Trắc nghiệm Điện trường – Cường độ điện trường Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Gọi F là lực điện mà điện trường có cường độ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q . Nếu giảm q xuống 2 lần thì E và F thay đổi như thế nào ?
A. Cả E và F đều giảm một nửa
B. Cả E và F đều không đổi.
C. E giảm một nửa, F không đổi.
D. E không đổi, F giảm một nửa.
-
Câu 2:
Gọi F là lực điện mà điện trường có cường độ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q . Nếu tăng q lên gấp đôi thì E và F thay đổi như thế nào?
A. Cả E và F đều tăng gấp đôi
B. Cả E và F đều không đổi
C. E tăng gấp đôi , F không đổi
D. E không đổi , F tăng gấp đôi
-
Câu 3:
Đặt một một điện tích âm (q < 0) vào trong điện trường có vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E\) .Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích?
A. Luôn cùng hướng với \(\overrightarrow E\)
B. Vuông góc với \(\overrightarrow E\)
C. Luôn ngược hướng với \(\overrightarrow E\)
D. Không có trường hợp nào
-
Câu 4:
Độ lớn của cường độ điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc:
A. Độ lớn điện tích thử.
B. Độ lớn điện tích đó.
C. Khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó
D. Hằng số điện môi của môi trường.
-
Câu 5:
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A. \( E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
B. \( E = {-9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
C. \( E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r}}}\)
D. \( E = {-9.10^9}.\frac{Q}{{{r}}}\)
-
Câu 6:
Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều:
A. Phụ thuộc nhiệt độ môi trường
B. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó
C. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó
D. Phụ thuộc độ lớn điện tích thử
-
Câu 7:
Chọn phát biểu đúng? Đơn vị của cường độ điện trường là:
A. Niu tơn (N)
B. Vôn nhân mét (V.m)
C. Culông (C)
D. Vôn trên mét (V/m)
-
Câu 8:
Các hình vẽ biểu diễn véc tơ cường độ điện trường tại điểm M trong điện trường của điện tích . Chỉ ra các hình vẽ sai
A. I và II
B. III và IV
C. II và IV
D. I và IV
-
Câu 9:
Biểu thức nào sau đây là đúng?
A. \( \overrightarrow F = \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)
B. \( \overrightarrow E =\overrightarrow F.q\)
C. \(\overrightarrow F =\overrightarrow E.q \)
D. \( \overrightarrow E = \frac{{q }}{\overrightarrow E}\)
-
Câu 10:
Cường độ điện trường là gì?
A. Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của từ trường tại một điểm
B. Định luật vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của trường hấp dẫn tại một điểm
C. Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của trường trọng lực tại một điểm
D. Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của điện trường tại một điểm
-
Câu 11:
Biểu hiện của điện trường là gì?
A. Lực hấp dẫn
B. Lực từ
C. Lực điện
D. Lực quán tính
-
Câu 12:
Điện trường là gì?
A. Một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện
B. Một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác từ
C. Một dạng vật chất bao quanh các vật chất và truyền tương tác điện
D. Một dạng vật chất bao quanh các vật chất và truyền tương tác từ
-
Câu 13:
Chọn câu sai?
A. Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Véc tơ cường độ điện trường \( \overrightarrow E \) có hướng trùng với đường sức
D. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
-
Câu 14:
Một prôtôn và một electron lần lượt được tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong một điện trường đều. Biết prôtôn và electron có độ lớn điện tích bằng nhau, khối lượng prôtôn lớn hơn khối lượng electron. Khi prôtôn và electron đi được những quãng đường bằng nhau thì
A. Electron có động năng lớn hơn, electron có độ lớn gia tốc nhỏ hơn.
B. Cả hai có cùng động năng, electron có độ lớn gia tốc nhỏ hơn.
C. Prôtôn có động năng lớn hơn. electron có độ lớn gia tốc lớn hơn.
D. Cả hai có cùng động năng, electron có độ lớn gia tốc lớn hơn.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường sức của điện trường.
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một và chỉ một đường sức đi qua nó.
B. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn.
C. Trong trường hợp chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc đi từ vô cực đến điện tích âm.
D. Các đường sức điện là các đường cong kín.
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
-
Câu 17:
Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
A. \( E = {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)
B. \( E = {-9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)
C. \( E = {9.10^9}\frac{Q}{{{r}}}\)
D. \( E = {-9.10^9}\frac{Q}{{{r}}}\)
-
Câu 18:
Cho một điện tích điểm –Q (Với Q>0). Điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. Hướng về phía nó.
B. Hướng ra xa nó.
C. Phụ thuộc độ lớn của nó.
D. Phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong đó.
B. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường
C. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra
D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
-
Câu 20:
Cường độ điện trường
A. Đại lượng vật lý đặt trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. Đo bằng tích số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn của điện tích thử đặt tại điểm đó.
