500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Unessco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?
A. 2011
B. 2012
C. 2013
D. 2010
-
Câu 2:
Tín ngưỡng Thờ Mẫu gắn liền với loại hình nghệ thuật dân gian nào?
A. Hát xoan
B. Hát Chầu văn
C. Hát chèo
D. Đờn ca tài tử
-
Câu 3:
Điểm giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng là:
A. Có hệ thống kinh điển: kinh, luật, luân đồ sộ
B. Niềm tin với những thứ vô hình và có chức năng điều chỉnh xã hội
C. Có tổ chức chặt chẽ, được truyền dạy bằng giáo dục
D. Có giáo chủ, tín đồ, sinh hoạt tại giáo đường
-
Câu 4:
Vật Tổ của cư dân Việt là:
A. Rồng
B. Chim
C. Quả bầu
D. Tiên Rồng
-
Câu 5:
"Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười" thể hiện một đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt, đó là:
A. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
B. Trọng danh dự, sĩ diện
C. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
D. Thích thăm viếng, hiếu khách
-
Câu 6:
Thói sĩ diện và cơ chế tin đồn là mặt trái sinh ra từ đặc điểm giao tiếp... của người Việt.
A. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
B. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
C. Thích thăm viếng, hiếu khách
D. Trọng danh dự, sĩ diện
-
Câu 7:
"Vòng vo Tam Quốc" là một đặc điểm giao tiếp xét dưới góc độ:
A. Chủ thể giao tiếp
B. Công cụ giao tiếp
C. Cách thức giao tiếp
D. Đối tượng giao tiếp
-
Câu 8:
Hệ thống xưng hô của người Việt có các đặc điểm chính sau:
A. Chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng
B. Có số lượng phong phú và tính lịch sự cao
C. Chú trọng đến sự tế nhị và ý tứ trong giao tiếp
D. Có tính thân mật hóa, có tính cộng đồng hóa, có tính tôn ti
-
Câu 9:
Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là:
A. Sử dụng ngữ pháp ngữ nghĩa với cấu trúc động từ
B. Chặt chẽ, thiên về văn xuôi
C. Ước lệ, thiên về thơ ca, câu đối
D. Tính biểu trưng, biểu cảm, linh hoạt
-
Câu 10:
Sự phát triển của hệ thống từ đa nghĩa, từ láy, hư từ biểu cảm, cấu trúc "iếc hóa" thể thiện đặc trưng... của hệ thống ngôn từ Việt Nam.
A. Phong phú về số lượng từ
B. Giàu chất biểu cảm
C. Có tính biểu trưng cao
D. Có tính linh động, linh hoạt
-
Câu 11:
Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bức tranh Đám cưới chuột là:
A. Thủ pháp lược bỏ
B. Thủ pháp phóng to thu nhỏ
C. Thủ pháp hai góc nhìn
D. Thủ pháp nhìn xuyên vật thể
-
Câu 12:
"Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công phải chơi giống nhau", "Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ một cách chặt chẽ bài bản của tích diễn" là những nhận định thể hiện đặc trưng... của nghệ thuật thanh sắc.
A. Linh hoạt
B. Biểu cảm
C. Ước lệ
D. Biểu trưng
-
Câu 13:
Câu "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ" nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
