Trắc nghiệm Amino axit Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho 7,3 gam lysin và 15 Gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 32,25
B. 55,6
C. 53,775
D. 61
-
Câu 2:
Glycin là tên gọi của chất nào sau đây :
A. H2NCH2COOH
B. CH3CH2NH2
C. H2NCH2CH2COOH
D. H2NCH(CH3)COOH
-
Câu 3:
Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 7 và 1,0.
B. 8 và 1,5.
C. 8 và 1,0.
D. 7 và 1,5.
-
Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm một số aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 tạo ra 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Giá trị của m là
A. 9,56
B. 9,65
C. 6,59
D. 5,69
-
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn 15,4 gam chất A cần vừa đủ 61,6 lít không khí (20% \({{V}_{{{O}_{2}}}}\), 80%\({{V}_{{{N}_{2}}}}\)) thu được 17,6 gam CO2; 12,6 gam H2O và 51,52 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Biết A có CTPT trùng với CTĐGN. CTPT của A là?
A. C3H7O2N
B. C2H7O2N
C. C3H9O2N
D. C4H9O2N
-
Câu 6:
Chất A có thành phân % các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,45%, 7,86%, 15,73% còn lại là oxi. Khối lượng mol phân tử của A < 100 gam/mol. A tác dụng được với NaOH và với HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. CTCT của A là
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. H2N-(CH2)2-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. H2N-(CH2)3-COOH
-
Câu 7:
Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. NH2CH2COOH
B. H2NC3H6COOH
C. H2NC2H4COOH
D. H2NC4H8COOH
-
Câu 8:
Aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl, trong đó phần trăm khối lượng của N là 13,592%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 9:
Chất nào sau đây ở dạng mạch hở trong phân tử có chứa nhóm –CHO?
A. Saccarozo
B. Xenlulozo
C. Fructozo
D. Mantozo
-
Câu 10:
Chất sau đây được gọi là đường mạch nha
A. Glucozo
B. Mantozo
C. Saccarozo
D. Fructozo
-
Câu 11:
Cho các tính chất sau:
(1) Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được kết tủa Ag.
(2) Hòa tan kết tủa Cu(OH)2/OH- tạo dung dịch màu xanh lam.
(3) Tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng thu được kết tủa đỏ gạch.
(4) Không làm mất màu dung dịch Br2.
(5) Thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng thu được 2 loại monosaccarit.
Số tính chất hóa học của mantozo là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 12:
Cho chất: glixerol, glucozo, ancol etylic, mantozo, saccarozo, axit axetic. Số chất có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về gluxit:
(1) Khác với glucozơ (chứa nhóm anđehit), fructozơ (chứa nhóm xeton) không cho phản ứng tráng bạc.
(2) Phân tử saccarozơ gồm gốc α - glucozơ liên kết với gốc β - fructozơ nên cũng cho phản ứng bạc như glucozơ.
(3) Tinh bột chứa nhiều nhóm –OH nên tan nhiều trong nước.
Phát biểu nào không đúng?
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3).
C. (1).
D. (1), (2).
-
Câu 14:
Cho cacbohiđrat: mantozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Có bao nhiêu chất trong dãy đã cho vừa có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, vừa có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 15:
Cacbonhidrat Z tham gia chuyển hóa:Z \(\xrightarrow{Cu{{(OH)}_{2}}/O{{H}^{-}}}\) dung dịch xanh lam \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) kết tủa đỏ gạchVậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Saccarozơ
B. Glucozơ
C. Mantozơ
D. Fructozơ
-
Câu 16:
Đun nóng 0,2 mol gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là?
A. 1,24.
B. 1,48.
C. 1,68.
D. 1,92.
-
Câu 17:
Thủy phân 51,3 gam mantozơ trong H+ với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là?
A. 58,82.
B. 58,32.
C. 32,40.
D. 51,84.
-
Câu 18:
Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của saccarozơ trên là?
A. 1%.
B. 99%.
C. 90%.
D. 10%.
-
Câu 19:
Cho axit glutamic cho tiếp xúc lần lượt với các chất sau: Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, CaCO3, Cu(OH)2, Mg, CuO, CH3OH/HCl, H2N-CH2-COOH, Cu. Số chất phản ứng với axit glutamic là bao nhiêu?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 20:
X là α-aminoaxit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với axit HCl (dư), được 12,55 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là gì?
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH.
-
Câu 21:
Cho m gam axit glutamic tác dụng với HCl dư thu được 1,5m-2,96 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 11,76 gam
B. 7,35 gam
C. 13,13 gam
D. 8,82 gam
-
Câu 22:
Cho 9 gam 1 amino axit X chứa 1 nhóm –COOH tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. X là gì
A. glyxin
B. alanin
C. valin
D. Phenylalanin
-
Câu 23:
Trung hòa 200 ml amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là?
A. H2NCH2CH2COOH.
B. H2NCH(COOH)2.
C. (H2N)2CHCOOH.
D. H2NCH2CH(COOH)2.
-
Câu 24:
Cho m gam X gồm lysin và valin tác dụng với HCl dư được (m+23,725) gam muối khan. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa (m+9,9) gam muối. Giá trị của m là?
A. 52,60
B. 65,75
C. 58,45
D. 59,90
-
Câu 25:
1 mol α - aminoaxit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. Công thức cấu tạo của X là gì?
A. CH3CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. H2NCH2COOH
D. H2NCH2CH(NH2)COOH
-
Câu 26:
Cho 21 gam gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được dung dịch X chứa 27,6 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là gì?
