ADMICRO

700 câu trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng

Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo khối ngành Kế toán, Tài chính, Ngân hàng. Nhằm giúp bạn đạt kết quả cao trong môn học này, tracnghiem.net chia sẻ đến bạn bộ 700 câu trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo phục vụ tốt nhất cho kì thi. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!

700 câu
1697 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Phân tích tình hình dự trữ sơ cấp của NH gồm những nội dung phân tích nào?


    A. Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác.


    B. Phân tích tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác.


    C. Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ.


    D. Phân tích dự trữ pháp định, các khoản thu từ các NH khác.


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Phân tích khả năng thanh toán bao gồm phân tích các chỉ tiêu định lượng nào?


    A. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay.


    B. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số trạng thái ròng về tiền vay, chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn, chỉ số giữa tiền gửi giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn.


    C. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh.


    D. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn.


  • Câu 3:

    Phát biểu nào dưới đây là chính xác?


    A. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu dùng của gia đình.


    B. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và yêu cầu kinh doanh của hộ gia đình.


    C. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình.


    D. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.


  • Câu 4:

    Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp?


    A. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc một lần và trả lãi nhiều lần.


    B. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc nhiều lần và trả lãi một lần.


    C. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay.


    D. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay có thể trả gốc và lãi không theo kỳ hạn nhất định.


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Thế nào là thư tín dụng có thể huỷ ngang?


    A. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi nhưng phải báo cho người bán biết.


    B. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C bổ sung và phải báo cho người bán biết.


    C. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung mà không cần báo cho người bán.


    D. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua không cần đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sungnhưng phải báo cho người bán biết


  • Câu 6:

    Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là gì?


    A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang không cần có một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền.


    B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C


    C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và có thể bổ sung, sửa đổi


    D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang cần một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền và không cần có yêu cầu của ngân hàng mở L/C


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang?


    A. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang với bất cứ điều kiện nào.


    B. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang nếu không có sự thoả thuận của các bên có liên quan.


    C. Là loại L/C được sửa đổi, huỷ ngang nếu có một trong các bên có liên quan đồng ý.


    D. Là loại L/C có thể được sửa đổi, huỷ ngang nhưng phải được ngân hàng mở L/C đồng ý.


  • Câu 8:

    Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi?


    A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi người mua trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền với bất kỳ lý do gì.


    B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng ngân hàng mở L/C có quyền đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền trong những trường hợp đặc biệt.


    C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có một trong các bên liên quan có đề nghị hợp lý thì có đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền.


    D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có ít nhất hai bên liên quan đề nghị hợp lý thì có thể đòi lại tiền sau khi người mua trả  tiền.


  • Câu 9:

    Ở Việt Nam hiện nay loại rủi ro nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro?


    A. Rủi ro lãi suất


    B. Rủi ro thanh khoản


    C. Rủi ro hối đoái


    D. Rủi ro tín dụng.


  • Câu 10:

    Tại sao xây dựng chính sách tín dụng hợp lý là một trong những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng?


    A. Vì chính sách tín dụng nhằm mở rộng các đối tượng cho vay để tăng lợi nhuận cho NHTM


    B. Vì chính sách tín dụng hạn chế những chi phí không cần thiết trong huy động vốn.


    C. Vì chính sách tín dụng quy định việc cho vay vốn đối với khách hàng phải có tài sản đảm bảo vốn vay


    D. Vì chính sách tín dụng là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo vốn vay sử dụng có hiệu quả; có tác động đến khách hàng vay; xác định các tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay.


  • Câu 11:

    Phân tán rủi ro trong cấp tín dụng của NHTM được thực hiện như thế nào?


    A. NHTM không tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực nhưng tập trung cho vay những khách hàng lớn.


    B. NHTM có thể cho vay một số khách hàng có uy tín.


    C. NHTM không thực hiện cho vay hợp vốn


    D. Không nên cho vay một vài lĩnh vực, khu vực, một vài khách hàng, tăng cường cho vay hợp vốn; đa dạng hoá danh mục đầu tư.


  • Câu 12:

    Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?


    A. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp


    B. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh dự thầu


    C. Bảo lãnh gián tiếp và bảo lãnh trả chậm


    D. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác.


