1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế – xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến.
D. Tư bản chủ nghĩa
-
Câu 2:
Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội?
A. Do sự phát triển lực lượng sản xuất làm xuất hiện “của dư” tương đối
B. Do sự chênh lệch về khả năng giữa các tập đoàn người
C. Do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
D. Do sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội
-
Câu 3:
Đấu tranh giai cấp, xét đến cùng là nhằm:
A. Phát triển sản xuất
B. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp
C. Lật đổ sự áp bức của giai cấp thống trị bóc lột.
D. Giành lấy chính quyền Nhà nước
-
Câu 4:
Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do:
A. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống
B. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế
C. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
D. Sự khác nhau về mức thu nhập
-
Câu 5:
Trong các hình thức đấu tranh sau của giai cấp vô sản, hình thức nào là hình thức đấu tranh cao nhất?
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh kinh tế
C. Đấu tranh tư tưởng
D. Đấu tranh quân sự
-
Câu 6:
Vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại?
A. Là động lực cơ bản của sự phát triển xã hội.
B. Là một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội trong các xã hội có giai cấp
C. Thay thế các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao.
D. Lật đổ ách thống trị của giai cấp thống trị
-
Câu 7:
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là:
A. Nhằm mục đích cuối cùng thiết lập quyền thống trị của giai cấp vô sản
B. Cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt nhất
C. Cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử
D. Cả B và C
-
Câu 8:
Điều kiện thuận lợi cơ bản nhất của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trong thời kỳ quá độ:
A. Giai cấp thống trị phản động bị lật đổ
B. Giai cấp vô sản đã giành được chính quyền
C. Sự ủng hộ giúp đỡ của giai cấp vô sản quốc tế
D. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
-
Câu 9:
Trong hai nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau đây, nhiệm vụ nào là cơ bản quyết định?
A. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
B. Bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được
C. Củng cố, bảo vệ chính quyền
D. Phát triển lực lượng sản xuất
-
Câu 10:
Trong các nội dung chủ yếu sau của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay theo quan điểm Đại hội IX của Đảng, nội dung nào là chủ yếu nhất?
A. Làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
B. Chống áp bức bất công, thực hiện công bằng xã hội
C. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
D. Đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ tham nhũng, lãng phí.
-
Câu 11:
Luận điểm sau của C.Mác: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” được hiểu theo nghĩa:
A. Giai cấp chỉ là một phạm trù lịch sử
B. Sự tồn tại của giai cấp gắn liền với lịch sử của sản xuất
C. Sự tồn tại giai cấp chỉ gắn liền với các giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất
D. Cả A và C
-
Câu 12:
Cơ sở của liên minh công – nông trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản là gì?
A. Mục tiêu lý tưởng
B. Cùng địa vị
C. Thống nhất về lợi ích cơ bản
D. Mang bản chất cách mạng
-
Câu 13:
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là hình thức nào?
A. Đấu tranh tư tưởng
B. Đấu tranh kinh tế
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh vũ trang
-
Câu 14:
Cách hiểu nào sau đây về mục đích cuối cùng đấu tranh giai cấp trong lịch sử là đúng?
A. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi địa vị lẫn nhau giữa các giai cấp
B. Đấu tranh giai cấp xét đến cùng là nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước
C. Đấu tranh giai cấp nhằm mục đích cuối cùng là xoá bỏ giai cấp
D. Đấu tranh giai cấp nhằm thay đổi hiện thực xã hội
-
Câu 15:
Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, thứ tự sự phát triển các hình thức cộng đồng người là:
A. Bộ lạc – Bộ tộc – Thị tộc – Dân tộc
B. Bộ tộc – Thị tộc – Bộ lạc - Dân tộc
C. Thị tộc – Bộ lạc – Bộ tộc - Dân tộc
D. Thị tộc – Bộ lạc – Liên minh thị tộc - Bộ tộc - Dân tộc
-
Câu 16:
Hình thức cộng đồng người nào hình thành khi xã hội loài người đã bắt đầu có sự phân chia thành giai cấp?