A. 44,65
B. 53,10
C. 33,50
D. 52,8
-
Câu 27:
Cho 50,15 gam X gồm glyxin, alanin, valin, axit glutamic tác dụng đủ với 450 ml gồm (NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,25M). Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68 gam
B. 69 gam
C. 70 gam
D. 72 gam
-
Câu 28:
Cho X gồm lysin và axit glutamic tác dụng với HCl (vừa đủ) được 5,12 gam muối. Cũng lượng X trên, khi tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 4,99 gam muối. Phần trăm khối lượng lysin có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
A. 39,84%
B. 40,16%
C. 60,16%
D. 59,84%
-
Câu 29:
Cho 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml HCl 2M được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong A cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 aminoaxit là bao nhiêu?
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
-
Câu 30:
Cho m gam axit glutamic vào 200 ml dd NaOH 1M, thu được dung dịch X chứa 16,88 gam chất tan. X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 300
B. 240
C. 280
D. 320
-
Câu 31:
Lấy 0,3 mol X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml HCl 1M được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 61,9 gam
B. 28,8 gam
C. 31,8 gam
D. 55,2 gam
-
Câu 32:
B là một α - aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Cho 16,2 gam B vào 600 ml dung dịch HCl 0,6M thu được dung dịch C. Để phản ứng hết với các chất trong C thì cần vừa đủ 540 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của B là?
A. Alanin
B. Valin
C. Lysin
D. Glyxin
-
Câu 33:
Amino axit X với công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là bao nhiêu?
A. 10,526%
B. 10,687%
C. 11,966%
D. 9,524%
-
Câu 34:
Hỗn hợp A chứa axit cacboxylic đa chức X và amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở, có cùng số nguyên tử C và cùng số nhóm chức –COOH; nX < nY). Lấy 0,2 mol A cho vào 500 ml dung dịch NaOH 1M (dư) thì thu được dung dịch B, chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,31 mol HCl.
- Phần 2: cô cạn dung dịch thu được 17,7 gam chất rắn
.Xác định % về khối lượng của X trong hỗn hợp A?
A. 36,81%
B. 55,22%
C. 42,12%
D. 40%
-
Câu 35:
Cho m gam X gồm 2 amino axit A và B (MA < MB) có tổng số mol là 0,05 mol, chỉ chứa tối đa 2 nhóm –COOH (cho mỗi axit). Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với 56 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng phải dùng 6 ml dung dịch NaOH 1M để trung hòa hết H2SO4 dư. Nếu lấy ½ hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 25 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,26 gam muối. Thành phần % khối lượng của amino axit B trong m gam hỗn hợp X là?
A. 78,91%.
B. 67,11%.
C. 21,09%.
D. 32,89%.
-
Câu 36:
Chia X gồm glyxin và một số axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O, N2 và 10,6 gam Na2CO3. Cho toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 20,54 gam so với ban đầu. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi N2 không bị nước hấp thụ. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là?
A. 25,73%
B. 24,00%
C. 25,30%
D. 22,97%
-
Câu 37:
Cho các dung dịch các hợp chất sau:
NH2-CH2-COOH (1)
ClH3N-CH2-COOH (2)
NH2-CH2-COONa (3)
NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4)
HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5).
Các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là?
A. (1), (3).
B. (3), (4).
C. (2), (5).
D. (1), (4).
-
Câu 38:
Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,6
B. 53,75
C. 61
D. 32,25
-
Câu 39:
Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch X chứa 14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,6M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Z chứa 23,23 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?
A. 11,76
B. 10,29
C. 8,82
D. 7,35
-
Câu 40:
Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitơ trong X là
A. 11,966%
B. 10,687%
C. 9,524%
D. 10,526%
-
Câu 41:
Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.Vậy công thức của X là
A. \({H_2}NCH\left( {C{H_3}} \right)COOH\)
B. \({H_2}NC{H_2}C{H_2}COOH\)
C. \({\left( {{H_2}N} \right)_2}CHCOOH\)
D. \(C{H_3}C{H_2}CH\left( {N{H_2}} \right)COOH\)
-
Câu 42:
Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 48,875
B. 53,125
C. 45,075
D. 57,625
-
Câu 43:
Cho 45 gamH2N-CH2-COOH vào dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 111,5
B. 84,5
C. 102
D. 103,5
-
Câu 44:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,5
B. 0,65
C. 0,55
D. 0,7
-
Câu 45:
Amino axit X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dd NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Vậy công thức của X là:
A. \({H_2}N - {C_2}{H_4} - COOH\)
B. \({H_2}N - C{H_2} - COOH\)
C. \({H_2}N - {C_3}{H_6} - COOH\)
D. \({H_2}N - {C_4}{H_8} - COOH\)
-
Câu 46:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụngvới dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:
A. 13,8
B. 12
C. 13,1
D. 16
-
Câu 47:
Aminoaxit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 9
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 48:
Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là
A. \({H_2}N - {C_2}{H_4} - COOH\)
B. \({H_2}N - {C_3}{H_6} - COOH\)
C. \({H_2}N - C{H_2} - COOH\)
D. \({H_2}N - {C_3}{H_4} - COOH\)
-
Câu 49:
Cho 0,02 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của A là
A. 134
B. 146
C. 147
D. 157
-
Câu 50:
Trung hoà 1 mol αα-amino axit X cần dùng 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,29% về khối lượng. CTCT của X là:
A. \({H_2}N - C{H_2} - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH\)
B. \({H_2}N - C{H_2} - COOH\)
C. \(C{H_3} - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH\)
D. \({H_2}N - C{H_2} - C{H_2} - COOH\)