Trắc nghiệm Cân bằng nội môi Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Nói về hệ đệm pH, điều không đúng là:
A. hệ đệm protêin có vai trò quan trọng nhất ở ống thận.
B. hệ đệm protêin có vai trò quan trọng nhất ở ống thận.
C. hệ đệm bicacbonat không phải là tối ưu nhưng tốc độ điều chỉnh của nó là nhanh nhất.
D. hệ hô hấp và bài tiết cũng tham gia điều hoà pH máu.
-
Câu 2:
Nói về hệ đệm pH, điều nào sau đây không đúng?
A. Hệ đệm protein có vai trò quan trọng nhất ở ống thận.
B. Hệ hô hấp và bài tiết cũng tham gia điều hòa pH máu
C. Hệ đệm bicacbonat có tốc độ điều chỉnh nhanh nhất
D. Các hệ đệm đều có khả năng lấy đi H+ và OH- khi nồng độ của chúng tăng lên
-
Câu 3:
Mô tả nào dưới đây về hệ đệm protein là không đúng:
A. Gồm tất cả các protein có trong huyết tương.
B. Có thể điều chỉnh cả độ axit lẫn độ kiềm của máu.
C. Là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể.
D. Điều chỉnh nhờ các gốc COOH- và NH2.
-
Câu 4:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi?
I. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
II. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
III. Trong số các hệ đệm trong máu, hệ đệm bicacbonat là hệ đệm mạnh nhất.
IV. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Trong cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Cơ chế chống nóng ở động vật chủ yếu là tăng thải nhiệt.
II. Trong việc chống lạnh thì tăng sinh nhiệt có vai trò quan trọng hơn giảm mất nhiệt.
III. Hiện tượng cảm nắng là do trung khu chống nóng bị tê liệt khi đứng lâu ngoài nắng.
IV. Các cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể không chịu sự kiểm soát của vỏ não.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là một ví dụ về cân bằng nội môi?
A. Bệnh tiểu đường.
B. Tăng thông khí phổi.
C. Đổ mồ hôi.
D. Sốt.
-
Câu 7:
Trong cơ thể người, hệ đệm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh pH?
A. Hệ đệm bicacbonat.
B. Hệ đệm phôphat.
C. Hệ đệm prôtêin.
D. Phổi và thận.
-
Câu 8:
Ở người các hoocmôn tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucôzơ trong máu là:
A. Testosterôn, Glucagôn.
B. Ostrôgen, Insulin.
C. Glucagôn, Ostrôgen.
D. Insulin, Glucagôn.
-
Câu 9:
Khi tắm cho trẻ nhỏ vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ là vì:
A. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.
B. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
C. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
D. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
-
Câu 10:
Khi đi dưới trời nắng, mạch máu dưới da dãn ra và làm mặt đỏ lên. Hiện tượng này nhằm mục đích gì?
A. Tăng quá trình thải nhiệt.
B. Tăng quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.
C. Giảm quá trình chuyển hoá sinh nhiệt.
D. Giảm quá trình thải nhiệt.
-
Câu 11:
Nói về hệ đệm cacbonat, điều không đúng là:
A. tốc độ điều chỉnh pH nhanh nhất
B. không phải là hệ đệm tối ưu.
C. có vai trò quan trọng vì cả hai thành phần của hệ đệm có thể được điều chỉnh bởi phổi và thận.
D. là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể.
-
Câu 12:
Hệ đệm bicabonat có vai trò điều chỉnh
A. Độ pH của máu
B. Nhiệt độ cơ thể
C. áp suất thẩm thấu của máu
D. lượng đường glucose trong máu
-
Câu 13:
Ở người, khi bị mất máu nhiều sẽ dẫn đến:
A. Hạ huyết áp.
B. Mao mạch máu dưới da dãn ra.
C. Tăng huyết áp.
D. Cơ thể tăng nhiệt độ.
-
Câu 14:
Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn
A. có hàm lượng vitamin C cao.
B. có hàm lượng vitamin A cao.
C. có hàm lượng muối cao.
D. có hàm lượng vitamin D cao.
-
Câu 15:
Khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, cơ quan nào có trách nhiệm trực tiếp thực hiện điều hòa nồng độ đường?
A. Thận.
B. Dạ dày.
C. Tuyến tụy.
D. Gan.
-
Câu 16:
Khi nói về cân bằng nội môi, trong các phát biểu sau:
(1). Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.
(2). Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.
(3). Thở mạnh liên tục giảm pH của máu.
(4). Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cân bằng nội môi?
A. Trong cơ chế duy trì cân bằng pH, bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Hệ đệm proteinat là hệ đệm pH máu mạnh nhất.
C. Ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
D. Phổi không tham gia điều hòa cân bằng pH máu.
-
Câu 18:
Khi nói về hiện tượng mất cân bằng nội môi ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Căng thẳng thần kinh có thể làm tăng nhịp tim.
B. Thường xuyên tập luyện thể dục hợp lí có thể giảm nguy cơ gây ra bệnh cao huyết áp.
C. Nếu nồng độ NaCl trong máu thường xuyên cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
D. Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi bằng cách tiêm glucagôn.
-
Câu 19:
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan.
-
Câu 20:
Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoá huyết áp.
B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.