B. Đại lượng vật lý đặt trưng cho hạt mang điện về phương diện tác dụng lực. Đo bằng thương số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
C. Đại lượng vật lý đặt trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực. Đo bằng thương số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
D. Đại lượng vật lý đặt trưng cho hạt mang điện về phương diện tác dụng lực. Đo bằng tích số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
-
Câu 21:
Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn
A. Cùng hướng với lực \( \overrightarrow F\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
B. Ngược hướng với lực \( \overrightarrow F\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
C. Cùng phương với lực \( \overrightarrow F\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
D. Vuông góc với lực \( \overrightarrow F\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
-
Câu 22:
Trong vùng có điện trường, tại một điểm cường độ điện trường là E, nếu tăng độ lớn của điện tích thử lên 3 đôi thì cường độ điện trường
A. Tăng gấp đôi.
B. Giảm một nửa.
C. Tăng gấp 4.
D. Không đổi.
-
Câu 23:
Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường
A. Tăng 2 lần.
B. Giảm 2 lần.
C. Không đổi.
D. Giảm 4 lần
-
Câu 24:
Điện trường
A. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh vật, gây ra lực điện tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó
B. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích, không gây ra lực điện tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó
C. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh vật, không gây ra lực điện tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó
D. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích, gây ra lực điện tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó
-
Câu 25:
Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là
A. V/m2.
B. V.m.
C. V/m.
D. V.m2.
-
Câu 26:
Điện trường là
A. Môi trường không khí quanh điện tích.
B. Môi trường chứa các điện tích
C. Môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó
D. Môi trường dẫn điện.
-
Câu 27:
Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-9C đặt tại 2 điểm cách nhau 10cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại 1 điểm nằm trên đường thẳng đi qua 2 điện tích và cách đều 2 điện tích bằng:
A. 18000V/m.
B. 36000V/m
C. 1,8V/m.
D. 0.
-
Câu 28:
Hai điện tích q1 = -10-6C và q2 = 10-6C đặt tại 2 điểm A và B cách nu 40cm trong kk. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm M của AB là:
A. 4,5.106V/m.
B. 0
C. 2,25.106V/m
D. 4,5.105V/m
-
Câu 29:
Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là:
A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
C. bằng 0.
D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
-
Câu 30:
Tại điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là:
A. 1000 V/m.
B. . 7000 V/m
C. 5000 V/m
D. 6000 V/m
-
Câu 31:
Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.
B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
-
Câu 32:
Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là:
A. 9000 V/m, hướng về phía nó.
B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.
D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
-
Câu 33:
Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:
A. 1000 V/m, từ trái sang phải.
B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải.
D. 1 V/m, từ phải sang trái.
-
Câu 34:
Chọn phát biểu sai:
A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện .
B. Sự phân bố điện tích trên bề mặt vật dẫn tích điện thì không đồng đều, tập trung nhiều ở những chỗ lồi.
C. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực .
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện .
-
Câu 35:
Điện tích điểm q có khối lượng không đáng kể, đặt vào trong điện trường đều, nó sẽ di chuyển
A. theo chiều của đường sức điện nếu q<0.
B. ngược chiều đường sức điện nếu q>0.
C. theo chiều đường sức điện nếu q>0.
D. theo một chiều bất kì.
-
Câu 36:
Một điện tích điểm q âm có khối lượng không đáng kể, đặt vào trong điện trường đều, nó sẽ di chuyển
A. theo chiều của đường sức điện .
B. ngược chiều đường sức điện .
C. vuông góc với đường sức điện .
D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
-
Câu 37:
Chọn phát biểu sai:
A. Đường sức điện là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức điện do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) có phương trùng với đường sức điện.
D. Các đường sức điện không cắt nhau.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện không đúng?
A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức điện đi qua.
B. Các đường sức điện là các đường cong không kín.
C. Các đường sức điện không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
-
Câu 39:
Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức điện gây bởi điện tích điểm Q dương?
A. là những tia thẳng.
B. có phương đi qua điện tích điểm.
C. có chiều hướng về phía điện tích.
D. không cắt nhau.
-
Câu 40:
Cho một điện tích điểm Q âm; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng về phía nó.
B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó.
D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
-
Câu 41:
Chọn phát biểu sai?
A. Tại một điểm càng xa một điện tích dương thì độ lớn của véctơ cường độ điện trường càng nhỏ.
B. Tại một điểm càng gần một điện tích âm thì độ lớn của véctơ cường độ điện trường càng nhỏ.
C. Véctơ cường độ điện trường của một điện tích Q dương thì hướng ra xa điện tích Q.
D. Véctơ cường độ điện trường của một điện tích Q âm thì hướng về điện tích Q.
-
Câu 42:
Một điện tích Q gây ra điện trường, tại M và N cùng cách Q một khoảng d ta đặt lần lượt hai điện tích q và q'. Cường độ điện trường tại M và N như thế nào?
A. E = E'.
B. E < E'.
C. E > E'.
D. E # E'.
-
Câu 43:
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
A. trung điểm của AB.
B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
-
Câu 44:
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
A. vuông góc với đường trung trực của AB.
B. trùng với đường trung trực của AB.
C. trùng với đường nối của AB.
D. tạo với đường nối AB góc 450.
-
Câu 45:
Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. tăng 4 lần.
-
Câu 46:
Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét giảm 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm 2 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. tăng 4 lần.
-
Câu 47:
Cho ba điểm M,N,P trong một điện trường đều. MN = 1 cm, NP = 3 cm, UMN = 1 V, UMP = 2 V. Gọi cường độ điện trường tại M,N,P là EM,EN, EP. Ta có:
A. EM > EN.
B. EP = 2EN.
C. EP = 3EN.
D. EP = EN.
-
Câu 48:
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng tác dụng lực
B. khả năng thực hiện công
C. tốc độ biến thiên của điện trường
D. năng lượng
-
Câu 49:
Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow{E}\) tại một điểm trong điện trường luôn
A. cùng hướng với véc tơ lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
B. ngược hướng với véc tơ lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
C. cùng phương với véc tơ lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
D. khác phương với véc tơ lực \(\overrightarrow{F}\) tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó
-
Câu 50:
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn điện tích đó.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của của môi trường.