  • Câu 13:

    Theo tiêu chuẩn quốc tế Basle thì mức độ rủi ro của tài sản có được chia thành những loại nào?


    A. Loại 0% gồm tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, các khoản nợ chính phủ Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay dài hạn.


    B. Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ. Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH. Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân. Loại 100%, nợ theo tiêu chuẩn.


    C. Loại 0% gồm tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay ngắn hạn Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân; cho vay tiêu dùng. Loại 100% nợ không theo tiêu chuẩn.


    D. Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ, chứng khoán ngắn hạn Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay cầm đồ Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay bao thanh toán. Loại 100% nợ có vấn đề.


  • Câu 14:

    Khi đánh giá khả năng sinh lời có thể lượng hóa thành những chỉ tiêu nào?


    A. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản.


    B. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản.


    C. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản. Chi ngoài lãi/ Tổng tài sản. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản.


    D. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản. Chi ngoài lãi/ Tổng tài sản. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản. Dự phòng cụ thể (theo đối tượng, loại) và dự phòng chung/ Tổng tài sản.


  • Câu 15:

    Các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản là gì?


    A. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn.


    B. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế.


    C. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế. Chỉ số yêu cầu tiền mặt dự trữ, yêu cầu tài sản có tính thanh khoản cao. Dư nợ/ Tổng số tiền gửi. Nguồn vốn không ổn định/ Tổng tài sản.


    D. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế. Dư nợ/ Tổng số tiền gửi.


  • Câu 16:

    Phát biểu nào dưới đây giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán là chính xác?


    A. Tiền gửi có kỳ hạn được tính lãi bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được tính lãi vào cuối tháng


    B. Tiền gửi thanh toán chỉ là tên gọi khác đi của tiền gửi có kỳ hạn


    C. Tiền gửi có kỳ hạn có thể rút bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được rút vào cuối tháng


    D. Tiền gửi thanh toán được mở ra nhằm mục đích thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không nhằm mục đích hưởng lãi còn tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi trong một thời hạn nhất định.


  • Câu 17:

    Ngoài hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thương mại còn có thể huy động vốn bằng cách nào?


    A. Phát hành tín phiếu và trái phiếu kho bạc


    B. Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng


    C. Phát hành các giấy tờ có giá


    D. Phát hành chứng chỉ tiền gửi


  • Câu 18:

    Tại sao cần có những hình thức huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá bên cạnh hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi?


    A. Vì phát hành giấy tờ có giá dễ huy động vốn hơn là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi


    B. Vì phát hành giấy tờ có giá có chi phí huy động vốn thấp hơn là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi


    C. Vì phát hành giấy tờ có giá huy động được nguồn vốn lớn


    D. Vì nhu cầu gửi tiền của khách hàng đa dạng do đó cần có nhiều hình thức để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ và nhu cầu cần nguồn vốn của NH để đáp ứng cho khách hàng vay vốn.


  • Câu 19:

    Giao dịch nào trong số giao dịch liệt kê dưới đây không phải là quan hệ tín dụng?


    A. Anh A mua bảo hiểm của công ty Bảo Việt và Ngân hàng ACB bán cổ phiếu cho anh A


    B. Công ty A bán chịu sản phẩm cho công ty B và công ty A ứng trước tiền mua hàng cho công ty C


    C. Quan hệ giữa những người chơi hụi và quan hệ giữa chủ tiệm và khách hàng trong dịch vụ cầm đồ


    D. Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi


  • Câu 20:

    Hoạt động cấp tín dụng và cho vay giống nhau ở những điểm nào?


    A. Cả hai đều là quan hệ tín dụng


    B. Cả hai đều phải thu nợ cả gốc và lãi


    C. Cả hai chỉ do ngân hàng thương mại thực hiện


    D. Cả hai đều đòi hỏi tài sản thế chấp


  • Câu 21:

    Ý kiến nào dưới đây nói về hoạt động cấp tín dụng và cho vay là đúng?


    A. Cho vay chỉ là một trong những hình thức cấp tín dụng


    B. Cho vay phải có tài sản thế chấp và cấp tín dụng không cần có tài sản thế chấp


    C. Cho vay có thu nợ gốc và lãi và cấp tín dụng chỉ thu nợ gốc và không thu lãi


    D. Cho vay là hoạt động của ngân hàng thương mại và cấp tín dụng là hoạt động của các tổ chức tín dụng.


  • Câu 22:

    Quy trình tín dụng do ngân hàng xây dựng?


