180 câu trắc nghiệm Xã hội học
Tổng hợp 180 câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Khoa học xã hội. Bộ câu hỏi bao gồm những vấn đề liên quan đến các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử.... Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức nền tảng giúp các bạn ôn tập và thi tốt trong các kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các nhà xã hội học hầu như sẽ quan tâm đến:
A. Một học sinh đang tham dự lớp học
B. Một bác sĩ đang đi tới lui trong bệnh viện
C. Một công nhân xây dựng đang thực hiện công việc được giao
D. Các giáo sư và sinh viên đang trao đổi với nhau trên cơ sở mối quan hệ thầy trò
-
Câu 2:
Sự tuân theo xảy ra trong một nhóm bỡi vì các thành viên:
A. Tin rằng hướng đi của nhóm là tốt nhất
B. Không bao giờ sợ trả thù
C. Luôn tìm kiếm chỗ đứng của họ trong nhóm
D. Nhận thấy hành đồng của nhóm luôn phù hợp với quan điểm cho họ
-
Câu 3:
Môn khoa học xã hội gần gũi với xã hội học nhất là:
A. Tâm lý học
B. Khoa học chính trị
C. Công tác xã hội
D. Nhân chủng học
-
Câu 4:
Môn khoa học xã hội nào quan tâm đến các vấn đề cá nhân:
A. Tâm lý học
B. Chính trị học
C. Kinh tế học
D. Công tác xã hội
-
Câu 5:
Nhà xã hội học đầu tiên đề ra chủ nghĩa thực chứng và áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào các vấn đề xã hội là:
A. Emile Durkheim
B. Herbert Spencer
C. Auguste Comte
D. Karl Marx
-
Câu 6:
Herbert Spencer quan tâm lĩnh vực nào sau đây?
A. Giải thích xã hội thông qua mâu thuẫn giai cấp
B. Sử dụng một thực thể hữu cơ để giải thích sự ổn định xã hội
C. Áp dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu các hiện tượng xã hội
D. Nhấn mạnh vai trò của các giá trị xã hội
-
Câu 7:
Ai là người mô tả xã hội dưới góc độ xung đột giai cấp và sự phân bố của cải?
A. Emile Durkheim
B. Hebert Spence
C. Auguste Comte
D. Karl Marx
-
Câu 8:
Sự thống nhất xã hội bắt nguồn từ sự nhất trí các giá trị, quy tắc, và áp lực phải tuân theo được gọi là:
A. Học thuyết định mệnh về kinh tế
B. Sự tĩnh tại xã hội
C. Sự thống nhất hữu cơ
D. Sự thống nhất mang tính máy móc
-
Câu 9:
Hiểu hành vi của người khác bằng việc đặt mình vào vị trí của họ được gọi là:
A. Chủ nghĩa thực chứng
B. Tâm lý học
C. Verstehen
D. Thực thể hữu cơ
-
Câu 10:
Lý thuyết nào nhấn mạnh sự đóng góp của mỗi phần trong xã hội góp phần hình thành một xã hội lớn hơn?
A. Lý thuyết xung đột
B. Xã hội học phê phán
C. Lý thuyết tương tác biểu tượng
D. Lý thuyết chức năng
-
Câu 11:
Khái niệm về trạng thái cân bằng động được xem là một quan điểm thuộc lý thuyết:
A. Tương tác biểu tượng
B. Xung đột
C. Chức năng
D. Thực chứng
-
Câu 12:
Kết quả không định trước và không được nhận thức rõ thuộc:
A. Chức năng hiển nhiên
B. Phản chức ẩn
C. Phản chức năng
D. Chức năng ngoại vi
-
Câu 13:
Lý thuyết gì tập trung vào sự bất bình đẳng của mọi người trong xã hội:
A. Tương tác biểu tượng
B. Xung đột
C. Chức năng
D. Thực chứng
-
Câu 14:
Nhà lý thuyết nào có cống hiến cho sự khởi đầu của lý thuyết tương tác?
