Trắc nghiệm Amino axit Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Tính khối lượng hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng) dùng để tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, biết sau phản ứng, thu được 12,24 gam muối?
A. 7,2.
B. 8,4.
C. 9,6.
D. 10,8.
-
Câu 2:
Xác định A biết chất A có phần trăm các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73% còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100 gam/mol. A vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
A. H2N-(CH2)3-COOH.
B. H2N-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-(CH2)2-COOH
-
Câu 3:
Tính m biết cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m+13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 39,60.
B. 41,06.
C. 33,75.
D. 32,25
-
Câu 4:
Dùng 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2CH2COOH cho vào 400 ml dung dịch HCl 1M thì thu đựơc dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 55,2 gam
B. 69,1 gam
C. 28,8 gam
D. 61,9 gam
-
Câu 5:
Xác định số H có trong phân tử X biết cho dung dịch chứa 0,1 mol amino axit X tác dụng với vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 30,05 gam muối khan.
A. 8
B. 7
C. 5
D. 9
-
Câu 6:
Tính %N trong Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2 biết cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối.
A. 11,966%.
B. 10,687%.
C. 9,524%.
D. 10,526%.
-
Câu 7:
Tính V khí oxi cần dùng biết khi cho hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val và Glu. Để tác dụng hết với 0,2 mol X cần 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 1M và KOH 1,4M. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 56,88 gam.
A. 25,760
B. 22,848
C. 26,432
D. 25,536
-
Câu 8:
Xác định công thức X biết cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.
A. H2NCH(CH3)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. (H2N)2CHCOOH
D. CH3CH2CH(NH2)COOH
-
Câu 9:
Tình khối lượng muối khan thu được sau phản ứng khi cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl?
A. 48,875
B. 53,125
C. 45,075
D. 57,625
-
Câu 10:
Tính khối lượng m hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin biết khi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 20,805) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 26,22) gam muối.
A. 41,06.
B. 33,75.
C. 61,59.
D. 39,60.
-
Câu 11:
Tính khối lượng m biết, cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan.
A. 41,60.
B. 35,30.
C. 38,45.
D. 32,65.
-
Câu 12:
Tính phần trăm khối lượng của nitơ trong X biết aminoaxit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối?
A. 9,52%.
B. 11,97%.
C. 10,53%.
D. 12,69%.
-
Câu 13:
Xác định a biết đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và a mol CO2 . Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch?
A. 3,1
B. 2,8
C. 3,0
D. 2,7
-
Câu 14:
Xác định phần trăm khối lượng của H trong phân tử X biết cho 4,45 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 5,55 gam muối?
A. 10,11%.
B. 5,62%.
C. 7,87%.
D. 15,73%
-
Câu 15:
Lấy 0,2 mol hỗn hợp X gồm (H2N)2C5H9COOH và H2NCH2COOH cho vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,025
B. 38,175
C. 41,825
D. 30,875
-
Câu 16:
Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
A. 61,0.
B. 48,4.
C. 46,2.
D. 50,2.
-
Câu 17:
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2NCH2COOH (glyxin) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 43,5.
B. 48,3.
C. 61,5.
D. 51,9.
-
Câu 18:
X là một a-amino axit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 23,4g X tác dụng với HCl thì thu được 30,7g muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH
B. H2NCH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH
D. CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH
-
Câu 19:
X là một a-amino axit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 23,4g X tác dụng với HCl thì thu được 30,7g muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH
B. H2NCH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH
D. CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH
-
Câu 20:
Cho hỗn hợp gồm 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600.
B. 33,250.
C. 53,775.
D. 61,000.
-
Câu 21:
Cho 0,2 mol α - amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là
A. 89.
B. 75.
C. 117.
D. 146.
-
Câu 22:
Một α-aminoaxit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 13,35 gam X tác dụng hết với HCl dư, thu được 18,825 gam muối. Chất X là
A. glyxin.
B. alanin.
C. valin.
D. axit glutamic.
-
Câu 23:
Cho 0,45 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 275 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
A. 1,45
B. 1,00
C. 0,65
D. 0,70
-
Câu 24:
Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,5
B. 40,6
C. 48,6
D. 40,2
-
Câu 25:
Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 53,95
B. 22,60
C. 44,95
D. 22,36
-
Câu 26:
Cho a mol lysin tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng vừa đủ với các chất trong X cần tới 300 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của a là
A. 0,25
B. 0,2
C. 0,15
D. 0,1
-
Câu 27:
Cho 7,3 gam lysin và 15 Gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 32,250
B. 55,600
C. 53,775
D. 61,000
-
Câu 28:
Giá trị của m là bao nhiêu biết hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 15,399 gam muối.
