Trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Giả sử có một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 30 phân đoạn Okazaki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó:
A. 30
B. 31
C. 32
D. 60
-
Câu 2:
Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với sự tái bản ADN ở E.Coli là:
1. Chiều tái bản.
2. Hệ enzym tái bản.
3. Nguyên liệu tái bản
4. Số lượng đơn vị tái bản.
5. Nguyên tắc tái bản.
Câu trả lời đúng là:A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 2 và 4.
D. 3 và 5.
-
Câu 3:
Một gen có số lượng nuclêôtit là 6800. Số lượng chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson - Crich là:
A. 338.
B. 340.
C. 680.
D. 100.
-
Câu 4:
Dạng axit nuclêic nào dưới đây là thành phần di truyền cơ sở thấy có ở cả ba nhóm sinh vật: virut, procaryota, eucaryota?
A. ADN sợi kép vòng.
B. ADN sợi kép thẳng.
C. ADN sợi đơn vòng.
D. ADN sợi đơn thẳng.
-
Câu 5:
Đặc tính của mã di truyền là:
A. Thông tin trên mã di truyền được đọc theo từng cụm ba nuclêôtit một cách liên tục không ngắt quãng.
B. Thông tin được đọc theo một chiều.
C. Mang tính thoái hoá.
D. Cả A, B, C đúng
-
Câu 6:
Số nucleotit môi trường nội bào cung cấp hoàn toàn mới cho quá trình tự sao của ADN được tính theo công thức: (N: số nucleotit của gen, x là số lần tự sao)
A. N(2x - 1).
B. N.2x - 1.
C. N.2x – 2
D. N.(2x – 2).
-
Câu 7:
Kết luận nào là sai khi nói về vật chất di truyền:
A. Vật chất di truyền nằm trong nhân và các bào quan ti thể, lục lạp của sinh vật nhân chuẩn; trong vùng nhân của các tế bào nhân sơ.
B. Một trong những tính chất của vật chất di truyền là truyền đạt thông tin di truyền.
C. Vật chất di truyền của sinh vật là ADN hoặc ARN.
D. Vật chất di truyền có tính bền vững tuyệt đối.
-
Câu 8:
Quá trình tự sao của vi khuẩn được thực hiện bởi bao nhiêu đơn vị sao chép?
A. 1 đơn vị sao chép.
B. 2 đơn vị sao chép.
C. 3 đơn vị sao chép.
D. Nhiều đơn vị sao chép.
-
Câu 9:
Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân chính lý giải tại sao lắp ráp sai trong sao mã ít nguy hiểm hơn lắp ráp sai trong quá trình tự sao?
A. Sao mã bị lắp ráp sai tạo ra 1 số ít mARN trong rất nhiều phân tử mARN tạo ra (vì không thể có sự lắp ráp sai liên tiếp) nên số phân tử prôtêin bị đột biến ít hơn do đó không ảnh hưởng mấy đến chức năng của cơ thể.
B. Quá trình sao mã không bao giờ có sai sót nên không gây hậu quả gì.
C. Tự sao nếu lắp ráp sai sẽ di truyền cho thế hệ sau, có thể ảnh hưởng xấu đến sức sống của cơ thể.
D. mARN tồn tại trong một thời gian ngắn, ADN tồn tại trong một thời gian dài.
-
Câu 10:
Enzym nào không tham gia quá trình tự sao của ADN:
A. Enzym ligaza.
B. Enzym helicaza.
C. Enzym và pôlimeraza I, II, III.
D. Enzym peptitdaza.
-
Câu 11:
Trong quá trình nhân đôi, enzym ADN pôlymeraza:
A. Di chuyển cùng chiều trên 2 mạch của phân tử ADN mẹ.
B. Di chuyển ngược chiều nhau trên 2 mạch của phân tử ADN.
C. Di chuyển theo sau các enzym xúc tác cho quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hyđrô.
D. Gắn các đoạn Okazaki lại với nhau.
-
Câu 12:
Sau khi kết thúc hoạt động nhân đôi của ADN đã tạo nên:
A. 2 ADN mới hoàn toàn.
B. 2 ADN mới, mỗi ADN có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
C. 2 ADN theo kiểu bán bảo toàn.
D. C và B đúng.
-
Câu 13:
Dựa trên cơ chế nhân đôi của ADN:
A. Chất liệu di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ.
B. Đặt cơ sở cho sự nhân đôi của NST.
C. Tạo điều kiện cho sự xuất hiện đột biến gen do sai sót trong quá trình nhân đôi.
D. A, B và C đúng.
-
Câu 14:
Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua nhiều thế hệ tế bào là nhờ:
A. Hoạt động sao mã của ADN.
B. Cơ chế tự sao của ADN.
C. Hoạt động nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. B và C đúng.
-
Câu 15:
ADN là vật chất mang thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài, thông tin này có nhiệm vụ:
A. Thông tin về cấu trúc của ADN qua các thế hệ để duy trì tính đặc trưng của ADN.
B. Thông tin về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN qua quá trình nhân đôi.
C. Thông tin quy định cấu trúc của các loại prôtêin trong tế bào và do đó quy định mọi tính trạng và tính chất của cơ thể.
