500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
"Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :
A. Điều kiện lịch sử
B. Kinh tế tiểu nông
C. Kinh tế tiểu nông
D. Điều kiện xã hội
-
Câu 2:
Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
A. "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo... và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá."
B. "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình."
C. "Văn hoá bao gồm nghệ thuật văn chương lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng..."
D. "Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội."
-
Câu 3:
Khi khách đến nhà người Tày-Nùng, họ sẽ được mời gì đầu tiên?
A. Trầu
B. Thức ăn
C. Rượu
D. Nước
-
Câu 4:
Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?
A. Thái độ khinh rẻ nghề buôn
B. Việc coi trọng chế độ khoa cử
C. Quan niệm “Nhất sĩ nhì nông”
D. Quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”
-
Câu 5:
Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
-
Câu 6:
Vào thời Hậu Lê, đối tượng nào sau đây không được đi học, đi thi?
A. Con nhà xướng ca
B. Con nhà nghèo
C. Con nhà buôn bán
D. Con nhà tá điền
-
Câu 7:
Thế kỷ XVI - XVII, loại hình kiến trúc nào phát triển mạnh và mang phong cách dân gian đậm nét?
A. Kiến trúc chùa
B. Kiến trúc lăng tẩm
C. Kiến trúc đình làng
D. Kiến trúc đền tháp
-
Câu 8:
Tỉnh nào không thuộc vùng văn hóa Nam Bộ?
A. Bến Tre
B. Bình Dương
C. Bình Phước
D. Bình Thuận
-
Câu 9:
Theo ứng dụng ngũ hành, vật biểu cho phương Bắc của người Việt là con gì?
A. Chim
B. Hổ
C. Rồng
D. Rùa
-
Câu 10:
Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:
A. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
B. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
C. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
D. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết
-
Câu 11:
Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
-
Câu 12:
“Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:
A. Nhà nước – dân tộc
B. Đô thị
C. Tộc người
D. Làng xã
-
Câu 13:
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm.
D. Phan Ngọc
-
Câu 14:
Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một nước ...
A. Nước phát triển nhất
B. Văn hiến Quốc tế
C. Nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
D. Văn hiến chi bang
-
Câu 15:
Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng
C. Văn hóa cồng chiêng
D. Những trường ca (khan, k‟ămon) nổi tiếng
-
Câu 16:
Câu "Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ" nói về một nguyên tắc của hôn nhân truyền thống là phải đáp ứng được:
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Quan hệ hòa thuận giữa mẹ chồng với nàng dâu
D. Sự phù hợp của đôi trai gái.
-
Câu 17:
Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt Nam ?
A. Lũy tre
B. Sân đình
C. Bến nước
D. Cây đa
-
Câu 18:
Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương
-
Câu 19:
Lễ hội Côn Sơn thuộc tỉnh:
A. Nam Định
B. Hải Phòng
C. Ninh Bình
D. Hải Dương
-
Câu 20:
Ngũ tạng trong cơ thể con người bao gồm các bộ phận sau:
A. Bàng quang, tâm, can, phế, tì
B. Thận, tâm, can, phế, tì
C. Thận, tâm, can, phế, vị
D. Thận, tâm, đại tràng, phế, tì
-
Câu 21:
Vật Tổ của cư dân Việt là:
A. Rồng
B. Chim
C. Quả bầu
D. Tiên Rồng
-
Câu 22:
Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh:
A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư.
C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất
-
Câu 23:
Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. Văn minh.
-
Câu 24:
Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần
B. Thời Minh thuộc
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn
-
Câu 25:
Trong các bộ luật sau, bộ luật nào đã "nói lên được ý thức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ"?
A. Luật Gia Long
B. Luật Hồng Đức
C. Quốc triều hình luật thời Trần
D. Hình thư thời Lý
-
Câu 26:
Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu ?
A. Cổ Loa
B. Phong Châu
C. Mê Linh
D. Vạn An
-
Câu 27:
Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Đông Sơn là:
A. Ngựa
B. Voi
C. Thuyền bè
D. Đi bộ
-
Câu 28:
Các đô thị cổ của Việt Nam đa số được hình thành theo hướng:
A. Bộ phận làm kinh tế xuất hiện trước
B. Bộ phận quản lý hành chính có trước
C. Bộ phận kinh tế-hành chính xuất hiện đồng thời
D. Nông thôn phát triển thành đô thị
-
Câu 29:
Công giáo, giáo hội phía Tây của Ki-tô giáo lấy khu vực nào làm trưng tâm?
A. Anh
B. Istambul
C. Palestin
D. Roma
-
Câu 30:
Đàn đá là chế phẩm đặc thù của cư dân nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đồng Nai