D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
-
Câu 21:
Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu bao gồm các cơ chế điều hòa hấp thụ nước
A. Và Na+ ở thận
B. Ở gan và Na+ ở gan
C. Ở gan và Na+ ở thận
D. Ở thận và Na+ ở gan
-
Câu 22:
Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế
A. điều hòa đường huyết
B. điều hòa thân nhiệt
C. điều hòa áp suất thẩm thấu
D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
-
Câu 23:
Trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu, vùng dưới đồi
A. là bộ phận điều khiển.
B. vừa là bộ phận tiếp nhận, vừa là bộ phận điều khiển.
C. vừa là bộ phận điều khiển, vừa là bộ phận thực hiện.
D. chỉ là bộ phận thực hiện.
-
Câu 24:
Trong cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, bộ phận nào sau đây đóng vai trò điều khiển?
A. Thận
B. Hệ thần kinh
C. Gan
D. Tuyến tụy
-
Câu 25:
Hoàn thiện sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
A. Kích thích → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện.
B. Bộ phận tiếp nhận → Kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện.
C. Kích thích → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển.
D. Kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận thực hiện.
-
Câu 26:
Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết là
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.
-
Câu 27:
Những hệ cơ quan nào tham gia thực hiện chức năng trao đổi chất?
A. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết
B. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ vận động và hệ bài tiết
C. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết và hệ bài tiết
D. Hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ nội tiết
-
Câu 28:
Loại hoocmon nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ đường huyết?
A. Tirôxin.
B. Ostrogen.
C. Insulin.
D. Testoteron.
-
Câu 29:
Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu nào?
A. Áp suất thẩm thấu và huyết áp
B. Chất vô cơ và chất hữu cơ trong huyết tương
C. Tỉ lệ Ca : K có trong huyết t ương
D. Độ pH và lượng protein có trong huyết tương
-
Câu 30:
Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucozơ trong máu?
A. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu thấp
B. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cao
C. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng cao
D. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucozơ trong máu cũng thấp
-
Câu 31:
Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi?
(1) tụy
(2) gan
(3) thận
(4) lá lách
(5) phổi
Phương án trả lời đúng là
A. (1) và (4)
B. (1) và (3)
C. (1) và (2)
D. (1), (2) và (3)
-
Câu 32:
Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế?
A. điều hòa huyết áp
B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
C. điều hòa áp suất thẩm thấu
D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
-
Câu 33:
Trật tự đúng về cơ chế hấp thụ nước là?
A. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
B. áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi → tuyến yên → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi
C. áp suất thẩm thấu tăng → tuyến yên → vùng dưới đồi → ADH tăng → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
D. áp suất thẩm thấu tăng → vùng dưới đồi → ADH tăng → tuyến yên → thận hấp thụ nước trả về máu → áp suất thẩm thấu bình thường → vùng dưới đồi
-
Câu 34:
Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?
(1) dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh
(2) dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
(3) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ
(4) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ glucozơ trong máu giảm.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Cho các hoocmôn sau:
(1) anđôstêrôn
(2) ADH
(3) glucagôn
(4) insulin
(5) rênin
Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+ là?
A. huyết áo giảm làm Na+ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
B. huyết áo giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
C. huyết áo giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
D. huyết áo giảm làm Na+ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
-
Câu 37:
Hooc-môn glucagon có vai trò:
A. Tác động lên thành mạch máu, chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ.
B. Tác động lên gan, phân giải Glycôgen thành Glucôzơ đưa vào máu
C. Tác động lên tế bào, làm giảm ôxi hóa Glucôzơ ở tế bào.
D. Tác động lên gan, chuyển Glucôzơ thành Glycôgen dự trữ.
-
Câu 38:
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là
A. Insulin trong cơ thể bị thiếu hoặc giảm tác động
B. Cơ thể thừa insulin
C. Chế độ ăn thiếu muối
D. Chế độ ăn nhiều muối
-
Câu 39:
Có bao nhiêu ý sau đây đúng về bơm Na - K?
(1) Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào.
(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.
(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.
(4) Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp.
(5) Bơm Na - K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện.
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Khắng định nào sau đây minh hoạ tốt nhất cân bằng nội mô:
A. Hầu hết người trưởng thành cao 1,5m đến 1,8m.
B. Phổi và ruột non đều có diện tích bề mặt trao đổi rộng
C. Khi nồng độ muối của máu tăng lên, thận phải thải ra nhiêu muối hơn.
D. Mọi tế bào của cơ thể có cùng một kích cỡ giống nhau
-
Câu 41:
Mọi tế bào trong cơ thể người đều tiếp xúc với môi trường trong chứa
A. máu.
B. mô liên kết.
C. dịch gian bào.
D. chất nền.
-
Câu 42:
Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích
-
Câu 43:
Liên hệ ngược xảy ra khi
A. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
C. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong
D. Điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
-
Câu 44:
Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. Tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. Gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. Gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. Tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
-
Câu 45:
Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn
-
Câu 46:
Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
- (1) Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
- (2) Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
- (3) Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
- (4) Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể
Phương án trả lời đúng là
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2) và (4)
-
Câu 47:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ thể
D. Cơ quan
-
Câu 48:
Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là:
A. Huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu
B. Huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu
C. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu
D. Huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường
-
Câu 49:
Khi ăn quá mặn, cơ thể sẽ có mấy hoạt động điều tiết trong số các hoạt động dưới đây:
I. Tăng tái hấp thu nước ở ông thận,
II. Tăng lượng nước tiểu bài xuất.
III. Tăng tiết hoocmôn ADH ở thùy sau tuyến yên.
IV. Co động mạch thận.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 50:
Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ?
1. Tuyến tụy tiết insulin
2. Tuyến tụy tiết glucagon
3. Gan biến đổi glucose thành glicogen
4. Gan biến đổi glicogen thành glucose
5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
A. 2, 4, 5
B. 1, 3, 5
C. 1, 4, 5
D. 2, 3, 5