Trắc nghiệm Amin Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Để trung hòa 4,5 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.
B. C2H5N.
C. CH5N.
D. C3H9N.
-
Câu 2:
Cho 4,5 gam một amin đơn chức X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Xác định công thức phân tử của X là
A. CH5N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C4H11N.
-
Câu 3:
Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. CH2(NH2)COOH.
B. CH3CH2OH.
C. CH3CH2NH2.
D. CH3COOCH3.
-
Câu 4:
Cho các phát biểu sau:
(a) Alanin làm quỳ tím hóa đỏ.
(b) Đipeptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(c) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị amino axit.
(d) Axit ε - amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6.
(e) C6H5-NH-CH3 là amin bậc 2.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 5:
Thực hiện thí nghiệm với các bước như sau:
- Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch HCl đặc đến dư vào ống nghiệm trên, lắc đều, sau đó để yên.
- Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng từ từ đến dư vào ống nghiệm đó, lắc đều, sau đó để yên.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan.
B. Kết thúc bước 2 thì không thấy có sự phân lớp chất lỏng.
C. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
D. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch đồng nhất trong suốt.
-
Câu 6:
X là một là α-amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là:
A. H2NCH(CH3)COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOCH3.
D. CH2=CH–COONH4.
-
Câu 7:
Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 8:
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N.
B. CH3NHCH3.
C. CH3NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
-
Câu 9:
Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 10:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic.
B. Alanin.
C. Glyxin.
D. Metylamin.
-
Câu 11:
Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng; phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,1 mol E cần vừa đủ 0,67 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,42 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 46,30%
B. 19,35%
C. 39,81%
D. 13,89%
-
Câu 12:
Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,14
B. 0,97
C. 1,13
D. 0,98
-
Câu 13:
Số nhóm amino (NH2) trong phân tử alanin là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 14:
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. etylamin.
B. glyxin.
C. axit glutamic.
D. alanin.
-
Câu 15:
Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R.
Chất
thuốc thử
M
N
P
Q
R
Quỳ tím
Đổi màu hồng
không đổi màu
đổi màu hồng
không đổi màu
khôi đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3, t0
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Ag↓
Ag↓
Không có kết tủa
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
≈ 3,88
≈ 6,48
≈ 3,37
≈7,00
≈ 7,82
Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là:
A. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic.
B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic.
C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic.
D. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin.
-
Câu 16:
X, Y, Z, T là một trong số những chất benzylamin, metylamin, anilin, metyl fomat. Kết quả nghiên cứu một số tính chất được thể hiện ở bảng dưới đây?
Mẫu thử
Nhiệt độ sôi (°C)
Thuốc thử
Hiện tượng
X
-6,3
Khí HCl
Khói trắng xuất hiện
Y
32,0
Dung dịch AgNO3/NH3
Kết tủa Ag trắng sáng
Z
184,1
Dung dịch Br2
Kết tủa trắng
T
185,0
Quỳ tím ẩm
Hóa xanh
Các chất X, Y, Z và T tương ứng là
A. Metylamin, metyl fomat, anilin và benzylamin.
B. Metyl fomat, metylamin, anilin và benzylamin.
C. Benzylamin, metyl fomat, anilin và benzylamin.
D. Metylamin, metyl fomat, benzylamin và anilin.
-
Câu 17:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
6,48
7,82
10,81
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Y là C6H5OH.
B. Z là CH3NH2.
C. T là C6H5NH2.
D. X là NH3.
-
Câu 18:
Để tách riêng biệt hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùng:
A. HCl
B. HCl, NaOH
C. NaOH, HCl
D. HNO2
-
Câu 19:
Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt 2 khí CH3NH2 và NH3?
A. Dựa vào mùi của khí
B. Thử bằng quỳ tím ẩm
C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2
D. Thử bằng HCl đặc
-
Câu 20:
Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách nào sau đây ?
A. ngửi mùi
B. tác dụng với giấm
C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.
D. thêm vài giọt dung dịch brom.
-
Câu 21:
Dùng nước Br2 không phân biệt được 2 chất trong cặp nào sau đây?
A. Anilin và amoniac.
B. Anilin và phenol.
C. Anilin và alylamin (CH2=CH–CH2–NH2).
D. Anilin và stiren.
-
Câu 22:
Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng cặp thuốc thử là
A. quì tím, dung dịch Br2.
B. dung dịch Br2, quì tím.
C. dung dịch NaOH, dung dịch Br2.
D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
-
Câu 23:
Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Nhận biết bằng mùi.
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4.
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.
D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.
-
Câu 24:
Để phân biệt etylamin với phenylamin, ta dùng
A. dung dịch HNO2.
B. dung dịch Br2
C. dung dịch H2SO4
D. dung dịch HCl.
-
Câu 25:
Nước brom không phân biệt được dung dịch anilin và dung dịch chất nào dưới đây?
A. stiren
B. etylamin
C. phenol
D. benzylamin
-
Câu 26:
Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dung dịch phenolphtalein.
