1350 Câu trắc nghiệm môn Sinh học đại cương
Mời các bạn cùng tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học đại cương có đáp án. Nội dung của câu hỏi bao gồm: Sinh học tế bào; Sinh học cơ thể; Nguồn gốc sự sống và đa dạng sinh học; Năng lượng sinh học và trao đổi chất trong tế bào;.. . Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Tế bào chất của vi khuẩn?
A. Được nâng đỡ bởi khung xương tế bào
B. Được nâng đỡ bởi các vi ống
C. Được nâng đỡ bởi keratin
D. Không có hệ nâng đỡ bên trong
-
Câu 2:
Giai đoạn lưỡng bội trong chu kỳ sống của người bắt đầu bằng?
A. Sự nguyên phân
B. Sự giảm phân
C. Sự thụ tinh
D. Lần phân chia đầu tiên của hợp tử
-
Câu 3:
Ribosome được tìm thấy trong?
A. Chỉ trong nhân tế bào
B. Trên màng lưới nội chất trơn
C. Trong tế bào chất
D. Cả B và C
-
Câu 4:
Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng ......... của những .......... khác nhau trong quần thể.
A. Sinh sản ...............cá thể.........
B. Sinh sản ...............kiểu gen.....
C. Sống sót ...............cá thể.........
D. Sống sót................kiểu gen.....
-
Câu 5:
Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong giảm phân?
A. ADN sao chép giữa các lần phia chia của tế bào
B. Mỗi NST đã nhân đôi khi bước vào kì trước
C. Các NST tương đồng trao đổi đoạn với nhau
D. Các NST đơn phân ly về hai cực của tế bào
-
Câu 6:
Những nhóm sinh vật có khả năng quang hợp:
A. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn
B. Thực vật, tảo và vi khuẩn
C. Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số động vật nguyên sinh đơn bào
D. Thực vật, tảo, vi khuẩn và một số nấm
-
Câu 7:
Cấu trúc nào sau đây không có trong nhân tế bào
A. Dịch nhân.
B. Nhân con.
C. Bộ máy Golgi.
D. Chất nhiễm sắc.
-
Câu 8:
Ở các tế bào của sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra chủ yếu ở:
A. Ribôxôm
B. Không bào
C. Lục lạp
D. Ti thể
-
Câu 9:
Emzym amilase có nhiều nhất ở đâu?
A. Ruột già.
B. Ruột non.
C. Dạ dày.
D. Khoang miệng
-
Câu 10:
Khi Nuôi E. Coli trong môi trường có đường lactose, ngoại trừ:
A. Gen câu trúc sao mã ra mARN ra mARN tương ứng
B. Lactose là tác nhân kích thích tổng hợp men
C. Men β Galactozidase được tổng hợp
D. Chất kìm hãm hoạt động được tổng hợp
-
Câu 11:
Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
A. Tế bào bạch cầu.
B. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào biểu bì.
-
Câu 12:
Phần nếp gấp ở màng trong của ty thể gọi là?
A. Mào tế bào
B. Chất nền ty thể
C. Chất nền lạp lục
D. Hạt Gran.
-
Câu 13:
Chức năng của chất nền ngoại bào là gì?
A. Bảo vệ và vận chuyển thụ động các chất.
B. Là nơi neo đậu của các bào quan.
C. Liên kết các tế bào tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.
D. Thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường.
-
Câu 14:
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hoà nhiệt độ của không khí
-
Câu 15:
Một nucleosom được cấu tạo bởi:
A. 8 phân tử protein histon và khoảng 140 cặp nucleotid
B. 8 phân tử protein histon và khoảng 136 cặp nucleotid
C. 8 phân tử protein histon và khoảng 148 cặp nucleotid
D. 8 phân tử protein histon và khoảng 146 cặp nucleotid
-
Câu 16:
Tế bào phân chia nhân và tế bào chất ở pha nào?
A. Pha G1
B. Pha G2
C. Pha S
D. Pha M
-
Câu 17:
Chức năng của gen O là:
A. quy định cấu trúc một loại protein
B. tổng hợp chất A hay chất R hoạt động hay không hoạt động
C. nhận diện men ARN polymerase
D. liên kết với chất A hay chất R
-
Câu 18:
Trong ti thể chất nền ti thể:
A. là khoảng không gian giữa hai lớp màng, tiếp xúc với cả màng trong và màng ngoài ti thể
B. được chứa trong lớp màng đôi của ti thể, tiếp xúc với màng trong ti thể
C. được chứa trong mào ti thể
D. là khoảng không gian giới hạn giữa màng ngoài và mào ti thể
-
Câu 19:
Trong hệ thống quang I, sự dẫn truyền điện tử cuối cùng tạo ra chất khử là?
A. NADH
B. NAD+
C. NADP+
D. NADPH
-
Câu 20:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung môi
B. Thể rắn
C. Thể nguyên tử
D. Thể khí
-
Câu 21:
Điểm khác biệt lớn giữa nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực so với nhiễm sắc thể của tế bào nhân sơ là?
A. Tế bào nhân sơ có hai sợi nhiễm sắc thể.
B. Tế bào nhân thực có ba sợi nhiễm sắc thể.
C. Tế bào nhân sơ có một sợi nhiễm sắc thể.
D. Tế bào nhân thực có hai sợi nhiễm sắc thể.
-
Câu 22:
Ty thể và lạp thể có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng tự trưởng thành và sinh sản một phần.
B. Có thể tổng hợp prôtêin cho mình.
C. Chứa một lượng nhỏ ADN.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 23:
Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên?
A. Nhiễm sắc thể
B. Kiểu gen
C. Alen
D. Kiểu hình
-
Câu 24:
Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Thành tế bào
B. Vỏ nhày
C. Tế bào chất.
D. Màng sinh chất
-
Câu 25:
Chức năng của lớp emzym Ligase là gì?
A. Xúc tác cho phản ứng thủy phân
B. Xúc tác cho phản ứng tổng hợp có sử dụng liên kết giàu năng lượng của ATP…
C. Xúc tác cho phản ứng phân cắt không cần nước, loại nƣớc tạo thành nối đôi hoặc kết hợp phân tử nước vào nối đôi.
D. Xúc tác cho phản ứng chuyển vị.
-
Câu 26:
Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử:
A. X và Y
B. X và O
C. Y và O
D. XY và O
-
Câu 27:
Chức năng chính của hệ hô hấp?
A. Phá hủy các phân tử độc tố
B. Tạo ra nguyên liệu để cấu trúc tế bào
C. Tạo ra ATP cung cấp cho tế bào hoạt động
D. Thủy phân ATP, tái sử dụng ADP.
-
Câu 28:
Vai trò của NADP+ trong sự quang hợp là gì?
A. Hỗ trợ cho diệp lục tố hấp thụ năng lượng quang năng
B. Chất nhận điện tử đầu tiên trong hệ thống quang
C. Hỗ trợ hệ thống quang II phân ly nước
D. Bị khử và chuyển điện tử đến chu trình Calvin
-
Câu 29:
Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào virut mới phá vỡ tế bào chủ?
A. Xâm nhập
B. Phóng thích
C. Lắp ráp.
D. Hấp phụ
-
Câu 30:
Người đầu tiên đề xướng phương pháp nhuộm để phân biệt hai nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) là H.C.Gram, một nhà sinh vật học người Đan Mạch. Theo phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-) lần lượt bắt màu sắc nào sau đây?
A. Màu tím và màu cam.
B. Màu hồng và màu đỏ.
C. Màu cam và màu hồng.
D. Màu tím và màu đỏ.