Trắc nghiệm Điện trường – Cường độ điện trường Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó .
D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó .
-
Câu 3:
Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng
A. lực điện lên điện tích đặt trong nó.
B. lực lên dòng điện đặt trong nó.
C. lực điện lên dòng điện đặt trong nó.
D. lực từ lên điện tích đặt trong nó.
-
Câu 4:
Đơn vị của cường độ điện trường
A. Niutơn (N).
B. Culông (C).
C. vôn.mét(V.m).
D. vôn trên mét (V/m).
-
Câu 5:
Tại điểm nào sẽ không có điện trường?
A. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.
C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.
D. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
-
Câu 6:
Khái niệm nào sau đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm?
A. Điện tích.
B. Điện trường.
C. Cường độ điện trường.
D. Đường sức điện.
-
Câu 7:
Người ta dùng hai điện tích thử q1 và q2 để đo cường độ điện trường tại một điểm P. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nếu q1 > q2 thì \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{1}}}}{{{q}_{1}}}\)< \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{2}}}}{{{q}_{2}}}\) .
B. Nếu q1 < q2 thì \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{1}}}}{{{q}_{1}}}\) > \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{2}}}}{{{q}_{2}}}\)
C. Với những giá trị bất kì của q1 và q2 thì \({{{\vec{E}}}_{\text{1}}}={{\vec{E}}_{2}}\).
D. Với những giá trị bất kì của q1 và q2 thì \(\overrightarrow{E}\) = \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{1}}}}{{{q}_{1}}}\)< \(\frac{\overrightarrow{{{F}_{2}}}}{{{q}_{1}}}\).
-
Câu 8:
Điện tích thử là một vật
A. tích điện có kích thước nhỏ.
B. mang điện tích nhỏ.
C. có kích thước nhỏ, mang một lượng điện tích nhỏ.
D. kim loại mang điện tích dương hoặc âm.
-
Câu 9:
Chọn phát biểu sai về điện trường:
A. Điện trường đều có véctơ cường độ điện trường như nhau ở mọi điểm.
B. Trong điện trường của một điện tích điểm Q, điện trường trên một mặt cầu tâm Q bán kính r là đều vì ở mọi điểm trên đó ta có cường độ điện trường E như nhau.
C. Trong một điện trường đều các đường sức điện song song và cách đều nhau.
D. Một miền không gian có đường sức điện song song và cách đều thì điện trường ở đó là một điện trường đều.
-
Câu 10:
Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là
A. Các đường sức điện của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B. Các đường sức điện tĩnh là đường không khép kín.
C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
D. Các đường sức điện là các đường có hướng.
-
Câu 11:
Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức điện ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức điện
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức điện ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm dương đặt trên đường sức điện ấy.
-
Câu 12:
Chọn phát biểu đúng về đặc điểm các đường sức điện:
A. Véctơ cường độ điện trường dọc theo một đường sức điện có độ lớn bằng nhau
B. Các đường sức điện của hai điện tích bằng nhau nhưng trái dấu và đặt cô lập xa nhau thì giống hệt nhau.
C. Trong điện trường, ở những chổ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa.
D. Các đường sức điện luôn khép kín.
-
Câu 13:
Chọn phát biểu sai: Hai điện tích Q1 và Q2 gây ra tại cùng một điểm M cách điện trường \({{\overset{\to }{\mathop{E}}\,}_{1}}v\grave{a}\overset{\to }{\mathop{{{E}_{2}}}}\,\)
A. thì véctơ cường độ điện trường tổng hợp tại điểm đó được tính bằng công thức \(\overset{\to }{\mathop{E}}\,=\overset{\to }{\mathop{{{E}_{1}}}}\,+\overset{\to }{\mathop{{{E}_{2}}}}\,\)
B. độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp tại M là \(\overset{{}}{\mathop{E}}\,=\overset{{}}{\mathop{{{E}_{1}}}}\,+\overset{{}}{\mathop{{{E}_{2}}}}\,\)
C. véctơ cường độ điện trường tổng hợp phải tính theo các véctơ thành phần theo quy tắc hình bình hành.
D. Điều đó có thể mở rộng cho trường hợp nhiều điện tích điểm hơn hoặc cho một hệ điện tích phân bố liên tục.
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức điện đi qua.
B. Các đường sức điện là các đường cong không kín.
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
-
Câu 15:
Khi ta nói về một điện trường đều, câu nói nào sau đây không đúng?
A. Điện trường đều là một điện trường mà các đường sức điện song song và cách đều nhau.
B. Điện trường đều là một điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau.
C. Trong một điện trường đều, một điện tích đặt tại điểm nào cũng chịu tác dụng của một lực điện như nhau.
D. Để biểu diễn một điện trường đều, ta vẽ các đường sức điện song song nhau.
-
Câu 16:
Với trường tĩnh điện, khẳng định nào sau đây sai?
A. Đường sức điện là những đường cong không khép kín.
B. Các đường sức điện không cắt nhau.
C. Qua một điểm trong điện trường, ta chỉ vẽ được một đường sức điện.
D. Đường sức điện là những đường cong khép kín.
-
Câu 17:
Chọn phát biểu sai:
A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức điện .