A. Karl Marx
B. Talcott Parsons
C. Robet Merton
D. Georg Simel
-
Câu 15:
Ý nghĩa của biểu tượng:
A. Được xác định bỡi những người tạo ra và sử dụng chúng
B. Xác định bỡi những vật mà chúng thể hiện
C. Có một lượng hạn chế các hình thái
D. Không quan trọng trong mối liên hệ tương tác xã hội của con người
-
Câu 16:
Câu nào sau đây không đúng theo lý thuyết tương tác biểu tượng:
A. Chúng ta thực hiện hành vi theo những mối liên hệ thực tế trong xã hội của chúng ta
B. Những hành vi giao tiếp có chủ ý đều dựa trên những ý nghĩa mà chúng ta học từ những người khác
C. Những ý nghĩa tồn tại trong một thế giới khách quan và chúng ta phải thích nghi với chúng
D. Hành vi của chúng ta thường xuyên được tạo ra trong thời điểm chúng ta giao tiếp với kẻ khác
-
Câu 17:
Mô tả sự bất bình đẳng về thu nhập giữa nam và nữ về phương diện quyền lực hầu như là lĩnh vực của lý thuyết:
A. Chức năng
B. Tương tác biểu tượng
C. Xung đột
D. Thực chứng
-
Câu 18:
Sự ra đời của xã hội học là do:
A. Nhu cầu của nhận thức xã hội
B. Nhu cầu của hoạt động thực tiễn
C. Nhu cầu sủa sự phát triển xã hội
D. Cả ba ý trên đều đúng
-
Câu 19:
Ai là người quan niệm xã hội gồm có hai thành phần: tĩnh học xã hội (statical society) nghiên cứu cơ chế xã hội trong trạng thái tĩnh và động học xã hội (dynamic society) nghiên cứu xã hội trong trạng thái vận động liên tục:
A. Emile Durkheim
B. August Comte
C. Karl Marx
D. Herbert Spencer
-
Câu 20:
Môn học chuyên quan sát sự thật xã hội, mô tả, ghi nhận và tiến hành thực nhằm tìm hiểu các hiện tuợng xã hội bằng kinh nghiệm và nhận thức thực chứng được gọi là:
A. Xã hội học thực chứng
B. Lý thuyết tiến bộ
C. Xã hội học đô thị
D. Xã hội học nông thôn
-
Câu 21:
Trong tác phẩm nghiên cứu về sự tự tử (Le Suicide), Emile Durkheim cho rằng:
A. Việc tự tử của cá nhân chỉ thuần túy là vấn đề cá nhân
B. Việc tự tử của cá nhân vừa là vấn đề riêng tư, vừa mang tính xã hội
C. Các chuẩn mực, qui tắc có tác dụng điều tiết hành vi của mỗi cá nhân chỉ khi nó được nội tâm hóa ở mỗi cá nhân, chứ không phải có được do cưỡng chế
D. Câu b,c đúng
-
Câu 22:
Nhường chỗ trên xe buýt cho cụ già và phụ nữ có thái là hành vi thuộc loại hình văn hóa:
A. Hành động
B. Đồ vật
C. Tư tưởng
D. Tình cảm
-
Câu 23:
Tục thờ cúng ông bà của người Việt Nam được liệt vào loại hình văn hóa sau:
A. Tư tưởng
B. Tình cảm
C. Văn hóa tinh thần
D. Câu a và c đều đúng
-
Câu 24:
Những khuôn mẫu âm thanh chứa đựng những thông tin gắn liền nhau, được con người sử dụng để truyền đạt và giáo dục cho nhau được gọi là:
A. Ngôn ngữ viết
B. Ngôn ngữ nói
C. Hành vi không lời
D. Chữ tượng hình
-
Câu 25:
Câu phát biểu nào sau đây là sai đối với khái niệm văn hóa:
A. Mang tính chất xã hội, thường không có sẳn, không luôn trùng khớp với ứng xử hiện thực và mang tính chất làm thỏa mãn và thích ứng với môi trường xã hội
B. Có bản tính tích lũy qua thời gian do nội dung của nó có thể truyền đạt lại từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác
C. Mỗi cá nhân khi hòa mình vào xã hội luôn phải học hỏi và thích ứng với những quy tắc hay mô hình hành động mới
D. Văn hóa thường không có tính chất thỏa mãn nhu cầu vì các mô hình ứng xử thường đưa ra trái với những phương thức làm thỏa mãn nhu cầu