D. Sự phù hợp của đôi trai gái.
-
Câu 14:
Lễ vấn danh hay chạm ngõ, dạm ngõ là một thủ tục của hôn nhân truyền thống được thực hiện để thỏa mãn:
A. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
B. Sự phù hợp của đôi trai gái
C. Quyền lợi của gia tộc
D. Quyền lợi của làng xã
-
Câu 15:
Phong tục tang ma truyền thống của người Việt chủ yếu dùng màu trắng vì:
A. Là màu của sự vui tươi vì theo quan niệm của người Việt chết là được về với ông bà tổ tiên, sống cuộc sống vĩnh hằng
B. Là màu của hành Kim, hướng Tây, theo quan niệm của người Việt là hướng xấu
C. Là màu thể hiện sự tinh khiết
D. Là màu tượng trưng của cõi hư vô
-
Câu 16:
Căn cứ vào mục đích tạ ơn, cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ hội:
A. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường TN, Lễ hội liên quan đến MTXH, Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
B. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm mới, lễ Tết
C. Lễ hội ở miền núi, lễ hội đồng bằng, lễ hội vùng ven biển
D. Lễ hội cầu cạn, lễ hội cầu mưa, lễ hội phồn thực
-
Câu 17:
Nhóm trò chơi thể hiện ước vọng phồn thực thường thấy trong các lễ hội truyền thống là:
A. Chọi gà, chọi trâu, đấu vật
B. Đánh đáo, ném còn, bắt chạch trong chum
C. Thổi cơm, bơi thuyền, bịt mắt bắt dê
D. Thả diều, đốt pháo, đánh pháo đất
-
Câu 18:
Người Việt có thói quen hỏi tên, tuổi, gia đình và các điều riêng tư khác khi giao tiếp. Thói quen này xuất phát từ một đặc trưng giao tiếp cơ bản của người Việt là:
A. Có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
B. Thích thăm viếng, hiếu khách
C. Trọng tình, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
D. Trọng danh dự, sĩ diện
-
Câu 19:
Giai đoạn hình thành, phát triển và định vị của văn hóa Việt Nam là:
A. Thời Tiền sử
B. Thời Độc lập tự chủ
C. Thời Sơ sử
D. Thời Tiền Sử và Sơ sử
-
Câu 20:
Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Đông Sơn là:
A. Ngựa
B. Voi
C. Thuyền bè
D. Đi bộ
-
Câu 21:
Nền văn hóa nào sau đây có quan hệ gốc gác với các nền văn hóa Bàu Tró, Hoa Lộc, Hạ Long (thuộc hậu kỳ thời đại đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau ven biển)?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Đồng Nai
C. Văn hóa Sa Huỳnh
D. Văn hóa Óc Eo
-
Câu 22:
Khuyên tai (hay bùa đeo) hai đầu thú và ba mấu là một chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đồng Nai
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đông Sơn
-
Câu 23:
Đàn đá là chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đồng Nai
-
Câu 24:
Đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của vua chúa Chăm pa là:
A. Tính chất Visnu giáo
B. Tính chất Siva giáo
C. Tính chất Brahma giáo
D. Tính chất Phật giáo
-
Câu 25:
Mở đầu cho giai đoạn thời Tiền sử là:
A. Văn hóa Phùng Nguyên
B. Văn hóa Sơn Vi
C. Văn hóa Hòa Bình
D. Văn hóa Núi Đọ
-
Câu 26:
Nền điêu khắc của dân tộc nào nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn trên gạch, đá mang đậm tính hoành tráng, ấn tượng tạo ra vẻ đẹp vô cùng độc đáo.
A. Chăm
B. Việt
C. Khơme
D. Êđê
-
Câu 27:
Trong các nghề thủ công của cư dân Óc eo thì nghề nào là phát triển nhất?
A. Nghề chế tác đá
B. Nghề làm đồ trang sức
C. Nghề làm gốm
D. Nghề gia công kim loại màu
-
Câu 28:
Chủ nhân thực sự của nền văn hóa Óc eo là...
A. Cư dân nói tiếng Tày - Thái
B. Cư dân nói tiếng Môn - Khơme
C. Cư dân nói tiếng Hán Tạng
D. Cư dân nói tiếng Nam Đảo
-
Câu 29:
Các công cụ bằng đá được chế tác thành các loại công cụ như chặt, nạo hay cắt, có loại cắt ngang một đầu , có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu là các loại công cụ đặc trưng của:
A. Văn hóa Núi Đọ
B. Văn hóa Gò Mun
C. Văn hóa Sơn Vi
D. Văn hóa Hòa Bình
-
Câu 30:
Văn hóa Hòa Bình thuộc ...
A. Thời đại đồ đồng
B. Trung kỳ thời đại đồ đá
C. Thời đại đá mới
D. Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