A. Bộ lạc
B. Thị tộc
C. Bộ tộc
D. Dân tộc
-
Câu 17:
Sự hình thành dân tộc phổ biến là gắn với:
A. Xã hội phong kiến
B. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản
C. Phong trào công nhân và cách mạng vô sản
D. Xã hội cổ đại
-
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây thuộc về chủng tộc:
A. Cùng cư trú trên một khu vực địa lý
B. Cùng một sở thích nhất định
C. Cùng một tính chất về mặt sinh học
D. Cùng một quốc gia, dân tộc
-
Câu 19:
Tính chất của dân tộc được quy định bởi:
A. Phương thức sản xuất thống trị trong dân tộc
B. Giai cấp lãnh đạo xã hội và dân tộc
C. Xu thế của thời đại
D. Cả A và B
-
Câu 20:
Trong các mối liên hệ cộng đồng sau đây, hình thức liên hệ nào là quan trong nhất quy định đặc trưng của cộng đồng dân tộc?
A. Cộng đồng lãnh thổ
B. Cộng đồng kinh tế
C. Cộng đồng văn hóa
D. Cả B và C
-
Câu 21:
Trong các hình thức nhà nước dưới đây, hình thức nào thuộc về kiểu nhà nước phong kiến?
A. Quân chủ lập hiến, cộng hoà đại nghị
B. Quân chủ tập quyền, quân chủ phân quyền
C. Chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà
D. Quân chủ chuyên chế
-
Câu 22:
Chức năng nào là cơ bản nhất trong 3 chức năng sau đây của các nhà nước trong lịch sử:
A. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
B. Chức năng xã hội
C. Chức năng thống trị giai cấp
D. Chức năng đối nội
-
Câu 23:
Vấn đề cơ bản nhất của chính trị là:
A. Đảng phái chính trị
B. Chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước
C. Quan hệ giai cấp.
D. Lợi ích kinh tế của giai cấp
-
Câu 24:
Nguyên nhân xét đến cùng của những hành động chính trị trong xã hội?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Tư tưởng
D. Lợi ích
-
Câu 25:
Sự ra đời và tồn tại của nhà nước:
A. Là nguyện vọng của giai cấp thống trị
B. Là nguyện vọng của mỗi quốc gia dân tộc
C. Là một tất yếu khách quan do nguyên nhân kinh tế
D. Là do sự phát triển của xã hội
-
Câu 26:
Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất bản chất của Nhà nước:
A. Cơ quan phúc lợi chung của toàn xã hội
B. Công cụ thống trị áp bức của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội, cơ quan trọng tài phân xử, hoà giải các xung đột xã hội.
C. Là cơ quan quyền lực của giai cấp
D. Là bộ máy quản lý xã hội
-
Câu 27:
Đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội là gì:
A. Sự thay đổi về hệ tư tưởng nói riêng và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội nói chung.
B. Sự thay đổi về toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội nói chung
C. Sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị phản động sang tay giai cấp cách mạng.
D. Sự thay đổi đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội nói chung.
-
Câu 28:
Nguyên nhân sâu xa nhất của cách mạng xã hội là:
A. Nguyên nhân chính trị
B. Nguyên nhân kinh tế
C. Nguyên nhân tư tưởng
D. Nguyên nhân tâm lý
-
Câu 29:
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là:
A. Phương pháp cách mạng
B. Thời cơ cách mạng
C. Tình thế cách mạng
D. Cả B và C
-
Câu 30:
Vai trò của cải cách xã hội đối với cách mạng xã hội:
A. Cải cách xã hội không có quan hệ với cách mạng xã hội
B. Cải cách xã hội thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội, từ đó tạo tiền đề cho cách mạng xã hội
C. Cải cách xã hội của lực lượng xã hội tiến bộ và trong hoàn cảnh nhất định trở thành bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
D. Cả B và C