1200 câu trắc nghiệm Pháp luật đại cương
1200 câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/35 phút)
-
Câu 1:
Hoạt động nào sau đây thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân?
A. Hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án
B. Hoạt động xét xử kẻ phạm tội
C. Hoạt động điều tra xác định kẻ phạm tội
D. Cả ba hoạt động trên đều thuộc chức năng của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 2:
Câu nào sau đây đúng với quy định được ghi trong Điều 15 Hiến pháp Việt Nam 1992, đã được sửa đổi, bổ sung:
A. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theođịnh hướng XHCN…”
B. B. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…”
C. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh theo định hướng XHCN…”
D. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước theo định hướng XHCN…”.
-
Câu 3:
Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. Năm 1995, có hiệu lực từ 1/7/1996
B. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006
C. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006
D. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006
-
Câu 4:
Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân có quan hệ như thế nào?
A. Quốc hội và viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan độc lập, không có quan hệ gì với nhau
B. Viện kiểm sát nhân dân là do quốc hội thành lập, chịu sự giám sát của quốc hội, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải là đại biểu quốc hội
C. Quốc hội không thành lập viện kiểm sát nhân dân mà chỉ giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân
D. Quốc hội chỉ thành lập viện kiểm sát nhân dân chứ không giám sát hoạt động của viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo tính độc lập của viện kiểm sát nhân dân
-
Câu 6:
Sử dụng lại tình huống của câu 29, lỗi của người thợ sửa xe ở đây là:
A. Cố ý trực tiếp.
B. Cố ý gián tiếp.
C. Vô ý do cẩu thả
D. Vô ý vì quá tự tin.
-
Câu 7:
Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam cấm kết hôn giữa những người đồng giới.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai
-
Câu 9:
Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được:
A. Nhà nước Giéc – manh
B. Nhà nước Rôma
C. Nhà nước Aten
D. Các Nhà nước phương Đông
-
Câu 10:
Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Viện kiểm sát.
B. Ủy ban nhân dân các cấp.
C. Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tòa án.
-
Câu 11:
Chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thuộc ngành luật nào:
A. Ngành luật hành chính
B. Ngành luật hôn nhân và gia đình
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
-
Câu 12:
Tìm hiểu bản chất giai cấp của nhà nước là tìm hiểu yếu tố nào sau đây?
A. Nhà nước đó ra đời như thế nào?
B. Nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, do giai cấp nào tổ chức lên và phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp nào
C. Nhà nước thuộc kiểu nhà nước nào
D. Tất cả những nhận định trên đều đúng
-
Câu 13:
Các tòa án chuyên trách của hệ thống tòa án nước CHXHCN Việt Nam:
A. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động.
B. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế.
C. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, tòa hôn nhân gia đình.
D. Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa lao động, tòa kinh tế, hôn nhân gia đình, tòa hiến pháp
-
Câu 14:
Sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vủa công dân được hiểu như thế nào?
A. Là được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm
B. Là chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
C. Là trong mọi xử sự của công dân đều chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật
D. Cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 15:
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, tương ứng với mấy kiểu nhà nước:
A. 3 kiểu nhà nước
B. 4 kiểu nhà nước
C. 5 kiểu nhà nước
D. 6 kiểu nhà nước
-
Câu 16:
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là:
A. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương và phương pháp thoả thuận bình đẳng.
B. Phương pháp quyền uy, thể hiện quyền lực nhà nước.
C. Phương pháp thoả thuận bình đẳng.
D. Phương pháp quyền uy và phương pháp thoả thuận bình đẳng.
-
Câu 17:
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì?
A. Chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và chủ thể đó có đủ năng lực chủ thể
B. Chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh
C. Chỉ cần có sự kiện pháp lý
D. Phải có đủ cả ba điều kiện trên
-
Câu 18:
Điều 32 Luật lao động quy định: tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc là:
A. Ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó
B. Ít nhất phải bằng 50% mức lương cấp bậc của công việc đó
C. Ít nhất phải bằng 60% mức lương cấp bậc của công việc đó
D. Ít nhất phải bằng 40% mức lương cấp bậc của công việc đó
-
Câu 19:
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2012 đối với các bên tham gia ký hợp đồng lao động là:
A. 18% ( 15%-3%)
B. 20% (16% - 4%)
C. 24% (17% - 7%)
D. 26% (18% - 8%)
-
Câu 20:
Chỉ có các cơ quan nhà nước mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước?
A. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, được bảo đảm thực hiện bằng một Bộ máy cưỡng chế đặc thù
B. Nhà nước có chủ quyền quốc gia
C. Nhà nước phân chia dân cư căn cứ vào nghề nghiệp và địa vị xã hội của họ
D. Nhà nước ban hành các thứ thuế và tổ chức việc thu thuế ́ dưới hình thức bắt buộc
-
Câu 22:
Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A. Mêxicô
B. Thụy Sĩ
C. Séc
D. Cả A, B và C
-
Câu 23:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền quyết định việc chia, tách đơn vị hành chính cấp tỉnh:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Chủ tịch nước
D. Bộ Chính trị
-
Câu 24:
Theo quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, muốn tham gia bầu cử, ngoài các điều kiện khác, về độ tuổi được quy định:
A. Từ đủ 18 tuổi
B. Không quy định độ tuổi chung mà quy định theo các dân tộc khác nhau
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Không quy định về độ tuổi cụ thể mà quy định theo giới tính
-
Câu 25:
Người học sẽ được học lý thuyết và thực hành theo:
A. Tỷ lệ theo qui định.
B. Không theo tỷ lệ.
C. Tùy theo sự bố trí chương trình học tập của các trường.
D. Tùy theo năng lực học tập của học sinh ,sinh viên
-
Câu 26:
Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo Hiến pháp 1992 là:
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Chủ tịch nước.
D. Toà án nhân dân tối cao.
-
Câu 27:
Hình thức pháp luật chủ yếu được áp dụng ở Việt Nam là:
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Tập quán pháp
C. Án lệ pháp
D. Học lý
-
Câu 28:
Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013 và Luật tổ chức Tòa án thì Tòa án nhân dân có mấy cấp?
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
-
Câu 29:
Các quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ thì chế độ chính trị là phản dân chủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Hình phạt được quy định trong:
A. Luật hành chính
B. Luật hình sự
C. Luật Tố tụng hình sự
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Đâu không phải là ngành luật trong HTPL Việt Nam:
A. Ngành luật nhà nước (ngành luật hiến pháp)
B. Ngành luật hành chính
C. Ngành luật hình sự
D. Ngành luật môi trường
-
Câu 33:
Người dưới 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự một phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Nhà nước bóc lột dựa trên cơ sở kinh tế nào?
A. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội
B. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội
C. Chế độ công hữu và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội, tuỳ theo kiểu nhà nước đó là nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến hay nhà nước tư sản
D. Cả ba nhận định đều sai
-
Câu 35:
Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 36:
Khi nghiên cứu về các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
B. Một hành vi vi phạm pháp luật phải áp dụng nhiều loại trách nhiệm pháp lý.
C. Một hành vi vi phạm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất.
D. Một hành vi vi phạm pháp luật chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý một lần.
-
Câu 37:
Khi một bên vi phạm hợp đồng kinh tế sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Phạt theo qui định của pháp luật
B. Bồi thường thiệt hại nếu có.
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
-
Câu 38:
Cha, mẹ không được hưởng thừa kế của con nếu đã cho con làm con nuôi của người khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 39:
Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 40:
Hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?
A. Vi phạm điều lệ đoàn thanh niên cộng sản
B. Sử dụng trái phép chất ma túy
C. Gây mất trật tự trong phòng thi
D. Trộm tivi của người khác