    A. Quy trình tín dụng là những quy định do ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước cùng xây dựng.


    B. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định cho các ngân hàng thương mại


    C. Quy trình tín dụng  là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do các ngân hàng thương mại thống nhất xây dựng


    D. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do từng ngân hàng thương mại xây dựng.


  • Câu 23:

    Tại sao bên cạnh việc xem xét hồ sơ tín dụng, nhân viên tín dụng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng để có thể quyết định cho khách hàng vay vốn hay không?


    A. Vì khách hàng không bao giờ nộp hồ sơ đầy đủ cả


    B. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng điều tra xem khách hàng có nợ quá hạn hay không để ghi thêm vào hồ sơ tín dụng


    C. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên có thể kiểm tra tính chân thực và thu thập thêm thông tin cần thiết khác.


    D. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng biết được khách hàng có tài sản thế chấp hay không.


  • Câu 24:

    Phát biểu nào sau đây là phát biểu chính xác nhất về bảo đảm tín dụng?


    A. Bảo đảm tín dụng là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rui ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.


    B. Bảo đảm tín dụng là việc một tổ chức tài chính nào đứng ra bảo lãnh tín dụng cho tổ chức khác.


    C. Bảo đảm tín dụng tức là đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay của một tổ chức tín dụng


    D. Bảo đảm tín dụng là khách hàng đem tài sản thế chấp để làm đảm bảo nợ vay


  • Câu 25:

    Bảo đảm tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng thu hồi nợ?


    A. Gia tăng khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng


    B. Bảo đảm khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng


    C. Củng cố khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng


    D. Cải thiện các giải pháp thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng


  • Câu 26:

    Để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, khi xem xét cho vay ngân hàng có thể sử dụng những hình thức đảm bảo tín dụng nào?


    A.  Bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba


    B. Bảo đảm bằng tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…và tài sản vô hình như thương hiệu, lợi thế doanh nghiệp, uy tín của giám đốc,…


    C. Bảo đảm tiền vay ở một ngân hàng khác


    D. Bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và đất có thể canh tác được


  • Câu 27:

    Phát biểu nào phản ánh chính xác nhất điểm khác nhau giữa tài sản thế chấp và tài sản cầm cố trong các hình thức bảo đảm tín dụng?


    A. Tài sản cầm cố có thể thanh lý được trong khi tài sản thế chấp chỉ có thể sử dụng chứ không thể thanh lý được


    B. Tài sản cầm cố có thể di chuyển được trong khi tài sản thế chấp không di chuyển được


    C. Tài sản cầm cố có thể chuyển nhượng quyền sơ hữu trong khi tài sản thế chấp không thể chuyển nhượng quyền sơ hữu được.


    D. Tài sản cầm cố không cần đăng ký chứng nhận quyền sở hữu trong khi tài sản thế chấp cần có đăng ký chứng nhận quyền sở hữu.


  • Câu 28:

    Việc xem xét cho vay nếu quá chú trọng và lệ thuộc vào tài sản thế chấp hoặc cầm cố có thể đưa đến ảnh hưởng tiêu cực gì trong hoạt động tín dụng của ngân hàng?


    A. Chẳng có ảnh hưởng tiêu cực gì cả vì đã có tài sản thế chấp và cầm cố làm đảm bảo nợ vay.


    B. Tâm lý ỷ lại trong khi xem xét cho vay và theo dõi thu hồi nợ


    C. Tốn kém chi phí bảo quản tài sản thế chấp hoặc cầm cố


    D. Tốn kém chi phí thanh lý tài sản thế chấp hoặc cầm cố.


  • Câu 29:

    Phát biểu nào trong những phát biểu dưới đây là một phát biểu không chính xác?


    A. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở Việt Nam


    B. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở nước ngoài


    C. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay chưa được áp dụng ở Việt Nam


    D. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở nước ngoài lẫn ở Việt Nam.


  • Câu 30:

    Tại sao khách hàng vay vốn phải đảm bảo những nguyên tắc cho vay của ngân hàng?


    A. Nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng


    B. Nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng


    C. Nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của ngân hàng


    D. Nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách tín dụng và thu hồi nợ của ngân hàng.


ZUNIA9
AANETWORK