Trắc nghiệm Amin Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho 4,41 gam một amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 gam muối. Mặt khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 g muối clorua. Công thức cấu tạo của X là:
A. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH
B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH
C. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
D. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH
-
Câu 2:
Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,21g
B. 25,21g
C. 29,69g
D. 24,39g
-
Câu 3:
Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là?
A. H2NC2H5COOH.
B. H2NC3H6COOH.
C. H2NCH2COOH.
D. H2NC4H8COOH.
-
Câu 4:
Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thì thu được 11,16 gam muối. X là
A. H2NCH(C2H5)COOH
B. H2NCH(CH3)COOH
C. H2NCH2CH2COOH
D. H2NCH2COOH
-
Câu 5:
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên trộn theo tỷ lệ số mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là
A. C2H7N, C3H9N, C4H11N
B. C3H9N, C4H11N, C2H7N,
C. C2H7N, C4H11N, C3H9N
D. C2H5N, C3H7N, C4H11N
-
Câu 6:
Amin X đơn chức. Cho 0,1 mol X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HCl, thu được 8,15 gam muối. %mC trong X có giá trị là:
A. 50,45%
B. 53,33%
C. 30,75%
D. 60,12%
-
Câu 7:
Cho 9,3 gam anilin tác dụng với brom dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33
B. 30
C. 43
D. 35
-
Câu 8:
Có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1 có công thức C4H11N
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Trong phân tử amin E (no, đơn chức, mạch hở) có tỉ lệ khối lượng mC : mH = 4 : 1. Số công thức cấu tạo là amin bậc một của E là
A. 2
B. 4
C. 4
D. 1
-
Câu 10:
. Số amin bậc một có công thức phân tử C4H11N là
A. 2
B. 5
C. 8
D. 4
-
Câu 11:
Cho các amin có công thức cấu tạo sau:
(1) CH3CH2NH2 (2) CH3NHCH3 (3) C6H5NH2
(4) CH3CH(NH2)CH2CH3 (5) (CH3)3N
Số amin bậc một là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 12:
Dãy nào sau đây chỉ gồm các amin bậc một?
A. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin.
B. Etylamin, benzylamin, isopropylamin.
C. Benzylamin, phenylamin, điphenylamin.
D. Metylamin, phenylamin, metylphenylamin.
-
Câu 13:
Amin nào sau đây là amin bậc một?
A. C6H5NH2.
B. CH3NHCH3.
C. CH3NHC2H5.
D. CH3NHC6H5.
-
Câu 14:
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N.
B. C2H5-NH2.
C. CH3-NH-C2H5.
D. CH3-NH-CH3.
-
Câu 15:
Amin nào sau đây là amin bậc một?
A. Trimetyl amin.
B. đimetyl amin.
C. Etyl metyl amin.
D. Metyl amin.
-
Câu 16:
Amin nào sau đây là amin bậc một?
A. CH3CH2-OH
B. NH2-CH2-COOH
C. CH3-NH-CH3
D. CH3CH2NH2
-
Câu 17:
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3CNH2.
B. CH3CH2OH.
C. (CH3)3N.
D. CH3CH2NHCH3
-
Câu 18:
Bậc của amin là:
A. bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm chức -NH2.
B. số nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ.
C. số nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
D. số gốc hiđrocacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ.
-
Câu 19:
Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng :
A. 15,05%
B. 12,96%
C. 18,67%
D. 15,73%
-
Câu 20:
Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử anilin (C6H5NH2) là
A. 83,72 %
B. 75,00 %
C. 78,26%
D. 77,42%
-
Câu 21:
Anilin có công thức phân tử là:
A. C3H7O2N
B. C2H5O2N
C. C7H9N
D. C6H7N
-
Câu 22:
Anilin có công thức hóa học là
A. C2H5NH2
B. CH3NH2
C. (CH3)2NH
D. C6H5NH2
-
Câu 23:
Số nguyên tử hidro có trong một phân tử anilin là
A. 5
B. 9
C. 7
D. 11
-
Câu 24:
Trong cây thuốc lá tự nhiên và khói thuốc lá chứa một amin rất độc, đó là nicotin với công thức cấu tạo như sau:
Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim, có khả năng gây sơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Số nguyên tử cacbon trong một phân tử nicotin là
A. 11
B. 9
C. 10
D. 8
-
Câu 25:
Nicotin là chất gây nghiện có nhiều trong cây thuốc lá. Khi phân tích thành phần khối lượng các nguyên tố của nicotin thấy có: 74,07% cacbon, 8,64% hiđro và 17,29% nitơ.
Biết phân tử nicotin có chứa 2 nguyên tử nitơ. Phân tử khối của nicotin là
A. 81
B. 162
C. 86
D. 172
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.
-
Câu 27:
Câu khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Nguyên tử N trong amin còn cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia vào liên kết hóa học.
B. Nguyên tử N trong amin còn cặp electron chưa tham gia vào liên kết hóa học.
C. Nguyên tử N trong amin ở trạng thái lai hóa sp2.
D. Nguyên tử N trong amin không còn electron riêng.
-
Câu 28:
Amin là các dẫn xuất của amoniac, trong đó 1, 2, hay 3 nguyên tử H của NH3 được thay thế bằng gốc ankyl hoặc aryl. Phát biểu về amin nào dưới đây là đúng?
A. Nhỏ anilin vào dung dịch brom xuất hiện kết tủa vàng.
B. Isopropyl amin là amin bậc 1.
C. Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
D. Etyl amin là chất lỏng ở điều kiện thường.
-
Câu 29:
Cho các nhận định sau: (1) ở điều kiện thường là chất khí, mùi khai, (2) dễ tan trong nước, (3) là amin bậc một, (4) thuộc dãy đồng đẳng amin no, đơn chức, mạch hở.
Số nhận định đúng với cả metylamin và etylamin là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Cho các amin có công thức như sau:
Amin nào không thuộc loại amin thơm?
A. (3)
B. (2)
C. (4)
D. (1)
-
Câu 31:
Chất nào sau đây là amin thơm?
A. Anilin.
B. Xiclohexylamin.
C. Alanin.
D. Trimetylamin.
-
Câu 32:
Amin nào sau đây có chứa vòng benzen?
A. Anilin.
B. Metylamin.
C. Etylamin.
D. Propylamin
-
Câu 33:
Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
A. Phenylamin.
B. Metylamin.
C. Propylamin.
D. Etylamin.
-
Câu 34:
Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở ?
A. CH3N.
B. CH4N.
C. CH5N.
D. C2H5N.
-
Câu 35:
Cho các chất:
1.CH3-NH2 2.CH3-NH-CH2-CH3 3.CH3-NH-CO-CH3 4.NH2-CH2-CH2-NH2
5. (CH3)2NC6H5 6. NH2-CO-NH2 7. CH3-CO-NH2 8. CH3-C6H4-NH2
Số chất là amin trong dãy trên là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 36:
Cho các chất sau: CH3NH2, CH3–CO–NH2, CH3–NH–CH3, (CH3)3N, CH3–NH–NH–CH3, C6H5NH2. Số amin trong dãy trên là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 37:
Cho các chất sau: C6H5NH2, CH3CONH2, (CH3)3N, CH3CN, CH2=CHNH2, CH3NH3+Cl-, CH3NO2, CH3COONH4, p-CH3C6H4NH2, (C6H5)2NH. Số chất là amin là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 38:
Cho các chất có cấu tạo sau: (1) CH3-CH2-NH2; (2) CH3-NH-CH3; (3) CH3-CO-NH2; (4) NH2-CO-NH2; 5) NH2-NH2-COOH; (6) C6H5-NH2; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5 - NH - CH3; (9) CH2=CHNH2. Có bao nhiêu chất là amin?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6