái bản liên tiếp 5 lần, thì số lượng từng loại nucleotit tự do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tự tái bản của gen là:
A. Acc = Tcc = 14880 Nu và Gcc = Xcc = 22320 Nu.
B. Acc = Tcc = 12648 Nu và Gcc = Xcc = 18972 Nu.
C. Acc = Tcc = 22134 Nu và Gcc = Xcc = 9486 Nu.
D. Acc = Tcc = 22320 Nu và Gcc = Xcc = 14880 Nu.
-
Câu 11:
Hai gen I và II đều dài 3060Å. Gen I có A = 20% và bằng số G của gen II. Cả hai gen đều nhân đôi một số đợt môi trường cung cấp tất cả 2160 nuclêôtit tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và gen II là:
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. 3 và 1
-
Câu 12:
Một gen có khối lượng 405000 đvC. Quá trình nhân đôi của gen đã cần môi trường cung cấp tất cả 41850 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 7068 nuclêôtit tự do loại T. Xác định: Số nuclêôtit từng loại của gen ban đầu:
A. A = T = 920 Nu, G = X = 447 Nu
B. A = T = 228 Nu, G = X = 440 Nu
C. A = T = 228 Nu, G = X = 447Nu
D. A = T = 447 Nu, G = X = 228 Nu
-
Câu 13:
Một gen có khối lượng 405000 đvC. Quá trình nhân đôi của gen đã cần môi trường cung cấp tất cả 41850 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 7068 nuclêôtit tự do loại T. Xác định: Số lần nhân đôi của gen.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Một gen có tổng số 105 chu kì xoắn. Gen nhân đôi 3 lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình nhân đôi là:
A. 6294
B. 14700
C. 2098
D. 14686
-
Câu 15:
Một cặp alen đều dài 3060 A0. Alen A có số nuclêôtit loại X chiếm 35% tổng số nuclêôtit của alen, alen a có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 10%. Số nuclêôtit từng loại của kiểu gen AAa là.
A. A = T = 1390 nuclêôtit; G = X = 1350 nuclêôtit.
B. A = T = 1080 nuclêôtit; G = X = 1620 nuclêôtit.
C. A = T = 1620 nuclêôtit; G = X = 1080 nuclêôtit.
D. A = T = 1350 nuclêôtit; G = X = 1390 nuclêôtit.
-
Câu 16:
Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.
B. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.
C. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
-
Câu 17:
Cụm các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau có chung một cơ chế điều hòa được gọi là:
A. Vùng vận hành
B. Operon
C. Vùng khởi động
D. Vùng điều hòa
-
Câu 18:
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là:
A. Về khả năng phiên mã của gen.
B. Về vị trí phân bố của gen.
C. Về cấu trúc của gen.
D. Chức năng của prôtêin do gen tổng hợp.
-
Câu 19:
Khẳng định nào sau đây về cấu trúc của gen cấu trúc là đúng
A. Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa cho axitamin của chuỗi Polipeptit
B. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch gốc và mang thông tin điều hòa quá trình dịch mã
C. Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch gốc và mang thông tin điều hòa quá trình phiên mã, dịch mã
D. Cấu trúc 3 vùng điển hình chỉ có ở gen sinh vật, không có ở sinh vật nhân sơ
-
Câu 20:
Khi nói về các enzyme tham gia quá trình nhân đôi ADN thì nhận định nào sau đây đúng:
A. Thứ tự tham gia của các enzyme là: tháo xoắn => ADN polymerase => ARN polymerase => Ligase.
B. ADN polymerase và ARN polymerase đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’-3’.
C. ARN polymerase có chức năng tháo xoắn và tổng hợp đoạn mồi.
D. Xét trên một chạc ba tái bản, enzyme ligase chỉ tác dụng lên 1 mạch.
-
Câu 21:
Bộ ba không có tính thoái hóa ?
A. AXU
B. UGX
C. UGG
D. XGA.
-
Câu 22:
Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ với mục đích?
A. Tạo giống mới
B. Tạo ưu thế lai
C. Cải tiến giống
D. Tạo giống thuần chủng
-
Câu 23:
Với 3 loại nuclêôtit A, U, X có thể tạo ra tối đa bao nhiêu mã di truyền mã hóa các axit amin?
A. 27
B. 26
C. 25
D. 24
-
Câu 24:
Khi nói về đặc điểm di truyền của gen ngoài nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường tồn tại thành cặp alen.
B. Gen ngoài nhiễm sắc thể có cấu trúc là một đoạn ADN xoắn kép.
C. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường không quy định tính trạng.
D. Gen ngoài nhiễm sắc thể thường được phân chia đồng đều cho tế bào con.
-
Câu 25:
Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
A. 6 phân tử ADN
B. 8 phân tử ADN
C. 5 phân tử ADN
D. 12 phân tử ADN
-
Câu 26:
Một phân tử ADN nhân sơ có tổng số nucleotit là 106 cặp nucleotit, tỷ lệ A : G = 3 : 2. Cho các phát biểu sau đây:
I. Phân tử ADN đó có 3.105 cặp nucleotit loại A-T.
II. Phân tử ADN đó có 2.106 liên kết cộng hóa trị giữa đường và acid.
III. Phân tử ADN đó có tỷ lệ nucleotit loại X là 20%
IV. Nếu phân tử ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì số nucleotit loại G môi trường cung cấp là 1,4.106 cặp nucleotit.
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là
A. gen.
B. bộ ba đối mã.
C. mã di truyền.
D. axit amin.
-
Câu 28:
Loại enzim nào sau đây có khả năng tháo xoắn một đoạn phân tử ADN?