D. Quy định thời điểm nhân đôi của ADN và do đó quyết định sự sinh sản của tế bào và phát triển của cơ thể.
-
Câu 16:
Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:
A. 31
B. 30
C. 32
D. 16
-
Câu 17:
Quá trình nhân đôi của ADN còn được gọi là:
1. Tự sao. 2. Sao mã.
3. Tái sinh. 4. Giải mã.
5. Sinh tổng hợp ADN. 6. Tái bản.
Câu trả lời đúng là:A. 1 và 2.
B. 1, 2 và 3.
C. 2 và 4.
D. 1, 5 và 6.
-
Câu 18:
Số mã bộ ba chịu trách nhiệm mã hoá cho các axit amin là:
A. 20
B. 40
C. 61
D. 64
-
Câu 19:
Các mã bộ ba khác nhau bởi:
A. Số lượng các nuclêôtit.
B. Thành phần các nuclêôtit.
C. Trật tự của các nuclêôtit.
D. B và C đúng.
-
Câu 20:
Mã bộ ba mở đầu trên mARN là:
A. AAG.
B. UAA.
C. AUG
D. UAG.
-
Câu 21:
Ba mã bộ ba nào dưới đây là ba mã vô nghĩa làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc việc tổng hợp prôtêin là:
A. AUA AUG UGA.
B. UAA UAG UGA.
C. AUA UAG UGA.
D. AAU GAU GUX.
-
Câu 22:
Giả sử 1 gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nu G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa:
A. 2 loại mã bộ ba.
B. 64 loại mã bộ ba.
C. 16 loại mã bộ ba.
D. 8 loại mã bộ ba.
-
Câu 23:
Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
A. Một chiều từ 5’ đến 3’.
B. Một chiều từ 3’ đến 5’.
C. Hai chiều tuỳ theo vị trí xúc tác của enzym.
D. Chiều ứng với vị trí tiếp xúc của ribôxôm với mARN.
-
Câu 24:
Những tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của mã di truyền:
A. Tính phổ biến.
B. Tính đặc hiệu.
C. Tính thoái hoá.
D. Tính bán bảo tồn.
-
Câu 25:
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: …ATG XAT GGX XGX A… Trong quá trình tự nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch khuôn này sẽ có trình tự:
A. …ATG XAT GGX XGX A…
B. …TAX GTA XXG GXG T…
C. …UAX GUA XXG GXG U…
D. …ATG XGT AXX GGXGT…
-
Câu 26:
Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzym ADN ligaza.
B. Sợi dẫn đầu là mạch đơn được tổng hợp liên tục trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều tác động của các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
C. Sự nhân đôi có thể diễn ra ӣ nhiều điểm trên ADN.
D. Sợi đi theo là các đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình nhân đôi từ một mạch của ADN mẹ, trên đó enzym ADN pôlymeraza di chuyển theo chiều các enzym tháo xoắn và phá vỡ liên kết hyđrô.
-
Câu 27:
Định nghĩa nào sau đây về gen là đúng nhất:
A. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định tính trạng.
B. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
C. Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi hành, gen vận hành.
D. Là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.
-
Câu 28:
Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng:
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
B. Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN, duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
C. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
D. A và B đúng.
-
Câu 29:
Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: \(A = 36^0C ; B = 78^oC ; C = 55^oC ; D = 83^oC ; E = 44^oC\). Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D → B → C → E → A
B. A → B → C → D → E
C. A → E → C → B → D
D. D → E → B → A → C
-
Câu 30:
Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:
Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng? I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A = T, G = X. II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch. III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 31:
Tất cả các sinh vật hiện nay đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính
A. Phổ biến.
B. Thoái hóa.
C. Liên tục.
D. Đặc hiệu
-
Câu 32:
Xét các trường hợp sau:
(1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng.
(2) Gen nằm ở tế bào chất (trong tỉ thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
(3) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có nhiều cặp gen.
(4) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có ít cặp gen.
(5) gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 33:
Trong các thế kỉ XVIII - XIX, trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, con người đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, ngoại trừ
A. công bố "bản đồ gen người".
B. định luật bảo toàn về vật chất và năng lượng.
C. thuyết tế bào.
D. thuyết tiến hoá và di truyền.
-
Câu 34:
Ở một loài động vật, hàm lượng ADN trên các NST của một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là x. Hỏi hàm lượng ADN trên NST trong tế nào sinh dưỡng của loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
A. x.
B. 4x.
C. 2x.
D. 0,5x.
-
Câu 35:
Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nucleotit vào ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do
A. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli.
B. ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.Coli.
C. cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro.
D. hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
-
Câu 36:
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3′ của chuỗi pôlinucleotit.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
-
Câu 37:
Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở gen của sinh vật nhân sơ?
A. Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
B. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, xếp song song và ngược chiều nhau.
C. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
D. Vùng mã hóa ở một số gen có chứa các đoạn exon xen kẻ các đoạn intron.
-
Câu 38:
Khi nói về gen phân mảnh, nhận định nào sau đây đúng?
A. có ở mọi tế bào của mọi loài sinh vật.
B. có khả năng hình thành được nhiều loại phân tử mARN trưởng thành.
C. nằm ở trong nhân hoặc trong tế bào chất của tế bào nhân thực.
D. nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của prôtêin sẽ bị thay đổi
-
Câu 39:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
(I) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
(II) Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(III) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(IV) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 40:
Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Xét các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.
II. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
III. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 41:
Cho các đặc điểm sau:
I. Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
II. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
III. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
IV. Trong một chạc ba sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 42:
Giả sử dùng N15 đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Đưa 1 phân tử ADN có mang N15 vào môi trường có chứa toàn N14 và cho ADN nhân đôi 4 lần liên tiếp, thì tỷ lệ các phân tử ADN có chứa N15 trong các ADN được tạo ra là:
A. 1/8.
B. 1/32
C. 1/16.
D. 1/4.
-
Câu 43:
Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số loại nucleotit loại G gấp hai lần số nucleotit loại A, nucleotit loại X gấp 3 lần số số nucleotit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nucleotit loại A của gen là 224 nucleotit.
II. Mạch 2 của gen có \(\frac{{{A_2} + {X_2}}}{{{T_2} + {G_2}}} = \frac{3}{2}\)
III. Tỉ lệ % số nucleotit mỗi loại của gen là %A = %T = 28,57%; %G = %X = 21,43%.
IV. Mạch 1 của gen có \(\frac{{{A_1}}}{{{G_1} + {X_1}}} = \frac{1}{5}\)
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 44:
Một gen có tổng số 2185 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch hai của gen có A/G = 1/3
II. Số nuclêôtit loại A và G của gen lần lượt là 575 và 230.
III. Gen có chiều dài là 2737 A0 .
IV. Mạch một của gen có 14,29 % số nuclêôtit loại T.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 45:
Một gen có chiều dài 408 nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit một của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
\(I.\frac{{{G_1}}}{{{A_1}}} = \frac{9}{{14}};II.\frac{{{G_1} + {T_1}}}{{{A_1} + {X_1}}} = \frac{{23}}{{57}}; III.\frac{{{A_1} + {T_1}}}{{{G_1} + {X_1}}} = \frac{3}{2};IV.\frac{{G + T}}{{A + X}} = 1\)
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 46:
Một tế bào chứa 2 gen đều có chiều dài bằng nhau là gen A và gen B. Gen A chứa 1500 nucleotit. Tế bào chứa gen gen nói trên nguyên phân liên tiếp 4 lần. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hidro của các gen B là 33600. Số nucleotit tự do từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen B là:
A. ATD= TTD= 9.000 Nu, GTD= XTD=2.250 Nu.
B. ATD= TTD= 9.600 Nu, GTD= XTD=2.400 Nu.
C. ATD= TTD = 2.400 Nu, GTD= XTD=9.600 Nu.
D. ATD= TTD= 2.250 Nu, GTD= XTD=9.000 Nu.
-
Câu 47:
Gen B có 2400 nucleotit, có hiệu của A với loại nucleotit khác là 30% số nucleotit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nucleotit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu?
A. G = X = 1940 nucleotit, A = T = 7660 nucleotit.
B. G = X = 1960 nucleotit, A = T = 7640 nucleotit.
C. G = X = 1980 nucleotit, A = T = 7620 nucleotit.
D. G = X = 1920 nucleotit, A = T = 7680 nucleotit.
-
Câu 48:
Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào D và có chiều dài bằng nhau. Khi quá trình nguyên phân liên tiếp 3 đợt từ tế bào D thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000
B. 2400
C. 600
D. 800
-
Câu 49:
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN trong nhân xảy ra ở pha G1 của chu kì tế bào.
(2) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo quy tắc bổ sung và phân mảnh.
(3) Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’.
(4) Trong một chạc chữ Y, mạch được tổng hợp liên tục được tổng hợp cùng chiều với chiều tháo xoắn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 50:
Quan sát hình ảnh sau và kết hợp với các kiến thức đã học:
Hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng về hình ảnh trên?
(1) Hình ảnh trên mô tả quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ.
(2) Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, trong mỗi chạc chữ Y, chiều tạo mạch liên tục cùng chiều với chiều tháo xoắn.
(4) Trong mỗi đơn vị tái bản, có một mạch được tổng hợp liên tục.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4