B. Đường sức điện có thể là đường cong.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức điện luôn là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
-
Câu 18:
Chọn phát biểu sai:
A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức điện.
B. Đường sức điện có thể là đường cong kín.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức điện của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
-
Câu 19:
Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào sai ?
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường nói chung có thể vẽ được một đường sức điện đi qua điểm đó.
B. Các đường sức điện nói chung xuất phát từ các điện tích âm, tận cùng tại các điện tích dương.
C. Các đường sức điện không cắt nhau.
D. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện được vẽ dày hơn.
-
Câu 20:
Véctơ cường độ điện trường \(\overset{\to }{\mathop{E}}\,\) cùng phương và .........đặt trong điện trường đó
A. cùng chiều với lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) tác dụng lên một điện tích thử.
B. ngược chiều với lực\(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) tác dụng lên một điện tích thử.
C. cùng chiều với lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) tác dụng lên một điện tích thử dương.
D. cùng chiều với lực \(\overset{\to }{\mathop{F}}\,\) tác dụng lên một điện tích thử âm.
-
Câu 21:
Một điện tích điểm q đặt trong môi trường đồng tính có hằng số điện môi 2,5. Tại điểm M cách q một đoạn 4cm vec tơ cường độ điện trường do điện tích đó gây ra có độ lớn 9.105V/m và hướng về phía q. Ta có:
A. q = -4\(\mu C\)
B. q = 4 .\(\mu C\)
C. q = -0,4\(\mu C\)
D. q = 0,4 .\(\mu C\)
-
Câu 22:
Chọn câu đúng: Hằng số điện môi ε là đại lượng đặc trưng cho lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích trong môi trường … so với lực tương tác giữa hai điện tích đó khi đặt trong chân không ở cùng khoảng cách.
A. tăng ε lần
B. giảm ε lần
C. tăng ε 2 lần
D. giảm ε 2 lần
-
Câu 23:
Chọn câu đúng: Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng:
A. khả năng tác dụng lực mạnh yếu
B. phương chiều tác dụng lực điện trường
C. A và B đúng
D. khả năng tích điện của một vật.
-
Câu 24:
Trong sự nhiễm điện nào của vật, tổng điện tích bên trong vật không đổi mà chỉ có sự phân bố lại điện tích bên trong vật?
A. cọ xát
B. hưởng ứng
C. tiếp xúc
D. bị ion hóa
-
Câu 25:
Vật dẫn điện là:
A. Là vật chứa nhiều các electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân.
B. Là vật chứa nhiều các ion dương nằm cố định tại các nút của mạng tinh thể.
C. Là vật không chứa hoặc chứa rất ít các điện tích chuyển động tự do.
D. Là vật chứa rất nhiều các điện tích chuyển động tự do đến mọi điểm bên trong vật.
-
Câu 26:
Điện trường tĩnh là điện trường gây ra bởi:
A. Hạt mang điện chuyển động.
B. Sợi dây dẫn mang dòng điện.
C. Hạt mang điện có thể đứng yên hay chuyển động.
D. Hạt mang điện đứng yên.
-
Câu 27:
Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình \(B = {B_0}\cos (2\pi {.10^6}t)\) (t tính bằng s). Kể từ lúc t = 0, thời điểm đầu tiên để cường độ điện trường tại điểm đó bằng 0 là
A.
A. 0,33 μs.
B. 0,25 μs
C. 1,00 μs
D. 0,50 μs
-
Câu 28:
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2 kg , được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện cùng chiều dài l = 0,5 m. Tích điện cho mỗi quả cầu điện tích q như nhau, chúng đẩy nhau. Khi cân bằng khoảng cách giữa hai quả cầu là a = 5cm. Độ lớn điện tích mỗi quả cầu xấp xỉ bằng
A. |q| = 2,6.10-9 C
B. |q| = 3,4.10-7 C
C. |q| = 5,3.10-9 C
D. |q| = 1,7.10-7 C
-
Câu 29:
Hai điện tích q1= - q2= 5.10-9C, đặt tại hai điểm cách nhau 10cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua 2 điện tích và cách đều hai điện tích bằng
A. 1800V/m
B. 0 V/m
C. 36000V/m
D. 1,800V/m
-
Câu 30:
Cho hai điện tích điểm q1 = -10-6C và q2 = 106C đặt tại hai điểm A,B cách nhau 40 cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm M của AB là
