Trắc nghiệm Amino axit Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho 15 gam H2NCH2COOH phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 200
B. 300
C. 100
D. 150
-
Câu 2:
Cho 1,335g một a-amino axit tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,8825g muối. Công thức của X là gì?
A. H2NCH2COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH
D. CH3CH2CH(NH2)COOH
-
Câu 3:
X là 1 -aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là gì?
A. axit aminoaxetic
B. axit -aminopropionic
C. axit -aminobutiric
D. axit -aminoglutamic
-
Câu 4:
Khối lượng muối khan thu được khi cho 14,7 gam axit glutamic tác dụng đủ với dung dịch KOH?
A. 22,3 gam
B. 20 gam
C. 2,23 gam
D. 12 gam
-
Câu 5:
Cho m gam Alanin tác dụng đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được 25,1 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 17,8 gam
B. 18,7 gam
C. 17 gam
D. 18 gam
-
Câu 6:
Cho 0,2 mol lysin tác dụng đủ với V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,3
D. 0,1
-
Câu 7:
Cho 9 gam một aminoaxit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là:
A. Phenylalanin.
B. Alanin
C. Valin
D. Glixin
-
Câu 8:
X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là
A. (C6H10O5)n.
B. C6H5NH2.
C. H2N-CH2-COOH.
D. CH3NH2.
-
Câu 9:
Cho alanin tác dụng với NaOH, thu được muối X. Công thức của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B. ClH3N-CH(CH3)-COONa.
C. H2N-CH(CH3)-COONa.
D. ClH3N-CH(CH3)-COOH.
-
Câu 10:
Lysin có công thức nào sau đây?
A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.
B. H2N-CH2-COOH.
C. CH3-CH(NH2)-COOH.
D. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.
-
Câu 11:
Axit glutamic không phản ứng với dung dịch chất nào?
A. KOH.
B. NaOH.
C. HCl.
D. KCl.
-
Câu 12:
Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaOH
B. HCl
C. NaCl
D. C2H5OH
-
Câu 13:
Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với
A. NaCl, HCl.
B. HCl, NaOH.
C. NaOH, NH3.
D. HNO3, CH3COOH.
-
Câu 14:
a-amino axit là amino axit có nhóm amin gắn với cacbon ở vị trí số
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 15:
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH ?
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic.
B. Valin.
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic
D. Axit α-aminoisovaleric
-
Câu 16:
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH?
A. Axit 1,5-điaminohexanoic.
B. Axit 2,6- điaminohexanoic.
C. Axit α, ε-điaminocaproic.
D. Lysin.
-
Câu 17:
Amino axit nào sau đây trong phân tử có số nhóm -NH2 lớn hơn số nhóm -COOH?
A. Axit glutamic
B. Glyxin
C. Lysin
D. Alanin
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amino axit?
A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt
B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức
C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là b-amino axit
D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng
-
Câu 19:
Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là
A. 18,67%.
B. 15,73%.
C. 13,59%.
D. 11,97%.
-
Câu 20:
Phát biểu nào về amino axit không đúng?
A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO–
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin.
-
Câu 21:
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3-CH(NH2)-COOH
A. Axit 2-aminopropanoic.
B. Axit α-aminopropionic.
C. Anilin.
D. Alanin.
-
Câu 22:
Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. H2NCH2COOH
B. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
D. CH3COOH
-
Câu 23:
Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
A. CH3COOH
B. CH3NH2
C. CH3COONa
D. H2NCH2COOH
-
Câu 24:
Amino axit nào sau đây có hai nhóm cacboxyl (-COOH)?
A. lysin.
B. alanin.
C. axit glutamic.
D. valin.
-
Câu 25:
Hợp chất nào dưới đây thuộc loại aminoaxit?
A. C2H5NH2.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOONH4.
-
Câu 26:
Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. CH3COOH.
B. HOOCC3H5(NH2)COOH.
C. HOCH2COOH.
D. H2NCH2COOH.
-
Câu 27:
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 28:
Dung dịch của chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.
B. C2H5NH2.
C. H2N-CH(CH3)COOH.
D. HOOC-CH2-CH(NH2)COOH
-
Câu 29:
Chất nào sau đây thuộc loại α – amino axit?
A. H2NCH(CH3)NH2.
B. H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH.
D. HOOCCH(CH3)COOH.
-
Câu 30:
Dung dịch trong nước của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Lysin.
B. Metylamin.
C. Axit glutamic.
D. Valin.
-
Câu 31:
Anilin và alanin đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl.
B. nước brom.
C. KOH.
D. NaHCO3.
-
Câu 32:
Aminoaxit nào sau đây phản ứng với HCl trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2?
A. Axit glutamic.
B. Lysin.
C. Valin.
D. Alanin
-
Câu 33:
Aminoaxit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là
A. m = 2n.
B. m = 2n+3.
C. m = 2n+1.
D. m = 2n+2
-
Câu 34:
Nhúng quỳ tím vào dung dịch alanin, quỳ tím….(1)….; nhúng quỳ tím vào dung dịch lysin, quỳ tím…..(2)…; nhúng quỳ tím vào dung dịch axit glutamic, quỳ tím…(3)….Vậy (1), (2), (3) tương ứng là:
A. (1)- chuyển sang đỏ; (2)- chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ.
B. (1)- không đổi màu; (2)- chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ.
C. (1)- chuyển sang xanh; (2)- chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ.
D. (1)- không đổi màu; (2)- chuyển sang đỏ; (3)- chuyển sang xanh.
-
Câu 35:
Chất nào sau đây vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với HCl
A. C2H5OH
B. CuSO4
C. HCOOH
D. NH2CH2COOH
-
Câu 36:
Dung dịch (dung môi nước) chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Alain.
B. Lysin.
C. Glyxin.
D. Valin.
-
Câu 37:
α-amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là
A. Lysin.
B. Valin.
C. Analin.
D. Glyxin.
-
Câu 38:
Khi cho H2NCH2-COOCH3 tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ X. chất X là:
A. Ancol etylic
B. Etylamin
C. Ancol metylic
D. Metylamin
-
Câu 39:
Dãy chỉ chứa những amino axit và dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là?
A. Gly, Val, Ala.
B. Gly, Ala, Glu.
C. Gly, Gla, Lys.
D. Val, Lys, Ala.
-
Câu 40:
Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit a-aminopropionic là?
A. 11
B. 13
C. 12
D. 10
-
Câu 41:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+ – CH2 – COO- .
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin
-
Câu 42:
Ở điều kiện thường, các amino axit đều là chất gì?
A. Đều là chất khí
B. Đều là chất rắn
C. Đều là chất lỏng
D. Không xác định
-
Câu 43:
Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với công thức: CH3CH(NH2)COOH?
A. Axit 2-aminopropanic
B. Anilin
C. Axit - aminopropionic
D. Alanin
-
Câu 44:
Công thức cấu tạo của lysin:
A. NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH
B. CH3-CH(NH2)CH2-COOH
C. HOOC-CH2-CH(NH2)CH2-COOH
D. CH3CH(NH2)COOH
-
Câu 45:
Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng?
A. Tất cả đều là chất rắn
B. Tất cả đều là tinh thể màu trắng
C. Tất cả đều dễ tan trong nước
D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao
-
Câu 46:
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino
B. chỉ chứa nhóm amino
C. chỉ chứa nhóm cacbonyl
D. chỉ chứa N hoặc C
-
Câu 47:
Tên của amino axit H2N-CH2-COOH là:
A. Alanin
B. Valin.
C. Lysin.
D. Glyxin.