190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 190+ câu trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Quy luật chung của sự phát triển tâm lí trẻ em được thể hiện ở:
A. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí
B. Tính toàn vẹn của tâm lí
C. Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
D. Cả a, b và c
-
Câu 2:
Việc nắm được những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua thực hiện một hoạt động nào đó trong cuộc sống hàng ngày, được gọi là:
A. Hoạt động học
B. Hoạt động tự học
C. Học kĩ năng
D. Học ngẫu nhiên
-
Câu 3:
Mục đích của các hành động học tập là:
A. Các khái niệm môn học
B. Các quá trình nhận thức
C. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Biến đổi chủ thể hoạt động
-
Câu 4:
Tự ý thức của thanh niên học sinh được xuất phát từ:
A. Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động
B. Sự biến đổi và phát triển mạnh mẽ của cơ thể
C. Mong muốn thay đổi kiểu quan hệ với người lớn của các em
D. Cả a, b, c
-
Câu 5:
Thuyết tiền định, thuyết duy cảm và thuyết hội tụ hai yếu tố đều có sai lầm chung là thừa nhận đặc điểm tâm lí của con người là do:
A. Tiền định hoặc bất biến
B. Tiềm năng sinh vật di truyền quyết định
C. Ảnh hưởng của môi trường bất biến
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ định sang tính có chủ định là đặc điểm chung của sự phát triển trí tuệ. Đặc điểm này được thể hiện trong các quá trình nhận thức của thiếu niên ở chỗ:
A. Tính chất không chủ định giảm mạnh, tính chất chủ định tăng lên
B. Tính chất không chủ định giữ nguyên, tính chủ định tăng nhanh
C. Tính chất có chủ định chiếm ưu thế hơn so với tính không chủ định
D. Tính chất có chủ định phát triển mạnh nhưng chưa chiếm ưu thế, tính không chủ định không giảm
-
Câu 7:
Điểm nào không phản ánh đặc điểm tư duy của tuổi học sinh THPT?
A. Tính phê phán của tư duy phát triển mạnh
B. Tính độc lập của tư duy phát triển
C. Tính trực quan của tư duy phát triển
D. Tính chặt chẽ và nhất quán phát triển
-
Câu 8:
Yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, quyết định niềm tin chính trị, quyết định hành vi và ảnh hưởng của thầy giáo đối với trẻ là:
A. Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
B. Thế giới quan khoa học
C. Phẩm chất đạo đức
D. Lòng yêu trẻ
-
Câu 9:
Điểm nào dưới đây không phù hợp với nghề dạy học?
A. Nghề tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội
B. Nghề tạo ra nhân cách con người
C. Nghề tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
D. Nghề làm cầu nối giữa quá khứ và tương lai
-
Câu 10:
Bản chất của hoạt động học là:
A. Hoạt động hướng vào làm thay đổi đối tượng học
B. Hoạt động tích cực của học sinh nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
C. Hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới và lĩnh hội chính bản thân hoạt động học
D. Hoạt động làm thay đổi bản thân người học, do họ tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới
-
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự xung đột giữa thiếu niên và người lớn là:
A. Người lớn không hiểu thiếu niên và vẫn đối xử với các em như trẻ con
B. Hoạt động thần kinh của thiếu niên không cân bằng
C. Thiếu niên luôn ngang bướng để chứng tỏ mình đã lớn
D. Phản ứng tất yếu của lứa tuổi không thể khắc phục được
-
Câu 12:
Sự phát triển tâm lí trẻ em tuân theo:
A. Quy luật sinh học
B. Quy luật xã hội
C. Quy luật sinh học và quy luật xã hội
D. Không theo quy luật nào cả
-
Câu 13:
Nội dung tự ý thức của thiếu niên được xuất hiện dần theo thứ tự nào?
A. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến tình bạn à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất thể hiện nhiều mặt của nhân cách
B. Tự ý thức hành vi à đồng thời tự ý thức những phẩm chất liên quan đến tình bạn, đến học tập, đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
C. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến học tập à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
D. Tự ý thức hành vi à phẩm chất liên quan đến bản thân à phẩm chất liên quan đến người khác à phẩm chất liên quan đến công việc à phẩm chất liên quan đến nhiều mặt của nhân cách
-
Câu 14:
Bản chất của quá trình hình thành khái niệm là:
A. Quá trình học sinh thực hiện những hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong
B. Quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh hành động với các đối tượng chứa đựng khái niệm, nhằm tách những thuộc tính chung, bản chất để khái quát thành khái niệm
C. Quá trình giáo viên giúp học sinh thực hiện một hệ thống hành động nhất định để đưa khái niệm từ ngoài vào trong
D. Quá trình giáo viên mô tả, giảng giải, minh hoạ, cho ví dụ để học sinh hiểu khái niệm
-
Câu 15:
Dạy học là:
A. Một quá trình truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh
B. Một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội nền văn hoá - xã hội
C. Một quá trình nêu vấn đề để học sinh giải quyết, thông qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
D. Một quá trình tác động qua lại giữa giáo viên với học sinh, nhằm làm cho học sinh lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
-
Câu 16:
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục là:
A. Hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo
B. Chỉ số cơ bản trong năng lực sư phạm
C. Là yếu tố quyết định sự thành bại của giáo viên trong hoạt động sư phạm
D. Là phẩm chất đặc trưng của nghề dạy học
-
Câu 17:
Quá trình hoạt động thần kinh cấp cao ở thiếu niên có đặc điểm:
A. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế
B. Phản xạ có điều kiện với tín hiệu trực tiếp thành lập nhanh hơn phản xạ với tín hiệu từ ngữ
C. Khả năng chịu đựng các kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài còn yếu, nên dễ bị ức chế, hoặc dễ bị kích động mạnh
D. Cả a, b, c
-
Câu 18:
Mục đích học tập bắt đầu được hình thành:
A. Trước khi học sinh thực hiện hành động học
B. Sau khi học sinh thực hiện xong hành động học
C. Khi học sinh bắt đầu có ý thức về việc học
D. Khi học sinh bắt đầu thực hiện hành động học
-
Câu 19:
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc trưng của năng lực dạy học của người thầy giáo?
A. Năng lực cảm hoá học sinh
B. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
C. Tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu
D. Năng lực ngôn ngữ và kĩ thuật dạy học
-
Câu 20:
Phẩm chất nào không phù hợp với tình cảm nghề dạy học?
A. Thế giới quan Mác - Lênin, lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
B. Lòng yêu người, yêu nghề
C. Sự uỷ mị, yếu mềm đối với trẻ
D. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-
Câu 21:
Yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển tâm lí trẻ em là:
A. Di truyền
B. Môi trường gia đình và xã hội
C. Giáo dục
D. Cả a và b
-
Câu 22:
Cơ sở của kĩ năng là:
A. Năng lực học tập của học sinh
B. Tri thức và phương pháp đã học
C. Khả năng trí tuệ của học sinh
D. Sự nhanh trí và tháo vát của học sinh
-
Câu 23:
Hành vi đạo đức là:
A. Hành vi được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức do cá nhân tự giác làm
B. Một hành vi có ích cho xã hội và cho cá nhân, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức
C. Một hành vi do cá nhân tự nguyện thực hiện
D. Cả a, b, c
-
Câu 24:
Tình yêu nam nữ của tuổi học sinh THPT thường:
A. Mang đậm màu sắc tính dục
B. Mang tính hồn nhiên
C. Tương đối bền vững
D. Rất lãng mạn
-
Câu 25:
Khái niệm về một đối tượng nào đó của hiện thực khách quan là:
A. Hình ảnh tâm lí về đối tượng
B. Hệ thống những dấu hiệu khái quát và bản chất của đối tượng
C. Bản thân đối tượng
D. Năng lực thực tiễn của con người được kết tinh lại và được “gửi vào” đối tượng
-
Câu 26:
Học ngẫu nhiên trong cuộc sống thường ngày là:
A. Học không có mục đích, không có chương trình, nội dung xác định
B. Học thường đi kèm theo một hoạt động khác, mà sự lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không phải là mục đích chính của hoạt động đó
C. Học mà kiến thức nắm được không hệ thống
D. Cả a, b, c
-
Câu 27:
Trong quá trình phát triển tâm lí cá nhân, các giai đoạn phát triển là:
A. Có tính tuyệt đối
B. Là kết quả của sự tích luỹ các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân
C. Chỉ có ý nghĩa tương đối
D. Các giai đoạn phát triển tâm lí do sự phát triển cơ thể quy định
-
Câu 28:
Không khí đạo đức của tập thể là:
A. Tâm trạng chung bao trùm lên các hoạt động của tập thể
B. Dư luận của tập thể về hành vi đạo đức của mỗi thành viên
C. Nội quy của tập thể
D. Cả a, b, c
-
Câu 29:
Tính tự giác của hành vi đạo đức được thể hiện ở:
A. Tính tích cực của chủ thể hành động
B. Ý thức được kết quả hành động và tự nguyện thực hiện
C. Tính tự nguyện của chủ thể hành động
D. Ý thức được mục đích và ý nghĩa hành động
-
Câu 30:
Điều nào không đúng với sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh THPT?
A. Đa số các em đang trong thời kì phát dục (thời kì dậy thì)
B. Đa số có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ, đẹp như cơ thể người lớn
C. Sự phát triển hệ thần kinh gần tương đương với hệ thần kinh của người trưởng thành
D. Chiều cao và cân nặng tuy vẫn phát triển nhưng đã có chiều hướng chững lại