A. 4,5.106 V/m.
B. 0
C. 2,25.105 V/m.
D. 4,5.105 V/m.
-
Câu 31:
Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,48 µm lên một tấm kim loại có công thoát là 2,4.10-19J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng đi vào không gian có điện trường đều, theo hướng vectơ cường độ điện trường. Biết cường độ điện trường có giá trị 1000V/m. Quãng đường tối đa mà electron chuyển động được theo chiều vectơ cường độ điện trường là:
A. 0,83cm
B. 1,53cm
C. 0,37cm
D. 0,109cm
-
Câu 32:
Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong điện trường giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là
A. -1,6.10-17J
B. -1,6.10-19J
C. 1,6.10-17J
D. 1,6.10-19J
-
Câu 33:
Một hạt bụi tích điện nằm cân bằng trong một điện trường đều có đường sức điện thẳng đứng , chiều hướng xuống và cường độ điện trường 100 V/m. Khối lượng hạt bụi là 10-6 g, lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Điện tích của hạt bụi là
A. - 10-7 C
B. 10-10C
C. 10-7 C
D. -10-10C
-
Câu 34:
Cho điện tích q dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích q giữa hai điểm đó là
A. 40 J.
B. 40 mJ.
C. 80 J.
D. 80 mJ.
-
Câu 35:
Cho hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt cố định trên đường thẳng nằm ngang cách nhau 2 m trong chân không. Cường độ điện trường tại trung điểm hai điện tích có chiều hướng sang phải và có độ lớn là 18 kV/m. Điện tích dương nằm phía bên
A. Trái và có độ lớn là 2 μC.
B. Phải và có độ lớn là 2 μC.
C. Phải và có độ lớn là 1 μC.
D. Trái và có độ lớn là 1 μC.
-
Câu 36:
Hai điện tích điểm q1 = 2.10–8 C và q2 = –3.10–8 C đặt tại hai điểm A, B trong chân không với AB = 30 cm. Điểm C trong chân không cách A, B lần lượt 25 cm và 40 cm. Cho hằng số k = 9.109 Nm2/C2. Cường độ điện trường do hệ hai điện tích gây ra tại C là
A. 2568 V/m.
B. 4567,5 V/m
C. 4193 V/m.
D. 2168,5 V/m.
-
Câu 37:
Một điện tích q > 0 di chuyển một đoạn d theo hướng một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường E thì công của lực điện trường bằng
A. \(\frac{{E{\rm{d}}}}{q}\)
B. \( - qE{\rm{d}}\)
C. \(\frac{{qE}}{d}\)
D. \( qE{\rm{d}}\)
-
Câu 38:
Một điện tích q được đặt tại một điểm trong điện trường có cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) . Lực điện trường tác dụng lên điện tích q là
A. \(\overrightarrow F = \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)
B. \(\overrightarrow F = -\frac{{\overrightarrow E }}{q}\)
C. \(\overrightarrow F = -q\overrightarrow E\)
D. \(\overrightarrow F = q\overrightarrow E\)
-
Câu 39:
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
A. \(E = - {9.10^9}\frac{Q}{r}\)
B. \(E = - {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)
C. \(E = {9.10^9}\frac{Q}{r}\)
D. \(E = {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)
-
Câu 40:
Cho hai điện tích điểm q1 = q2 C đặt tại hai điểm cố định A, B cách nhau một khoảng 2a m trong không khí. Trên đường trung trực của AB tại vị trí mà cường độ điện trường có cường độ cực đại. Giá trị cực đại đó là
A. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3{a^2}}}\)
B. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{\sqrt 3 {a^2}}}\)
C. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)
D. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)
-
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10‒19 C
B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10‒31 kg
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion
D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác
-
Câu 42:
Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là
A. 1,6 cm.
B. 1,28 cm
C. 1,28 m.
D. 1,6 m.
-
Câu 43:
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện của điện trường tĩnh là không đúng?
A. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
B. Tại một điểm trong điện trường ta chỉ có thể vẽ được một đường sức đi qua.
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức là các đường cong không kín.
-
Câu 44:
Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một posiêlectron (+e = +l,6.10−19C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?
A. 3,3.10−21 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
B. 3,2.10−21 N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
C. 3,2.10−17 N, hướng thẳng đứng từ trên xuống.
D. 3,2.10−17N, hướng thẳng đứng từ dưới lên.
-
Câu 45:
Một điện tích điểm \(Q = - {2.10^{ - 7}}C\) , đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε= 2. Véc tơ cường độ điện trường do điện tích O gây ra tại điểm B với AB = 7,5cm có
A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5. 105 V/m.
B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,6.105 V/m.
C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.
D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 1,6.105 V/m
-
Câu 46:
Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10−9C gây ra tại một điểm cách nó 5cm trong chân không
A. 144 kV/m.
B. 14,4 kV/v
C. 288 kV/m.
D. 28,8 kV/m.
-
Câu 47:
Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do hệ hai điện tích điểm A và B gây ra, dấu các điện tích là
A. A và B đều tích điện dương.
B. A tích điện dương và B tích điện âm.
C. A tích điện âm và B tích điện dương.
D. A và B đều tích điện âm.
-
Câu 48:
Tại một điểm M trên đường sức điện trường, vectơ cường độ điện trường có phương
A. vuông góc với đường sức tại M.
B. đi qua M và cắt đường sức đó tại một điểm N nào đó.
C. trùng với tiếp tuyến với đường sức tại M.
D. bất kì
-
Câu 49:
Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
-
Câu 50:
Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kỳ.