500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hệ đếm 60 đơn vị được gọi là:
A. Hội
B. Hệ chi
C. Hệ can chi
D. Hệ can
-
Câu 2:
Hệ Can trong hệ Can chi gồm mấy yếu tố?
A. 5
B. 60
C. 12
D. 10
-
Câu 3:
Biểu tượng cho dương là hình gì?
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật
C. Hình elip
D. Hình tròn
-
Câu 4:
Theo quan hệ trên dưới, trước sau, bộ phận nào trên cơ thể con người tương ứng với phần âm?
A. Cằm, lòng bàn tay, bụng
B. Cằm, mu bàn tay, lưng
C. Trán, mu bàn tay, lưng
D. Trán, lòng bàn tay, bụng
-
Câu 5:
Ngũ tạng trong cơ thể con người bao gồm các bộ phận sau:
A. Bàng quang, tâm, can, phế, tì
B. Thận, tâm, can, phế, tì
C. Thận, tâm, can, phế, vị
D. Thận, tâm, đại tràng, phế, tì
-
Câu 6:
Bánh trưng, bánh truyền thống của dân tộc Việt tượng trưng cho:
A. Đất
B. Cả âm và dương
C. Mặt trăng
D. Trời
-
Câu 7:
Trong quan niệm dân gian, vật tổ của người Việt là cặp:
A. Ông Đồng - bà Cốt
B. Phật Ông - Phật Bà
C. Ông Tơ - bà Nguyệt
D. Tiên - Rồng
-
Câu 8:
Cách nói "Chớ đi ngày bảy chớ về ngày ba; Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" thể hiện tư duy nào của người Việt?
A. Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp
B. Tư duy số chẵn
C. Tư duy số lẻ
D. Tư duy sống quân bình
-
Câu 9:
Bộ ba điển hình trong nguyên lí hình thành Tam tài là:
A. Cha - Mẹ - Con
B. Trời - Đất - Người
C. Con người - Không gian - Thời gian
D. Trời - Đất - Nước
-
Câu 10:
Trong Hà Đồ - cơ sở của Ngũ hành, những số nào là "số sinh"?
A. Từ 1-5
B. Từ 1-3
C. Từ 6-10
D. Từ 1-6
-
Câu 11:
Phật giáo ở Việt Nam phát triển cực thịnh vào thời kì nào?
A. Thời Pháp thuộc
B. Thời Nguyễn
C. Thời Lý - Trần
D. Thời Lê
-
Câu 12:
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo được khái quát lại thành mấy nhân duyên?
A. 9 (cửu nhân duyên)
B. 3 (tam nhân duyên)
C. 6 (lục nhân duyên)
D. 12 (thập nhị nhân duyên)
-
Câu 13:
Bốn công trình nghệ thuật lớn được gọi là An Nam tứ đại khí gồm:
A. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Văn Miếu Quốc Tử Giám
B. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Văn Miếu Quốc Tử Giám
C. Chùa Một Cột, Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền
D. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh
-
Câu 14:
Thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào là công cụ để giai cấp thống trị xây dựng chính quyền và quản lí độc tôn?
A. Nho giáo
B. Đạo giáo
C. Phật giáo
D. Ki-tô giáo
-
Câu 15:
Đạo giáo còn được gọi là:
A. Học thuyết Lão - Trang
B. Công giáo
C. Đạo Khổng
D. Ấn Độ giáo
-
Câu 16:
Đạo giáo được hình thành từ quốc gia nào?
A. Thái Lan
B. Ấn Độ
C. Việt Nam
D. Trung Quốc
-
Câu 17:
Mục đích tu của Đạo giáo là gì?
A. Sống lâu
B. Thoát khổ
C. Cứu nhân độ thế
D. Giác ngộ
-
Câu 18:
Xét về nguồn gốc, Ki-tô giáo là tôn giáo của ...............
A. Những học giả phương Tây
B. Những nhà triết học
C. Của các chủ nô La Mã
D. Những người bị áp bức
-
Câu 19:
Công giáo, giáo hội phía Tây của Ki-tô giáo lấy khu vực nào làm trưng tâm?
A. Anh
B. Istambul
C. Palestin
D. Roma
-
Câu 20:
Ki-tô giáo là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng tôn thờ vị nào?
A. Hoàng đế Constatin
B. Jesus Christ
C. M. Luther
D. Thượng đế
-
Câu 21:
Nho Giáo ra đời ở quốc gia nào?
A. Thái Lan
B. Trung Quốc
C. Ấn Độ
D. Việt Nam
-
Câu 22:
Đạo Tin Lành là một tôn giáo được tách ra từ tôn giáo nào?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Ki-tô giáo
-
Câu 23:
Nho giáo là
A. Là một học thuyết kinh tế
B. Là một học thuyết chính trị, đạo đức
C. Một tư tưởng chỉ dành cho nhà nước phong kiến không chính thống
D. Là một học thuyết triết học
-
Câu 24:
Nho giáo còn được gọi là:
A. Chu Công giáo
B. Kinh giáo
C. Đạo đức giáo
D. Khổng giáo
-
Câu 25:
Bộ sách của Nho giáo gồm:
A. Ngũ Kinh, Ngũ luân
B. Tứ Thư, Ngũ thường
C. Tứ Thư, Ngũ Kinh
D. Ngũ luân, Ngũ thường
-
Câu 26:
Ngũ kinh gồm:
A. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu
B. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch
C. Kinh Thi , Kinh Lễ , Kinh Dịch, Kinh Nhạc, Kinh Thư
D. Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu
-
Câu 27:
Nho giáo trở thành quốc giáo thời kì nào?
A. Nhà Lê
B. Nhà Trần
C. Nhà Lý
D. Nhà Nguyễn
-
Câu 28:
Người sáng lập Phật giáo là:
A. Siddhartha Gautama
B. Mạnh Tử
C. Khổng Tử
D. Lão Tử
-
Câu 29:
Các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên thân thiết nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước được thờ dưới dạng:
A. Thổ Công, Thổ Địa
B. Tứ Bất tử
C. Các Nữ thần - các Mẫu
D. Thành Hoàng
-
Câu 30:
Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hệ quả trong tín ngưỡng là tình trạng các ... chiếm ưu thế.
A. Nam thần
B. Thánh
C. Thành Hoàng
D. Nữ thần