A. 13,8.
B. 12,0.
C. 13,1.
D. 16,0.
-
Câu 29:
Cho 7,78 gam hỗn hợp X chứa Glyxin và Alanin vào 200ml dung dịch KOH 0,4M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 10,82.
B. 10,18.
C. 11,04
D. 12,62.
-
Câu 30:
Cho m gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 5,02 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 3,56.
B. 35,6.
C. 30,0.
D. 3,00
-
Câu 31:
Cho 15 gam glyxin vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 29,6 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 0,4.
B. 0,2.
C. 0,6.
D. 0,3.
-
Câu 32:
Cho 17,64g axit glutamic (NH2C3H5(COOH)2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 20,28
B. 22,92
C. 22,20
D. 26,76
-
Câu 33:
Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 30g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8g muối khan. Công thức của X là gì?
A. H2NC2H4COOH
B. H2NCH2COOH
C. H2NC4H8COOH
D. H2NC3H6COOH
-
Câu 34:
Cho 6,675 gam một amino axit X (phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 8,633 gam muối. Phân tử khối của X bằng?
A. 117.
B. 89.
C. 97.
D. 75.
-
Câu 35:
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vòa dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,65.
B. 0,55.
C. 0,50
D. 0,70.
-
Câu 36:
Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,025.
B. 0,020.
C. 0,012.
D. 0,015.
-
Câu 37:
Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 9,9 gam.
B. 9,8 gam.
C. 7,9 gam.
D. 9,7 gam.
-
Câu 38:
X là một hợp chất hữu cơ có dạng: (H2N)xCnHm(COOH)y . Biết rằng 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch HCl 1M thu được 38,2 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 6
B. 9
C. 7
D. 8
-
Câu 39:
1 mol -aminoaxit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo muối Y có hàm lượng Clo là 28,287%. CTPT của X là gì?
A. CH3CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. H2NCH2COOH
D. H2NCH2CH(NH2)COOH
-
Câu 40:
Cho 0,1 mol alanin phản ứng đủ với 100ml dung dịch HCl 1,5M thu được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dich NaOH thu được dung dịch B, làm bay hơi dung dịch B thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 18 gam
B. 19 gam
C. 20 gam
D. 19,875 gam
-
Câu 41:
Amino axit X trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là:
A. H2N-[CH2]3-COOH
B. H2N-[CH2]2-COOH
C. H2N-[CH2]4-COOH
D. H2N-CH2-COOH
-
Câu 42:
Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 17,9
B. 9,2
C. 16,6
D. 19,4
-
Câu 43:
Để trung hoà hoàn toàn 14,7 gam axit glutamic cần vừa đủ 200ml dung dịch KOH xM. Giá trị của x là bao nhiêu?
A. 1M.
B. 2M.
C. 3M.
D. 4M
-
Câu 44:
Cho 29,4 gam axit glutamic và 15 gam Glyxin tác dụng hết với V lít NaOH 2M. Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 300
B. 0,3
C. 0,2
D. 200
-
Câu 45:
Cho 0,1 mol một α – aminoaxit A dạng H2NRCOOH phản ứng hết với HCl tạo thành 12,55 gam muối. A có tên gọi là gì?
A. Phenyl amin.
B. Glyxin.
C. Alanin.
D. Vali
-
Câu 46:
X là α-aminoaxit chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 12,55 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH3CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH
-
Câu 47:
Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. (H2N)2-C4H7-COOH.
B. H2N-C3H6COOH.
C. H2N-C3H5(COOH)2.
D. H2N- C2H4COOH
-
Câu 48:
Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là:
A. H2NCH2CH2COOH.
B. H2NCH(COOH)2.
C. (H2N)2CHCOOH.
D. H2NCH2CH(COOH)2.
-
Câu 49:
Cho 0,03 mol Glyxin (H2N-CH2-COOH) phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 3,42
B. 3,39
C. 2,94
D. 2,91
-
Câu 50:
Hợp chất X là một α – amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn dụng dịch thu được 2,19 gam muối. Phân tử khối của X là
A. 147.
B. 146.
C. 187.
D. 174