A. ADN polimeraza.
B. ARN polimeraza.
C. Ligaza.
D. Recstrictaza.
-
Câu 29:
Gen B có 1200 cặp nucleotit, trong đó có 600A. Theo lí thuyết, gen B có
A. chiều dài 510nm.
B. 3100 liên kết hidro.
C. 900G.
D. 600T.
-
Câu 30:
Trong tế bào động vật, gen ngoài nhân nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. Màng nhân.
D. Ribôxôm.
-
Câu 31:
Côđon 5’UAA3’ có triplet tương ứng là:
A. 3’AUU5'
B. 5’AUU3'
C. 5’UAA3'
D. 3’ATT5'
-
Câu 32:
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.
II. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường.
III. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi liên tiếp 4 lần.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường.A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 33:
Trong tế bào bình thường của một loài thực vật lưỡng bội, xét 4 gen A, B, C, D, trong đó gen A nằm trên NST số 1, gen B nằm trên NST số 2, gen C nằm trong ti thể, gen D nằm trong lục lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình phiên mã của gen C và gen D diễn ra ở trong nhân tế bào.
B. Trong mỗi tế bào, gen A chỉ có 2 bản sao nhưng gen D có thể có nhiều bản sao.
C. Số lần nhân đôi của gen B và gen C luôn bằng nhau.
D. Khi gen B phiên mã, nếu có chất 5–BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
-
Câu 34:
Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 510 nanômét và có số nuclêôtit loại timin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lý thuyết, gen này có số liên kết hiđrô là
A. 1500.
B. 3900.
C. 3000.
D. 3600.
-
Câu 35:
Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 2130 nuclêôtit. mạch 1 có A = 1/3G = 1/5T; mạch 2 có T = 1/6G. Theo lí thuyết, số lượng nuclêôtít loại A của gen này là
A. 426.
B. 355.
C. 639.
D. 213.
-
Câu 36:
Những thành phần nào sau đây tham gia vào quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ ?
(1) Enzim tháo xoắn (2) ADN polimerase (3) Enzim ligaza
(4) Enzim cắt giới hạn (5) ARN polimerase (6) mạch ADN làm khuôn
Phương án đúng là:
A. 1,4,5,6
B. 1,2,3,5,6
C. 1,2,3,6
D. 1,2,3,4,5,6
-
Câu 37:
Trong các thành phần sau đây, có bao nhiêu thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
(1). ADN mẹ.
(2). ADN polymerase.
(3). ARN polymerase.
(4). ADN ligase.
(5). A, U, G, X.
(6). A, T, G, X.
(7). ADN con.A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 38:
Cho các nhân tố sau:
(1) Riboxom
(2) ADN ligaza
(3) ADN polimeraza.
(4) ADN khuôn
(5) Các nucleotit.
Có mấy yếu tố không tham gia vào quá trình nhân đôi của gen ở sinh vật nhân sơ?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 39:
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn:
A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của ADN.
B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN.
C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN.
D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN.
-
Câu 40:
Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3' đến 5' trên mARN.
B. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
-
Câu 41:
Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5'XXU3'; 5'XXA3'; 5'XXX3'; 5'XXG3'. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêôtit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba.
C. Thay đổi nuclêôtit thứ 3 trong mỗi bộ ba.
D. Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba.
-
Câu 42:
Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số lượng các đơn vị nhân đôi.
B. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
C. chiều tổng hợp.
D. nguyên tắc nhân đôi.
-
Câu 43:
Khi một phân tử ADN được nhân đôi để tạo ra hai phân tử ADN mới chứa
A. không có ADN mẹ.
B. 25% của ADN mẹ.
C. 50% của ADN mẹ.
D. 75% của ADN mẹ.
-
Câu 44:
Axit amin Arg được mã hóa bởi 6 bộ ba là: XGU; XGX; XGA; XGG;AGA; AGG. Đây là đặc điểm nào của bộ ba mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu.
B. Tính thoái hóa.
C. Tính phổ biến.
D. Tính hạn chế.
-
Câu 45:
Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?
A. Bộ ba 5'XGU3', 5'AGA3' cùng quy định tổng hợp Acginin.
B. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã.
C. Bộ ba 5'UXU3' chỉ mang thông tin quy định tổng hợp Xêrin.
D. Bộ ba 5'UAA3' không mang thông tin mã hóa axit amin.
-
Câu 46:
Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba kết thúc trên phân tử mARN là
A. 5′GGU3′.
B. 5′UAA3′.
C. 3′UGA5′.
D. 3′AUG5′.
-
Câu 47:
Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=1/4. Tỉ lê ̣nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 20%.
B. 40%
C. 25%.
D. 10%.
-
Câu 48:
Trên mạch thứ nhất của gen có 25% Ađênin, 18% Guanin; trên mạch thứ hai của gen có 12% Guanin. Tỉ lệ % số nuclêôtit loại Timin của gen là
A. 35%.
B. 20%.
C. 45%.
D. 15%.
-
Câu 49:
Mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là gì?
A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại axit amin.
B. Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. Mỗi loài sinh vật có riêng một bộ mã di truyền.
-
Câu 50:
Khi nói về bảng mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các bộ ba được đọc liên tục từ đầu 3 đến đầu 5 trên phân tử mARN.
II. Bộ ba 5'AUG3' có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trong phân tử mARN.
III. Tính phổ biến của mã di truyền đảm bảo tính chính xác cho quá trình dịch mã.
IV. Tính thoái hóa chỉ đúng với các phân tử mARN được mã hóa từ gen trong nhân, không đúng khi xét trong ti thể, lục lạpA. 1
B. 2
C. 3
D. 4