B. dung dịch nước Br2.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl.
-
Câu 27:
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. metylamin, amoniac, natri axetat.
B. anilin, metylamin, amoniac.
C. amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
D. anilin, amoniac, natri hiđroxit.
-
Câu 28:
Cho các dung dịch sau: (1) etylamin; (2) đimetylamin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 29:
Chất nào sau đây là chất khí (ở điều kiện thường), tan nhiều trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh?
A. Phenol (C6H5OH).
B. Phenylamin (C6H5NH2).
C. Ancol etylic (C2H5OH).
D. Metylamin (CH3NH2).
-
Câu 30:
Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh ?
A. phenylamin
B. metylamin
C. axit axetic
D. phenol
-
Câu 31:
Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. C6H5NH2, CH3NH2.
B. C6H5OH, CH3NH2.
C. CH3NH2, NH3.
D. C6H5OH, NH3.
-
Câu 32:
Sục khí metylamin vào nước thu được dung dịch làm
A. quỳ tím không đổi màu
B. quỳ tím hóa xanh
C. phenolphtalein hóa xanh
D. phenolphtalein không đổi màu
-
Câu 33:
Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. C6H5NH2.
B. NH3.
C. CH3CH2NH2.
D. CH3NHCH2CH3.
-
Câu 34:
Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NH2
B. CH3NHCH3
C. NH3
D. C6H5NH2
-
Câu 35:
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch etylamin thì dung dịch chuyển thành:
A. màu hồng
B. màu đỏ
C. màu tím
D. màu xanh
-
Câu 36:
Cho các amin có cấu tạo sau:
Dung dịch amin nào các tính chất: (1) làm đổi màu phenolphtalein, (2) không tạo thành kết tủa trắng khi cho vào nước brom?
A. (3)
B. (1)
C. (4)
D. (2)
-
Câu 37:
Cho sơ đồ phản ứng: C6H5-NH2 + 3Br2 → (X) + 3HBr. (X) là chất kết tủa màu trắng. Tên gọi của (X) là
A. bromanilin
B. 2,4,6-tribromanilin
C. 1,3,5-tribromanilin
D. tribromanilin
-
Câu 38:
Chất nào sau đây không cho phản ứng thế với Br2 ?
A. stiren
B. anilin
C. phenol
D. 1,3-đihidroxibenzen
-
Câu 39:
Tiến hành các thí nghiệm cho từng chất sau đây tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ:
Số thí nghiệm tạo thành sản phẩm có phản ứng thế với nước brom là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 40:
Cho các amin có công thức sau:
Amin nào có tính chất hóa học khác anilin nhất?
A. (2)
B. (3)
C. (4)
D. (1)
-
Câu 41:
Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác?
A. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện khói trắng.
B. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
C. Nhỏ vài giọt nước brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.
D. Nhúng quì tím vào dung dịch etylamin thấy quì tím chuyển sang xanh.
-
Câu 42:
Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
B. lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
C. dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục.
D. lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp.
-
Câu 43:
Nhúng đũa thủy tinh vào dung dịch axit HCl đặc rồi đưa vào miệng bình chứa khí A thấy có "khói trắng" khí A là
A. etylamin
B. anilin
C. amoni clorua
D. hidroclorua
-
Câu 44:
Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol); C6H5NH2 (anilin); H2NCH2COOH; CH3CH2COOH; CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 45:
Hãy cho biết anilin và metylamin có tính chất chung nào sau đây?
A. Dung dịch đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
B. Đều tan tốt trong nước và tạo dung dịch có môi trường bazơ mạnh
C. Đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với nước Br2
D. Đều tạo muối amoni khi tác dụng với dung dịch HCl
-
Câu 46:
Cho vài giọt chất lỏng X tinh khiết vào ống nghiệm có sẵn 2 ml nước, lắc đều sau đó để yên một thời gian thấy xuất hiện chất lỏng phân thành hai lớp. Cho 1,0 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh thì thu được một dung dịch đồng nhất. Cho tiếp vài ml dung dịch NaOH vào lắc, sau đó để yên lại thấy xuất hiện chất lỏng phân thành hai lớp. X là
A. axetandehit
B. anilin
C. benzen
D. phenol lỏng
-
Câu 47:
Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?
A. Benzylamin
B. Anilin
C. Metylamin
D. Đimetylamin
-
Câu 48:
Cho từ từ metylamin vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng đến dư
A. không hiện tượng
B. tạo kết tủa không tan
C. tạo kết tủa sau đó tan ra
D. ban đầu không có hiện tượng sau một thời gian tạo kết tủa
-
Câu 49:
Khi cho vài giọt dung dịch metylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch chuyển màu xanh
B. có kết tủa nâu đỏ
C. có kết tủa trắng
D. dung dịch chuyển màu tím
-
Câu 50:
Ảnh hưởng của nhóm amin (–NH2) đến gốc phenyl (C6H5–) trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với
A. axit clohidric
B. nước
C. nước brom
D. axit axetic